Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hưng Yên năm 2023-2024 cùng với đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 Hưng Yên sẽ được Hoatieu cập nhật trong bài viết này giúp các em có tài liệu tham khảo đối chiếu với bài làm của mình sau khi kì thi kết thúc.

Ngày 3/6/2023 toàn bộ thí sinh lớp 9 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên sẽ chính thức bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 tỉnh Hưng Yên. Theo đó các thí sinh sẽ phải làm bài thi môn tổng hợp bao gồm tiếng Anh, Lịch Sử, Sinh học. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ nội dung chi tiết đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hưng Yên 2023 sẽ giúp các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình sau kỳ thi.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

Lưu ý: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023 sẽ được Hoatieu chia sẻ ngay sau khi kì thi chính thức kết thúc.

1. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

2. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2023

3. Đề thi vào 10 môn Văn Hưng Yên 2022

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm).

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cám dỗ. Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật. Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình. Chẳng có gì miễn phí. Chẳng có buổi tiệc nào là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy nhất và vượt trội trong nghề nghiệp đều phải trả giá...

Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây dựng. Như đền Taj Mahal, như Vạn Lý Trường Thành ngày qua ngày, viên gạch này nối tiếp viên gạch khác. Thành công đâu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

(Theo Đời ngắn ngủi, đừng ngủ dài - Robin Sharma, NXB Trẻ, tr. 180)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo ngữ pháp?

Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống.

Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập phụ chủ có trong câu văn:

Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nổi sợ nhưng lại thường xuyên né tránh các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến ý tưởng của mình.

Câu 4 (0,5 điểm). Phép liên kết nào được sử dụng trong các câu văn dưới đây? Nêu các từ ngữ thuộc phép liên kết ấy.

Thành công đầu tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ lực và phát triển liên tục không ngừng.

Câu 5 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:

Ta muốn vẻ bề ngoài khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn luyện tập để đạt được nó. Ta muốn thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/Chị có đồng tình với quan điểm sau đây của tác giả đoạn trích không? Vì sao?

Điều tốt đẹp trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến.

4. Đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 2022 môn Văn Hưng Yên

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.

2. Cấu tạo câu:

- Chủ ngữ: Cuộc đời vĩ đại.

- Vị ngữ: không từ trên trời rơi xuống.

=>Câu đơn.

3. Thành phần biệt lập phụ chú là: như dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách.

Phép liên kết: Phép thế.

Từ ngữ thực hiện: “Thành công” (1) được thế bằng “Chúng” (2)

II. LÀM VĂN:

Cách giải:

a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đúng một đoạn văn 8 đến 10 câu theo lối diễn dịch với câu chủ đề: “Nếu lười biếng thì con người không thể thành công”.

b. Yêu cầu về nội dung:

- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lười biếng thì không thể thành công.

- Giải thích: Lười biếng chỉ trạng thái chán nản không muốn vận động hay làm việc.

- Nếu lười biếng thì con người không thể thành công.

+ Lười biếng làm trì hoãn công việc gây ra hậu quả xấu trong công việc.

+ Lười biếng đồng nghĩa với việc để vụt mất những cơ hội, thời cơ trong cuộc đời.

+ Lười biếng khiến con người trở nên ỉ lại, không có cố gắng, không học hỏi được những tri thức, kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống.

+ Cần cố gắng, nỗ lực không ngừng mới có thể thành công. + Cần phân biệt giữa lười biếng và nghỉ ngơi hợp, thư giãn hợp lý.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

- Khái quát nội dung đoạn trích: Hình ảnh tiểu đội xe không kính và vẻ đẹp của những người lính lái

2. Thân bài

2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:

- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:

+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.

+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.

- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính

-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.

- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:

+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.

+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.

+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.

=>Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.

2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”

- Những chiếc xe không kính:

+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.

+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.

2.3. Nhận xét về thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ là những thanh niên yêu nước, sẵn sàng ra đi vì lý tưởng dân tộc.

- Thế hệ trẻ không ngại khó khăn, luôn sống và chiến đấu với một tinh thần lạc quan.

+ Họ là những người có không chỉ có tinh thần chiến đấu mà còn có cả tinh thần đồng đội, gắn bó.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.

5. Đề thi vào 10 môn Văn Hưng Yên 2021

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN VĂN HƯNG YÊN NĂM HỌC 2021-2022

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.

Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó thuộc kiểu câu gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Câu 6 (1,0 điểm): Qua đoạn trích trên, anh/chị cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn diễn dịch (từ 8 đến 10 câu, trong đó có một câu sử dụng thành phần biệt cảm thán, gạch chân thành phần cảm thán) với câu chủ đề:

Tình yêu quê hương, đất nước là điều không thể thiếu trong mỗi con người.

Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

6. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Văn tỉnh Hưng Yên

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2: Cách giải:

Hai từ láy có trong đoạn trích: lấp loáng, mới mẻ

Câu 3: Cách giải:

Những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn câu thơ đầu:

- Tính từ "xanh biếc", "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.

- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông.

- Nhân hóa "soi", "tóc" -> gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê.

- So sánh “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè” -> tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương - "tỏa": tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê.

Câu 4: Cách giải:

“Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ”

CN: Tôi

VN: giữ mãi mối tình mới mẻ

->Kiểu câu: câu trần thuật đơn

Câu 5: Cách giải:

“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”

- Biện pháp tu từ so sánh: Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng.

- Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa” – diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè - sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

Câu 6: Cách giải:

Rất khéo léo, tác giả đã nhắc nhở bao người về vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương mình, qua đó kín đáo gợi mở tình yêu nước sâu nặng, bền chặt. Tế Hanh luôn yêu và gắn bó với quê hương đất nước, tự hào về những nét đẹp bình dị và trong sáng của nó, nơi mà mỗi khi đi xa luôn canh cánh nhớ về, khắc khoải khôn nguôi.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

1. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu quê hương đất nước là điều không thể thiếu ở mỗi con người

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Tình yêu quê hương đất nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

b. Phân tích

- Ôi! Đất nước Việt Nam. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

- Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

- Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Chứng minh

- Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Liên hệ bản thân

- Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,...

e. Phản biện

- Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2:

*Yêu cầu hình thức:

Đoạn văn ngắn đáp ứng yêu cầu hình thức của một đoạn văn.

- Có đầy đủ các phần của đoạn NLXH.

*Yêu cầu nội dung:

- Viết đúng trọng tâm tình yêu quê hương

- Viết một câu có thành phần cảm thán trong đoạn văn.

*Dàn ý cụ thể:

a. Giới thiệu vấn đề:

Tình yêu quê hương đất nước là một điều thiêng liêng và không thể thiếu trong mỗi con người.

b. Giải thích

Tình yêu quê hương đất nước: sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.

c. Phân tích

- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. - Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. => Đây là phẩm chất không thể thiếu trong mỗi con người. Dù bạn là ai thì cũng mang trong mình một quế hương để nhớ về và yêu thương.

d. Chứng minh

- Lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình:

+ Trong chiến tranh: Bác Hồ, các anh hung Võ Nguyên Giáp, Phan Bội Châu,...

+ Thời đại ngày nay: những người làm việc tốt, anh Quang Linh, làm những việc tốt ở Châu Phi, khiến bạn bè Châu Phi và thể giới thiện cảm với con người Việt Nam.

Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.

e. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luốn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,...

f. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 8.568
0 Bình luận
Sắp xếp theo