PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng

Tải về

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng sách Chân trời sáng tạo được thiết kế hiện đại, dễ hiểu sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt nhất giáo án dạy học cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết bài dạy Ngữ văn 12 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng, các thầy cô dễ dàng thao tác và chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung dạy học.

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng

Bài giảng Powerpoint Văn 12 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng

Giáo án Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng và vận dụng được vào quá trình giao tiếp.

2. Về năng lực

2.1. Về năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: chủ động đọc và hoàn thiện các phiếu học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trước nhiều người.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết phân tích và đánh giá được đặc điểm của ngôn ngữ trang trong một số văn bản.

2.2. Về năng lực đặc thù

- Học sinh phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng.

- Học sinh vận dụng hoàn thành bài tập về các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng.

- Học sinh vận dụng được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng vào quá trình giao tiếp.

- Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo, sáng tạo

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Trân trọng và yêu sự trong sáng của tiếng Việt.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc trong quá trình học tập.

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học, chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc.

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc; tôn trọng lẽ phải, lên án sự gian lận.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, tivi,..

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức

Lớp

Tiết

Ngày dạy

Sĩ số

Vắng

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới:

Hoạt động của Gv và Hs

Dự kiến sản phẩm

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “Đi tìm mật thư”; GV có 2 mật thư (1) Bạn bè, (2) Bố mẹ; Trong mật thư sẽ gồm các từ ngữ cùng nghĩa với từ đã cho;

- HS chia làm 2 nhóm, chọn mật thư, tìm các từ ngữ cùng nghĩa với từ đã cho trong mật thư thể hiện sự trang trọng; HS dùng bút lông hoặc ghi lên bảng các đáp án đúng; Nhóm nào trả lời nhanh và có nhiều từ nhất sẽ dành chiến thắng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức trò chơi “Đi tìm mật thư”, HS chia làm 2 nhóm, tìm các từ ngữ cùng nghĩa với từ đã cho trong mật thư thể hiện sự trang trọng:

(1) Bạn bè: Bằng hữu, tớ, thân hữu, đồng môn, cậu, đồng chí, mình, đồng đội, đồng minh, tri kỉ,...

(2) Bố mẹ: Ba mẹ, phụ mẫu, thầy u, phụ huynh, tía má, phụ thân mẫu thân, ba má, thân phụ thân mẫu, đại phụ, đại mẫu,...

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo thảo luận: HS cử đại diện lên bảng viết câu trả lời.

Bước 4. Kết luận, nhận định: Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày ở một số ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp nhất định, chúng ta sẽ cần sử dụng ngôn ngữ trang trọng thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với người khác, khẳng định sự lịch lãm và đẳng cấp, tạo ra môi trường giao tiếp chuyên nghiệp và để lại ấn tượng tích cực với người khác. Vậy ngôn ngữ trang trọng có đặc điểm gì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.

- Có thái độ tích cực, hứng thú.

Đáp án: Các từ ngữ xưng hô thể hiện sự trang trọng

(1) Bạn bè: Bằng hữu, thân hữu, đồng môn, đồng chí, đồng đội, đồng minh, tri kỉ,...

(2) Bố mẹ: Phụ mẫu, phụ huynh, phụ thân mẫu thân, thân phụ thân mẫu, đại phụ, đại mẫu,...

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Học sinh phân tích được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng.

b. Nội dung: Học sinh hoàn thiện bài tập thực hành tiếng Việt.

c. Sản phẩm: Phần đọc và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động hình thành kiến thức/ Ôn lại kiến thức

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc khung YCCĐ, quan sát (đọc lướt) phần Tri thức Ngữ văn trang 10 SGK Ngữ văn 12, tập 1 và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu sau:

NGÔN NGỮ TRANG TRỌNG

Khái niệm

- Ngôn ngữ trang trọng là loại ngôn ngữ thể hiện ………………, mang tính chất …….., chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp ……...

- Xuất hiện ở cả dạng ….và dạng …..

Đặc điểm

- Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái ………, ………, ……….; không dùng ………., ………;

- Thường sử dụng câu ………………., ……….

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: GV mời 1 - 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, lưu ý HS các từ khóa quan trọng để nắm được khái niệm và đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng.

I. LÝ THUYẾT

1. Khái niệm

- Ngôn ngữ trang trọng là loại ngôn ngữ thể hiện thái độ nghiêm túc, mang tính chất lễ nghi, chủ yếu được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức.

- Loại ngôn ngữ này xuất hiện ở cả dạng viết và dạng nói.

2. Đặc điểm

- Thường sử dụng từ ngữ có sắc thái nghiêm trang, tôn kính, tao nhã; không dùng tiếng lóng, khẩu ngữ;

- Thường sử dụng câu có cấu trúc đầy đủ, rõ ràng.

Lưu ý: Những tác phẩm văn học sáng tác theo phong cách cổ điển thường sử dụng ngôn ngữ trang trọng (ngôn ngữ tao nhã, mang tính ước lệ, tượng trung).

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 7
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm