PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 3: Vịnh Tản Viên sơn

Tải về

Xin mời quý thầy cô tham khảo và tải file giáo án PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 3: Vịnh Tản Viên sơn sách Chân trời sáng tạo về để sử dụng. Mẫu giáo án được HoaTieu.vn sưu tầm và giới thiệu dưới đây là mẫu giáo án được soạn theo chương tình giáo dục mới rất khoa học, phù hợp giảng dạy trên lớp. Hy vọng kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Bài 3: Vịnh Tản Viên sơn sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong quá trình soạn bài và có những tiết giảng dạy chất lượng.

Bài giảng Powerpoint Văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 3: Vịnh Tản Viên sơn

Giáo án Bài 3: Vịnh Tản Viên sơn Văn 12 Chân trời sáng tạo

ĐỌC KẾT NÓI CHỦ ĐIỂM

VỊNH TẢN VIÊN SƠN
                   - Cao Bá Quát-

(Thời gian thực hiện: 1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết được các chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) tiêu biểu giúp tác giả truyền tải chủ đề sông núi linh thiêng.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thần là chủ nhân đỉnh núi.

2. Về năng lực:

Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc, phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh.

3. Về phẩm chất:

Biết yêu quý và có ý thức gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên.

2. Học liệu: bảng, bảng phụ, dụng cụ khác nếu cần.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức

Lớp

Tiết

Ngày dạy

Sĩ số

Vắng

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thứ nền, thu hút HS vào bài học và hiểu hơn về tác giả cũng như tác phẩm “Vịnh Tản Viên sơn- Cao Bá Quát”.

Nguồn:https://kinhtedothi.vn/tan-vien-son-nen-la-mot-bieu-tuong-van-hoa-cua-viet-nam.html

b. Nội dung: GV cho HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời thông qua câu hỏi gợi mở của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đặt câu hỏi cho HS, HS suy nghĩ cá nhân và trả lời theo gợi ý của GV. GV cho HS tìm hiểu tham khảo trước ở nhà.

? Quan sát ảnh, em hãy cho biết tên của danh lam thắng cảnh? Chia sẻ sự hiểu biết của em về thắng cảnh đó?

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát, thảo luận để trả lời câu hỏi.

B3. Báo cáo thảo luận:

- GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

B4. Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

- Tên ảnh: Đỉnh non Ba Vì - nơi thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn.

- Thế kỷ XV, trên đỉnh cao của sự phát triển quốc gia Đại Việt, với tinh thần dân tộc mạnh mẽ nhất, Nguyễn Trãi, nhà văn hóa thế giới, bằng nhãn quan lịch sử sâu sắc của mình, trong tác phẩm địa lý - lịch sử Dư địa chí, đã khẳng quyết: “Tản Viên là tên núi, núi có ba ngọn cao chót vót, hình như cái tán vì thế mới gọi là Tản Viên. Núi ấy là núi tổ của nước ta đó”. Lời khẳng quyết này là một trong rất nhiều định đề, như những chân lí, về văn hóa mà Nguyễn Trãi anh minh đã để lại cho chúng ta. Tính biểu tượng của Ba Vì được khẳng định ở tầm độ trí tuệ cao nhất, ở tình cảm ái quốc sâu đậm nhất.

- Nhân dân ta đã xây dựng được trong tiến trình lịch sử một biểu tượng trọng đại: Núi Ba Vì. Cũng như Olympia của Hy Lạp, Thái Sơn, Ngũ Nhạc của Trung Hoa, Đại Phú Sĩ Sơn của Nhật Bản…, mỗi nền văn minh có những biểu tượng núi thiêng như là thương hiệu lịch sử, thương hiệu văn hóa của chính mình.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 3: Vịnh Tản Viên sơn
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm