Top 6 bài cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
Cảm nhận khổ đầu bài Nói với con
- 1. Dàn ý cảm nhận khổ 1 bài Nói với con của Y Phương
- 2. Mở bài Nói với con khổ 1
- 3. Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con - Mẫu 1
- 4. Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con - Mẫu 2
- 5. Cảm nhận khổ đầu bài Nói với con - Mẫu 3
- 6. Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con - Mẫu 4
- 7. Viết đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài Nói với con
Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con để thấy được tình cảm gia đình thiêng liêng, trân trọng nguồn gốc cội nguồn của mình. Sau đây là dàn ý cảm nhận khổ 1 bài Nói với con, bài văn mẫu cảm nhận khổ 1 bài Nói với con hay sâu sắc, mời các bạn cùng tham khảo.
- Top 2 mẫu phân tích Chinh phụ ngâm hay chọn lọc
- Top 4 mẫu cảm nhận 8 câu đầu Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con của Y Phương để thấy được tình cảm gia đình thiêng liêng, trân trọng nguồn gốc cội nguồn của mình. bằng những ngôn từ mộc mạc giản dị, nhà thơ Y phương đã gợi cho người đọc cảm nhận được những nét văn hóa đặc trưng của người miền cao cũng như tình yêu thương con bao la của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các bài văn mẫu cảm nhận khổ 1 bài Nói với con, cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con siêu hay.
1. Dàn ý cảm nhận khổ 1 bài Nói với con của Y Phương
1. Mở bài
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về nhà thơ Y Phương (khái quát đặc điểm về con người, cuộc đời, phong cách nghệ thuật, các sáng tác tiêu biểu,...)
- Giới thiệu những nét tiêu biểu về bài thơ “Nói với con” (hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng chủ đạo, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật,...)
- Giới thiệu khái quát về khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Nói với con”.
2. Thân bài
* Cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết đó chính là gia đình.
- Những hình ảnh thơ “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” đã gợi lên hình ảnh những bước đi chập chững đầu đời của mỗi con người.
- Những hình ảnh “tiếng nói’, “tiếng cười” đã gợi lên hình ảnh đứa trẻ với những tiếng bi bô tập nói.
- Những hình ảnh “tới cha”, “tới mẹ” sự cổ vũ của cha mẹ và cha mẹ chính là vòng tay êm ấm, là điểm tựa vững chắc cho mỗi người
→ Gia đình, cha mẹ chính là cội nguồn đầu tiên sinh ra và nuôi dưỡng mỗi đứa con khôn lớn thành người.
* Cội nguồn đó còn là quê hương:
- Quê hương đã được giới thiệu qua lối nói giàu hình ảnh của những người dân vùng cao - “người đồng mình”.
- Hô ngữ “con ơi” khiến cho những lời của người cha càng thêm thân thương, trìu mến.
- Hình ảnh giàu sức gợi:
+ “Đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động thô sơ được những con người nơi đây trang trí trở nên đẹp đẽ hơn vừa gợi đôi bàn tay khéo léo, cần cù, tài hoa, giàu sáng tạo của họ đã khiến những nan nứa, nan tre vốn đơn giản, thô sơ trở thành những “nan hoa”.
+ “Vách nhà ken câu hát” vừa tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng và gia đình của “người đồng mình” khiến cho những vách nhà ấy như được ken dày thêm lên trong những câu hát, từ đó nó gợi lên một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của những người dân miền cao.
+ Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo vừa gợi sự gắn bó với nhau của những “người đồng mình”
- Hình ảnh nhân hóa “rừng cho hoa” và “con đường cho những tấm lòng” cùng điệp ngữ “cho” đã cho thấy tấm lòng rộng mở, hào phóng, sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên.
- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mỗi người trưởng thành chính là những kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ, hạnh phúc và tuyệt vời nhất của cha mẹ.
+ “Nhớ về ngày cưới” là nhớ về kỉ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình, một tổ ấm. + “Ngày đầu tiên đẹp nhất” ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh phúc đón chờ con.
3. Kết bài
Khái quát những nét đặc sắc nhất về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của khổ đầu bài thơ “Nói với co” và nêu cảm nhận của bản thân.
2. Mở bài Nói với con khổ 1
Mẫu 1
Y Phương là một nhà thơ người dân tộc Tày. Đến với thơ của Y Phương, các tác phẩm đều mang những bản sắc rất riêng biệt tạo ra dấu ấn riêng trong lòng người đọc. Thơ Y Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi, là tình yêu quê hương, làng bản. Trong số các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Y Phương, bài thơ Nói với con đã khẳng định được cái chất riêng trong phong cách sáng tác của ông với lời thơ giản dị gần gũi, thấm đẫm tình yêu quê hương, dân tộc mình.
Mẫu 2
Viết về tình cảm gia đình, niềm tự hào đối với quê hương và sự ước vọng của mẹ cha dành cho con cái, muốn con khôn lớn trưởng thành là một trong những chủ đề được trở đi trở lại nhiều lần trong suốt chiều dài nền văn học. Ta có thể bắt gặp hình ảnh người mẹ Tà ôi địu con lên rẫy hát ru con thấm đượm nghĩa tình cách mạng trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm hay đó là hình ảnh người mẹ đưa nôi hát ru con với lời ru ngọt ngào, tha thiết trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên... Mỗi nhà thơ, bằng sự trải nghiệm và tình cảm chân thành xuất phát từ trái tim, hòa cùng những rung cảm mãnh liệt của nghệ thuật đã diễn tả thật hay, thật độc đáo, mới mẻ về những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp ấy. Y Phương – một nhà thơ dân tộc Tày, với một phong cách thơ hồn nhiên, trong sáng, chân thật, giàu hình ảnh cũng đã góp mình vào chủ đề đó qua bài thơ "Nói với con" (1980). Bài thơ là lời tâm tình sẻ chia của người cha dành cho con với niềm hi vọng người con sẽ tiếp nối, phát huy được những phẩm chất truyền thống cao đẹp, quí báu của "người đồng mình", làm cho quê hương, dân tộc mình ngày một vững mạnh hơn.
Mẫu 3
Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng lòng chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ "Nói với con" tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của ông. Bài thơ đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: Tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu.
3. Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con - Mẫu 1
Là một nhà thơ dân tộc Tày, những sáng tác của Y Phương luôn hấp dẫn và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi ngôn ngữ, hình ảnh thơ mang đậm dấu ấn, lối tư duy của con người vùng cao. Nhắc đến nhà thơ Y Phương, không thể nào không nhắc tới bài thơ “Nói với con” - một trong số những sáng tác tiêu biểu viết về tình cảm gia đình. Đặc biệt, khổ thơ thứ nhất của bài thơ đã thể hiện rõ nét và chân thực cội nguồn đã sinh thành và nuôi dưỡng những người con.
Trong những lời tâm tình của người cha đối với con ở khổ thơ thứ nhất, cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết đó chính là gia đình.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.
Mỗi đứa con đều sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong sự chờ đợi, trông mong và trong vòng tay yêu thương trìu mến của cha mẹ. Và vì thế, những hình ảnh thơ “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước” đã gợi lên hình ảnh những bước đi chập chững đầu đời của mỗi con người, đó là những bước đi đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người và luôn nhận được sự cổ vũ, nâng đỡ của cha mẹ. Không chỉ là những bước đi đầu tiên, mà qua những hình ảnh “tiếng nói’, “tiếng cười” đã gợi lên hình ảnh đứa trẻ với những tiếng bi bô tập nói. Đặc biệt,, những lần đầu tiên con tập đi tập nói luôn nhận được sự cổ vũ của cha mẹ và cha mẹ chính là vòng tay êm ấm, là điểm tựa vững chắc cho mỗi người, những hình ảnh “tới cha”, “tới mẹ” đã giúp chúng ta nhận thấy rõ điều đó. Như vậy, gia đình, cha mẹ chính là cội nguồn đầu tiên sinh ra và nuôi dưỡng mỗi đứa con khôn lớn thành người. Nhưng với tác giả, cội nguồn ấy không chỉ là gia đình mà còn là quê hương.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
