PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 8: Ôn tập trang 84

Tải về

Xin mời quý thầy cô tham khảo và tải file giáo án PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 8: Ôn tập trang 84 sách Chân trời sáng tạo về để sử dụng. Mẫu giáo án được HoaTieu.vn sưu tầm và giới thiệu dưới đây là mẫu giáo án được soạn theo chương tình giáo dục mới rất khoa học, phù hợp giảng dạy trên lớp. Hy vọng kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Bài 8: Ôn tập trang 84 sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong quá trình soạn bài và có những tiết giảng dạy chất lượng.

Bài giảng PowerPoint Văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Ôn tập trang 84

Giáo án Bài 8: Ôn tập trang 84 Văn 12 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP TRANG 84

(Thực hiện: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

– Kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh: vài nét về tiểu sử, quan điểm sáng tác văn học, di sản văn học, phong cách nghệ thuật.

– Cách vận dụng kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh vào đọc các tác phẩm của Người.

– Kiến thức về thao tác nghị luận, ngôn ngữ biểu cảm trong văn nghị luận.

– Cách vận dụng kiến thức về thao tác nghị luận, ngôn ngữ biểu cảm để đọc VB

2. Về năng lực:

– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Hồ Chí Minh để đọc hiểu một số tác phẩm của Người.

– Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong một VB nghị luận; chỉ ra mối liên hệ của chúng.

– Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận trong VB để đạt được mục đích.

– Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong VB nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này; nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong VB nghị luận.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua việc thảo luận nhóm.

– Năng lực tự chủ và tự học thể hiện qua việc thực hiện các nhiệm vụ HT được giao, phân

3. Về phẩm chất:

Biết trân trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; phát huy trách nhiệm của công dân trẻ với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

– SGK, SGV.

– Giấy A0 để HS trình bày kết quả thảo luận nhóm và mẫu PHT.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. KHỞI ĐỘNG:

a. Mục tiêu: Nhận ra chủ điểm bài học và bước đầu nêu suy nghĩ về chủ điểm bài học.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các văn bản đã học ở Bài 8.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem một đoạn video về những tác phẩm kiệt tác của Hồ Chí Minh và kể tên các tác phẩm có trong video: https://www.youtube.com/watch?v=oe53uzd4HSE

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận và hoạt động

GV mời 1 - 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV tổng kết các ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học

2. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

a. Mục tiêu: Ghi nhớ và vận dụng những kiến thức đã học trong Bài 8.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Ôn tập của Bài 8.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về Bài 8.

d.Tổ thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS xem lại phần chuẩn bị các câu hỏi ôn tập đã thực hiện ở nhà, sau đó trình bày kết quả theo hình thức nhóm đôi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Cá nhân HS xem lại, chỉnh sửa, hoàn thiện phần chuẩn bị ở nhà, sau đó chia sẻ với bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của HS. Sau đó, GV kết luận những kiến thức trọng tâm về kĩ năng đọc, viết, nói và nghe đã được học.

Câu 1: Cần lưu ý đến quan niệm sáng tác, các đặc điểm phong cách (đặc điểm chung, đặc điểm ứng với từng thể loại) và tìm các đặc điểm sáng tác này trong tác phẩm để phân tích, đánh giá, lí giải ý nghĩa.


Câu 2: HS tự trả lời dựa trên cảm nhận của bản thân về tình yêu nước, ý chí và khát vọng của dân tộc ta. Lưu ý về cách đọc hiểu một VB nghị luận:

– Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng, phân tích mối liên hệ và sự đặc sắc của các yếu tố này.

– Phân tích sự kết hợp các thao tác nghị luận trong việc thực hiện mục đích VB.

– Phân tích việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, cách lập luận trong việc biểu đạt.

Câu 3: HS tự làm dựa trên kết quả đọc hiểu các VB trong chủ điểm.

Câu 4: Khi viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào/ hoạt động xã hội, cần lưu ý:

– Tính trang trọng của kiểu bài để chọn tâm thế viết, ngôn ngữ viết phù hợp.

– Đảm bảo yêu cầu của kiểu bài về nội dung, hình thức, bố cục.

– Kết hợp hiệu quả yếu tố thuyết minh, biểu cảm.

Khi thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức với đất nước, cần lưu ý xác định các thành tố giao tiếp liên quan đến bài nói, kĩ thuật thuyết trình hấp dẫn, hiệu quả, đảm bảo đúng yêu cầu của đề tài,…

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 8: Ôn tập trang 84
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm