Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

Đáp án môn Văn thi vào lớp 10 Thái Nguyên 2023 - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Thái Nguyên năm học 2023 - 2024 sẽ chính thức được tổ chức từ ngày 6/6 đến 8/6/2023. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi môn Văn vào lớp 10 năm 2023 của tỉnh Thái Nguyên cùng với gợi ý đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 2023 Thái Nguyên, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023 sẽ được Hoatieu cập nhật ngay sau khi kì thi kết thúc.

1. Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

Còn tiếp...

2. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2023

3. Lịch thi vào lớp 10 2023 Thái Nguyên

Lịch thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên dự kiến tổ chức trong ba ngày 6, 7 và 8-6.

Cụ thể, sáng 6-6 thi môn Ngữ văn, chiều cùng ngày thi môn Toán. Sáng 7-6 thi môn Tiếng Anh. Ngày 8-6 tổ chức thi các môn chuyên đối với thí sinh đăng ký dự thi vào Trường THPT Chuyên Thái Nguyên: Buổi sáng thi các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh; buổi chiều thi các môn Lịch sử, Địa lý, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Vật lý, Hoá học, Sinh học và Tin học.

4. Đề thi vào lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2022

5. Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thái Nguyên 2022

I. ĐỌC HIỂU:

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Phép liên kết: lặp - “tiền bạc”

3. Nội dung chính : Hạnh phúc đơn giản của cha mẹ là con cái được khỏe mạnh , bình an chứ không phải hư vinh, tiền bạc.

4. Qua chia sẻ của tác giả, em thấy điều mình cần làm những việc để thể hiện lòng hiếu thảo là: cố gắng chăm sóc tốt cho bản thân, chú ý tới sức khỏe của chính mình để bố mẹ có thể yên tâm khi nghĩ tới chúng ta. Cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng. Giúp đỡ cha mẹ những công việc trong khả năng của mình.

II. LÀM VĂN:

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở đọan Dẫn dắt vấn đề nghị luận: vai trò của gia đình với mỗi người

2. Thân bài

- Gia đình là nơi mỗi con người sinh ra và lớn lên, nơi có những người thân thương, luôn quan tâm, chăm sóc chúng ta. Ở đâu có cha mẹ, người thân yêu, đó chính là gia đình.

- Vai trò của gia đình là:

+ Là nơi mỗi con người sinh ra, lớn lên, được tu dưỡng về cả tâm hồn và thể chất

+ Là nơi ta được nhận tình yêu thương vô bờ bến của người thân, ông bà, cha mẹ

+ Con người lớn lên sẽ phải trải qua vô vàn khó khăn thử thách ngoài cuộc sống, gia đình luôn là hậu phương vững chắc để họ có động lực phấn đấu, vươn lên

+ Gia đình luôn là nơi dang rộng vòng tay đón con người trở về sau những thất bại, khó khăn

+ Gia đình tiếp cho con người nhiều niềm tin, sức mạnh tinh thần trong cuộc sống

- Vẫn có những người không quan tâm tới người thân, ông bà, cha mẹ, sống ích kỉ, không có tình cảm, không có ý thức xây dựng gia đình

- Mỗi người cần có ý thức, trách nhiệm xây dựng gia đình.

Câu 2: Cách giải:

1. Mở bài

-Giới thiệu tác gia Huy Cận, tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá

- Nêu cam nhân chung về nội dung chính của hai khổ được trích dẫn

2. Thân bài

a. Khổ 1 * 2 câu thơ đầu:

“Mặt trời xuống biển như hòn đưa

Sóng đã cài then đêm sập cửa”

-Nhà thơ đã khéo léo dùng những hình ảnh cụ thể sinh động “mặt trời” “biển” “sóng” kết hợp với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa để tạo nên một khung cảnh thời gian đang biến chuyển về đêm.

- Hình ảnh mặt trời rực rỡ như hòn lửa đang lặn dần trong mặt biển báo hiệu một ngày đã trôi qua và cũng như muốn nhường cho mặt biển ấy một hoạt động lúc vào đêm. Chỉ với biển, với sóng, tác giả tạo nên một sự nhân hóa vừa mang nét kì bí vừa như khép lại một thế giới này để rồi mở ra một thế giới khác cũng đẹp và huyền ảo của biển đêm.

- “cài then” “sập cửa”, những hành động nghỉ ngơi lại được thực hiện bởi “sóng” “đêm” bởi đó chính là điều kiện mà con người nơi đây đã sống: gần biển, trên biển.

* 2 câu thơ sau:

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

- Tác giả đã khéo lồng vào chữ “đã” (cài then) của câu thơ trên với chữ “lại” ra khơi ở câu dưới một sự so sánh về ý nghĩ thật kín đáo: vũ trụ đã nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng cũng vào thời điểm ấy “đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi”.

- Những người đánh cá trên đoàn thuyền ấy đã cho thời điểm thích hợp với công việc mặc cho nó ngược lại với quy luật vũ trụ, bởi họ là những người lao động, sống để lao động và mang theo quyết tâm chinh phục thiên nhiên cùng với công việc của mình: công việc đánh cá trên biển. Vì thế chuyến đi của họ tràn đầy lời ca tiếng hát, nhiệt huyết hăng say lao động.

- Vì khí thế của những người ra đi hăng say như thế nên tác giả đã dùng một hình ảnh thật đẹp và nên thơ, lời ca tiếng hát hào hùng đã cùng với gió khơi làm căng buồm kéo nhanh con thuyền đi ra khơi hoạt động. Khi ra đi, những người đánh cá đã mang quyết tâm đó, họ đã hát lên bài ca lao động hào hùng. Họ, những con người hiên ngang, ra đi giữa biển, phục vụ đời sống con người.

b. Khổ 2

* 2 câu thơ đầu:

“Câu hát căng buồm cung gio khơi

.....

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”

- Câu hát cùng gió khơi đưa thuyền đi nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng giờ đây không chỉ còn là sức mạnh của gió mà sức mạnh niềm vui con người như được nhân lên vì thuyền đầy cá.

- Nếu như ở khổ thơ đầu, sau khi màn đêm bao trùm trên biển thì con người mở cửa đêm ra khơi đánh cá thì giờ đây họ

- Những người dân chài đang “chạy đua cùng mặt trời”. Không còn là sự nối tiếp của nhịp sống thiên nhiên, con người mà quan hệ của thiên nhiên, con người là quan hệ song song, đua tranh.

- Chạy đua với mặt trời cũng là chạy đua với thời gian. Con người đang giữ lấy từng giây, từng phút, đang vượt lên trên cả thời gian để tạo của cải cho cuộc sống mới, để xây dựng và cống hiến. Những con người lao động đã về đến bến khi bình minh vừa ló dạng.

- 2 câu thơ sau:

“Mặt trời đội biên nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dăm phơi”

- Cảnh biển một ngày mới được mở rộng đến muôn dặm và ngập tràn ánh sáng. Hình ảnh nhân hoá “mặt trời đội biển” đi lên mở ra một ngày mới tốt đẹp hơn, ánh sáng của mặt trời không chỉ mang đến màu của cảnh vật mà còn mang “màu mới” cho cuộc sống mà những người lao động đang từng ngày, từng giờ cống hiến. Sức tưởng tượng cùng bút pháp lãng mạn khiến bờ bãi thuyền về trong dòng thơ cuối rực rỡ huy hoàng trong ánh sáng.

- Mắt của ngàn vạn con cá phơi trên bờ biển như cùng hướng về một phía phản chiếu tia sáng bình minh rực sáng muôn dặm dài xa như bờ biển đất nước.

3. Kết bài

- Nội dung:

+ Tái hiện thành công vẻ đẹp khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, lãng mạn của biển cả và những người lao động mới.

+ Khám phá, ngợi ca: Sự giàu có, hào phóng của thiên nhiên, đất nước và tầm vóc lớn lao của nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

- Nghệ thuật:

+ Ngòi bút tràn đầy cảm hứng vũ trụ, sự chan hòa giữa con người và thiên nhiên.

+ Hình ảnh phong phú.

+ Âm hưởng lạc quan phơi phới.

6. Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thái Nguyên

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: NGỮ VĂN

(Dành cho tất cả thí sinh). Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giả, hay biết m là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cổ gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

(Theo Hoàng Thảo - Lời giới thiệu, Sống xanh không khó - Nam Kha, NXB Dân trí, 2020)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm).

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới những đối tượng nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta là ngày hôm nay không? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán tướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá.

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020)

7. Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn tỉnh Thái Nguyên

I. ĐỌC HIỆU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2

Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.

Câu 3:

Nội dung chính của đoạn trích: Biến đổi khí hậu và hành động của con người.

Câu 4:

Học sinh có thể trình bày theo quan điểm cá nhân, lý giải.

Gợi ý: Đồng tình

Lý giải:

Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động đến môi trường mà thế hệ sau chính là đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ hệ quả đó. Vì vậy nếu hôm nay chúng ta cùng nhau thay đổi để có mội trường xanh thì tương lai thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống trong một cuộc sống trong lành, Trái đất trở thành một nơi tốt đẹp hơn và ngược lại.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

- Giới thiệu vấn đề

- Bạn quan tâm tới Trái Đất

- hành tinh nơi chúng ta đang sống, vậy bạn sẵn sàng làm gì để bảo vệ hành tinh này? Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất.

II. Thân đoạn:

- Biểu hiện: Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất

-> Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.

- Nếu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

+ Trái đất ngày càng nóng lên

+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn

+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên

+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ.

- Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn:

+ Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường

+Có lối sống bền vững

+ Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước

+ Ít sử dụng hóa chất + Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,...

+ Bảo vệ các loài động vật quý hiếm...

+ Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.

+ Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người...

+ Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy

+ Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường

- Bài học nhận thức và hành động

+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

+ Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.

III. Kết đoạn

- Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.

2. Thân bài:

Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ổm đau, bệnh tật.

b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

"Áo anh .....chân không giày"

NT: Sử dụng các câu thơ sóng đội, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

- Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá"

– Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

-> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

- Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Trên cánh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng -> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội

Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

"Đầu súng trăng treo"

"suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi sủng"

(suy nghĩ của tác giả - hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)

+ Súng và trắng, gần và xa , thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

– Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến; kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 11.528
0 Bình luận
Sắp xếp theo