Hình ảnh quê hương đã được giới thiệu qua lối nói giàu hình ảnh của những người dân vùng cao - “người đồng mình”. Cách diễn đạt ấy kết hợp với hô ngữ “con ơi” khiến cho những lời của người cha càng thêm thân thương, trìu mến. Thêm vào đó, tác giả đã sử dụng hàng loạt các hình ảnh giàu sức gợi để làm bật nổi vai trò của quê hương. “Đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động thô sơ được những con người nơi đây trang trí trở nên đẹp đẽ hơn vừa gợi đôi bàn tay khéo léo, cần cù, tài hoa, giàu sáng tạo của họ đã khiến những nan nứa, nan tre vốn đơn giản, thô sơ trở thành những “nan hoa”. Còn hình ảnh “vách nhà ken câu hát” vừa tả thực lối sinh hoạt văn hóa cộng đồng và gia đình của “người đồng mình” khiến cho những vách nhà như được ken dày trong những câu hát, từ đó nó gợi lên một thế giới tâm hồn tinh tế và tràn đầy lạc quan của những người dân miền cao. Cùng với đó, các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả được động tác khéo léo vừa gợi sự gắn bó với nhau của những “người đồng mình” trong cuộc sống lao động. Thêm vào đó, với hình ảnh nhân hóa “rừng cho hoa” và “con đường cho những tấm lòng” cùng điệp ngữ “cho” đã cho thấy tấm lòng rộng mở, hào phóng, sẵn sàng ban tặng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất của quê hương, thiên nhiên dành cho những người con trên mảnh đất thân thương ấy.
Cuối cùng, cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng mỗi người trưởng thành chính là những kỉ niệm êm đềm đẹp đẽ, hạnh phúc và tuyệt vời nhất của cha mẹ.
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
“Nhớ về ngày cưới” chính là nhớ về kỉ niệm cho sự khởi đầu của một gia đình, một tổ ấm. Có thể thấy, ngày cưới chính là minh chứng tuyệt vời nhất cho tình yêu của cha mẹ và con cũng chính là kết tinh của tình yêu ngọt ngào ấy. “Ngày đầu tiên đẹp nhất” ấy có thể là ngày cưới của cha mẹ nhưng nó cũng có thể là ngày con chào đời, ngày bố mẹ được hạnh phúc đón chờ con.
Tóm lại, đoạn thơ chính là lời nhắn nhủ, dặn dò đầy yêu thương, trìu mến của cha đối với con về cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con. Gia đình, quê hương và những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc của cha mẹ chính là nền tảng để con ngày càng khôn lớn và trưởng thành.
4. Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con - Mẫu 2
Trong sự nghiệp sáng tác của Y Phương, bài thơ "Nói với con" là một tác phẩm tuy được hình thành bằng ngôn ngữ mộc mạc, đơn sơ của con người dân miền núi nhưng thắm đượm bao ý nghĩa thật sâu xa về tình quê hương, dân tộc. Đoạn 1 bài thơ Nói với con thể hiện sâu sắc tấm lòng thiết tha ấy:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Bài "Nói với con", một tác phẩm văn học đã được Y Phương sáng tác sau khi được chuyển về công tác tại Sở văn Hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng. Mang âm hưởng của lời một người cha dặn dò đứa con trước lúc nó để rời xa quê hương để lập thân, lập chí, cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã khơi gợi để đứa con khắc ghi về cội nguồn sinh dưỡng của bản thân mình với những ngôn từ mộc mạc, bình dị, giọng điều thật thiết tha, đầy tình yêu thương.
Đoạn thơ được mở đầu bằng bốn dòng thơ năm chữ thật ngắn gọn:
"Chân phải bước tới cha
.........
Hai bước tới tiếng cười".
Thông qua những ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, cách nói tự nhiên của người dân núi, bốn dòng thơ đã góp phần khơi gợi khung cảnh cảnh trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, đầm ấm, một đứa trẻ thơ đang chập chững với những bước đi chưa vững chãi, bi bô những tiếng nói thơ ngây đầu đời giữa vòng tay yêu thương, nâng đón của người mẹ, người cha.
Cứ thế, khi bàn chân phải của đứa con chẳng may hụt hẫng, ngã nghiêng thì đã có người cha sẵn sàng nâng đỡ, còn khi trẻ vấp váp về bên trái thì vòng tay yêu thương của mẹ lại dang ra, ôm ấp, xuýt xoa. Mỗi bước đi vững chãi của con, từng tiếng nói được con phát ra rành rọt là những tiếng cười mừng vui của mẹ, của cha vang lên. Và, bằng từng ngôn từ bình dị ấy, khổ thơ như muốn khẳng định rằng: người con được lớn lên, được trưởng thành là nhờ vòng tay yêu thương của cha mẹ trong không khí của một gia đình hạnh phúc.
Không chỉ nhờ tình yêu của một gia đình hạnh phúc, mà còn theo lời tâm tình của người cha, nhân vật trữ tình trong bài thơ, đứa con còn nhờ cuộc sống lao động, nhờ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình nâng mới trưởng thành:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".
Trong các dòng thơ trên, cụm từ "người đồng mình" cũng là cách nói mộc mạc, bình dị của người dân miền núi. Tuy giản dị, nhưng lại thắm đượm vào các ngôn từ ấy bao tình thân thương, xứ sở của những con người miền núi, những người cùng sống trên một vùng đất, có cùng một cội nguồn dân tộc. Cuộc sống lao động ấy đã được nhà thơ gợi lên qua những hình ảnh đẹp, tả thực mà rất giàu ý nghĩa:
"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".
"Lờ" là một dụng cụ dùng đánh bắt cá được đan bằng những nan tre, mây, được vót tròn. Cái dụng cụ bình dị ấy vừa là phương tiện lao động phục vụ đời sống, vừa là một sáng tại đầy chất văn hóa. bởi vì, mỗi vành nan được vót, chuốt thật tỉ mỉ bằng đôi bàn tay cần cù, khéo léo của người lao động.
Cái vành nan ấy sẽ được đan cài thật khít, thật kín để đánh bắt được cá, đồng thời, nó cũng cần phải được đan cho đẹp, cho khéo, tạo thành những nan hoa quấn quýt vào nhau. Hình ảnh ấy cho thấy cuộc sống lao động, nhất là lao động ở miền núi không mấy dễ dàng, bao mồ hôi nhọc nhằn của con người đã đổ xuống.
Thế nhưng, qua lời thơ ngọt ngào tình quê hương của Y Phương, dường như cuộc sống mặn mồ hôi ấy cũng có cái thi vị, nên thơ, đầy tình người chia sẻ. Nó đã tự nhiên từ bao đời, nâng đỡ cho những đứa con trường thành trong lao động.
Nếu như cái "lờ", vật dụng đánh bắt cá mộc mạc, bình dị đã góp phần cho đứa con trưởng thành thì "vách nhà", "câu hát" cũng là hình ảnh, âm điệu thân thương, gắn bó, góp phần chở che con người, giúp quá trình sinh dưỡng, trưởng thành của con người thêm vững vàng, bền bỉ.
Như ta đã biết, "vách nhà" người miền núi ở Cao Bằng thường được làm bằng những tấm ván gỗ đứng sát vào nhau hoặc đan bằng nan tre nứa. Chúng được ken, cài sát kính vào nhau. Đó là những vật dụng đơn sơ, mộc mạc, rất gần gũi với tự nhiên. Vậy mà, khi được đưa vào thơ ca lại trở nên thi vị vô cùng, nhất là, đan xen vào vách nhà ấy là cung đàn, điệu hát tươi vui, giàu sắc thái nghệ thuật:
"Vách nhà ken câu hát"
Câu thơ với những ngôn từ bình dị ấy đã góp phần gợi lại không khí tươi vui, sinh động của hiện thực vốn thường xảy ra đối với người dân miền núi. Đó là hình ảnh người dân miền núi sau những giờ lao động nhọc nhằn, họ thường cùng nhau quây quần ca hát, thôi kèn, thổi sáo, gảy đàn. Tiếng hát, điệu đàn của họ tha thiết, quấn quýt như cài vào vách nhà, vấn vương, vấn tít hồn người. Xiết bao yêu thương, bao hạnh phúc mà quê hương ban tặng cho họ. Và, đứa con cũng được trưởng thành trong tình yêu thương đó.
Song song đó, rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình cũng góp phần hun đúc cho người con tinh thần, tình yêu thương để trưởng thành:
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng".
Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh "gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi", những bí mật của rừng thiêng.....
Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh "hoa" để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấy có sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất. Hoa trong "Nói với con" có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng - và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.
Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong tâm hồn mỗi người, bởi "con đường cho những tấm lòng". Điệp từ "cho" mang nặng nghĩa tình. Thiên nhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, dành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất. Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
Bằng cách nhân hoá "rừng" và "con đường" qua điệp từ "cho", người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của "người đồng mình". Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm. Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con về kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:
"Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời".
Mạch thơ có sự đan xen, mở rộng: từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương. Đoạn thơ vừa là một lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha trao gửi tới con.
Bằng những thơ đẹp, giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miền núi, người cha muốn nói với con rằng: vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình, nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản - đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.
Chi tiết "đục đá kê cao quê hương" quả là một hình ảnh đầy ấn tượng, chứa niềm tự hào cao độ của nhà thơ đối với dân tộc thân yêu. Thông qua đó, nhà thơ với vai trò người cha mong muốn đứa con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, phải luôn tự tin, vững bước trên đường đời. Lòng mong muốn ấy còn được thể hiện trong giọng thơ thiết tha, trìu mến bởi ngữ điệu cảm thán: "thương lắm con ơi"; "đâu con", ở những lời tâm tình dặn dò: "nghe con" nhưng lại chắc nịch niềm tin nói dối của người dân miền núi, vừa giàu hình ảnh vừa tự nhiên, xúc động lòng người.
Từ đó, ta cảm nhận điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền lại cho đứa con là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ với truyền thống quê hương cao đẹp và niềm tin con bước vào đời.
Bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu cảm xúc gợi cảm, lối nói niềm vui mộc mạc, ví von sinh động, giọng điệu thiết tha trìu mến, nhịp điệu lúc nhanh lúc đầy khát vọng làm người; bài thơ "Nói với con" của Y Phương nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã giúp ta hiểu sâu sắc các đặc điểm, tính cách thật cao đẹp của người dân trên miền núi, cũng là dân tộc.
Từ đó, bài thơ và đoạn thơ như gợi nhắc mỗi chúng ta phải luôn có tình cảm gắn bó với quê hương, với truyền thống bời đó là cội nguồn dân tộc. Cũng như ta phải có ý chí vươn lên trong cuộc sống tươi đẹp của quê hương, dù quê hương còn lắm gian khó, cam go.
Thật ra, núi rừng vẫn có thể có những ngày hoang sơ bởi đường đi còn nhiều gai góc, vắt rừng, hổ báo...Nhưng, thiên nhiên quê hương vẫn đẹp và hào phóng với muôn vàn hương sắc của hoa rừng hun đúc cho đứa con vẻ đẹp trong sáng, giản dị, mộc mạc, hậu trong tâm hồn, Cũng như, con đường rừng vô tận sẽ góp phần hun đúc cho con lối sống nghĩa tình vì trên con đường mà suốt đời con đi qua, con đã và sẽ được gặp, được nhận bao tâm lòng đôn hậu, thủy chung của "người đồng mình", của dân tộc mình.
Như vậy, thong qua những lời thơ thật tự nhiên tuy rất cụ thể nhưng lại có ý nghĩa biểu trưng và khái quát thật sâu sắc, cả bài thơ nói chung, đoạn thơ trên nói riêng đã thể hiện that sâu sắc tấm lòng yêu thương con bao la, rộng lớn của người cha. Tình yêu thương ấy không biểu hiện trong những lời âu yếm, ngợi khen mà bằng lời dặn dò, trìu mến, ấm áp, tràn ngập niềm tin đối với đứa con trong giờ phút tiễn đưa con lên đường lập chí, lập thân.
Bằng cách khơi gợi cội nguồn sinh dưỡng góp phần hun đúc cho sự trưởng thành của đứa con, người cha có khát vọng con mình sẽ luôn khắc ghi để gìn giữ và phát huy sao cho truyền thống cao đẹp của dân tộc mãi mãi bền vững, trường tồn. với ý nghĩa cao đẹp ấy, lời dạy của người cha như con ngầm gửi đến chúng ta mãi mãi có giá trị đối với tất cả dân tộc đang sống trên đất nước Việt nam thân yêu này. Vì vậy, chúng ta hãy ghi nhớ và phát huy để sống tình nghĩa, thủy chung, xứng đáng với công lao của tổ tiên, dân tộc.
5. Cảm nhận khổ đầu bài Nói với con - Mẫu 3
Trong thành tựu của văn học hiện đại Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám có những đóng góp không nhỏ của thơ ca các dân tộc anh em trong đó có Y Phương -nhà thơ dân tộc Tày. Thơ Y Phương có những đặc điểm rất dễ nhận ra. Đó là cách nói, nghĩ bằng hình ảnh mộc mạc, khái quát và giàu chất thơ về gia đình, quê hương đất nước.
Từ những đề tài rất quen thuộc về tình phụ tử, tác giả Y Phương đã cho ra đời bài thơ "Nói với con". Suốt chiều dọc của bài thơ, tác giả nhắn nhủ với đứa con về tình yêu quê hương, đất nước và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc .
Mở đầu bài thơ là mười một câu thơ đầy tình yêu thương, ấm áp của gia đình.
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."
Đứa con sinh ra và suốt một thời thơ ấu của nó được sống trong vòng tay đùm bọc của bố và mẹ. Bước đi chập chững đầu tiên của một con người thật trang trọng, bởi lần đầu đứa trẻ đi bằng chính đôi chân của mình, còn cảm động vì nó có thể yên tâm, tin cậy trong vòng tay của bố và mẹ. Đứa trẻ ấy sinh ra trong hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc dắt dìu.
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ"
Câu thơ tưởng như chỉ là kể, tả mà xiết bao trìu mến, thân thương. Tấm lòng của mẹ, của cha là để con hướng tới. Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên. Tiếng nói, tiếng cười là cái phía đông rạng rỡ. Hình ảnh cụ thể mà giàu chất thơ là ở cách đo đếm chiều dài
"Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"
Hai thao tác tư duy không cùng một hệ thống thật đáng yêu. Câu thơ có cái ríu rít, ngọt ngào, một thứ âm vang mà những người làm bố, làm mẹ ai không bồi hồi, xao xuyến. Tuy vậy, dù tấm lòng cha mẹ có bao dung rộng lớn đến đâu, đứa con rất cần nhưng vẫn chưa là đủ. Phải có cả quê hương nuôi lớn con từng ngày
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"
Những hoạt động thật bình dị, thường nhật của dân tộc Tày "đan lờ, ken" mà sao lại thiêng liêng vô cùng. "Người đồng mình yêu lắm con ơi". Từ "người đồng mình" nghe sao thật gần gũi, thương yêu. Những người dân làng mình yêu lắm con ơi. Ta dù có nghèo khó nhưng chỉ cần tình cảm vẫn có thể gắn kết yêu thương. Dù vậy người dân làng mình vẫn sống hòa quyện cùng với thiên nhiên, núi rừng bạt ngàn Tây Bắc. Vì vậy nên "rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng". Rừng nuôi sống con người ta, từng con đường cho ta tấm lòng bao dung, rộng mở .
6. Cảm nhận khổ thơ đầu bài Nói với con - Mẫu 4
Thơ của Y Phương rất dễ nhận ra, ông thường viết về tình cảm gia đình, quê hương, đất nước. Thơ của ông thể hiện tình cảm chân thành mạnh mẽ trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi. Từ những đề tài quen thuộc đó, Y Phương đã cho ra đời một bài thơ về tình phụ tử đó là "Nói Với Con". Một cách diễn đạt mộc mạc chân chất của người miền núi những lời tâm tình tha thiết, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của mình.
Mở đầu bài thơ là lời nhắn nhủ của người cha đối với con về gia đình, quê hương, đất nước, nghĩa tình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong lao động và trong thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình của quê hương. Gia đình quê hương là cái nôi êm của đời con.
Đoạn thơ mở ra hình ảnh gia đình êm ấm, hạnh phúc
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Bằng những hình ảnh cụ thể giản dị, Y Phương đã gợi tả hình ảnh gia đình ấm êm hạnh phúc. Đó là hình ảnh con đang chập chững bước đi. Tiếng nói tiếng cười của con đều do ba mẹ ban tặng. Con lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của gia đình, trong sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ. Những hoạt động bình dị của dân tộc Tày "Đan lờ", "Ken".
Ba chữ "Người đồng mình" Y Phương gọi tên người cùng làng thật thân mật đầy giản dị, bộc lộ tình cảm quê hương gắn bó. "Người đồng mình" tuy cuộc sống vất vả nhưng họ có ý chí mạnh mẽ, khoáng đạt, nghĩa tình gắn bó với quê hương, dẫu quê hương có nhiều khó khăn. "Người đồng mình" là người quê mình, là những biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương.
Bài thơ thể hiện tình cảm yêu quê hương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước. Bài thơ còn thể hiện lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ mai sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương.
Bài thơ "Nói với con" của Y Phương bằng những cách nói cách nghĩ, những hình ảnh mộc mạc, cụ thể của người dân tộc Tày, tác giả cho người đọc hiểu được sự nuôi dưỡng, che chở của cha mẹ đối với con và mong con sống xứng đáng với quê hương.
7. Viết đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài Nói với con
Bài thơ ''Nói với con''của Y Phương bằng những cách nói, cách nghĩ, những hình ảnh mộc mạc, cụ thể của người dân tộc Tày, tác giả cho người đọc hiểu được sự nuôi dưỡng, che chở của cha mẹ đối với con và mong con sống xứng đáng với quê hương. Đứa con sinh ra suốt một thời ấu thơ của nó. Bước đi chập chững đầu tiên của một con người thật trang trọng và cảm động. Vì nó có thể yên tâm, tin cậy trong vòng tay của cha, của mẹ.. Con lớn lên từng ngày trong tình thương yêu của cha và mẹ. Bằng những hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Đứa trẻ sinh ra trong gia đình hạnh phúc và lớn lên bằng sự đùm bọc, dìu dắt: ''Chân trái bước tới cha, Chân phải bước tới mẹ''. Tấm lòng của mẹ, của cha là cái đích để con hướng tới. Sự lớn lên của đứa trẻ rất đỗi hồn nhiên. Hình ảnh cụ thể mà giàu chất thơ: ''Một bước chạm tiếng nói-Hai bước tới tiếng cười''. Hai thao tác tư duy không cùng hệ thống, vừa ngộ nghĩnh vừa sáng tạo biết bao! Không biết đó là sáng tạo của nhà thơ hay của dân tộc Tày ở Cao Bằng, một cách nói mộc mạc vốn dĩ đã có hồn thơ. Câu thơ có được cái ấm áp, rối rít, ngọt ngào, một thứ âm vang của những người làm mẹ, làm cha ai mà không bồi hồi, xao xuyến. Tuy vậy, dù tấm lòng của cha mẹ có độ bao dung sâu lớn đến đâu, đứa con rất cần nhưng chưa đủ. Ở đây có bầu sữa tinh thần thứ hai là quê hương. Như vậy, khổ thơ đầu của bài thơ là bức tranh gia đình đầm ấm, hạnh phúc trong sự chăm chút đứa con, đồng thời người cha nói với con lời đầu tiên, nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt, về cội nguồn của mỗi người.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 10 bài cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà siêu hay
(13 mẫu) Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu siêu hay
Top 5 mẫu cảm nhận khổ 2, 3 bài Viếng lăng Bác
Top 7 mẫu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương siêu hay
Top 7 mẫu cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy
Top 5 bài cảm nghĩ về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ siêu hay chọn lọc 2024
4 mẫu cảm nhận khổ thơ đầu bài Sang thu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Bài viết hay Thơ
Top 7 bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ sâu sắc nhất
Top 8 bài thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
Cảm nhận của em về khổ 3 4 của bài thơ Viếng lăng Bác
Top 10 mẫu phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng muốn nhắn nhủ điều gì?
Top 10 bài vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng