PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Giáo án 12 Ngữ văn 12 Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến quý thầy cô trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn 12 theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhất. Bài giảng Ngữ Văn 12 được soạn thảo với đầy đủ file PPT và Word theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục sẽ là những tài liệu tham khảo giúp thầy cô hoàn thiện giáo án môn Ngữ Văn 12 cho năm học mới.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Bài giảng Văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Giáo án Văn 12 Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
BÀI 5: TIẾNG CƯỜI TRÊN SÂN KHẤU
(Kịch – Hài kịch)
NÓI VÀ NGHE
TRANH LUẬN MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Biết tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau; tôn trọng người đối thoại; thể hiện được thái độ cầu thị khi thảo luận và biết điều chỉnh ý kiến khi cần thiết để tìm giải pháp trong tranh luận, thảo luận.
2. Năng lực
2.1. Năng lực đặc thù
– Biết tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược.
– Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.
2.2. Năng lực chung
– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
– Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ HT.
3. Phẩm chất
Biết nhìn nhận vấn đề xã hội đúng đắn trung thực khách quan được đề cập đến trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Kích hoạt được kiến thức nền liên quan đến kĩ năng tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược.
– Xác định được (những) tình huống thực tế mà hoạt động tranh luận một vấn đề xã hội với những ý kiến trái ngược có thể xảy ra.
– Xác định được nhiệm vụ nói và nghe cần thực hiện trong bài học.
b. Nội dung hoạt động: HS chia sẻ cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d.Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Nhóm HS thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
– Theo em, thế nào tranh luận một vấn đề xã hội? Những điều nên và không nên khi tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược.
– Các cuộc tranh luận một vấn đề xã hội thường xảy ra trong những tình huống nào?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện 1– 2 nhóm HS trả lời câu hỏi ở các nhiệm vụ. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét, tổng hợp các hiểu biết nền của HS liên quan đến việc thảo luận ý kiến và ghi tóm tắt dưới dạng từ/cụm từ lên bảng phụ.
– GV ghi nhận các câu trả lời của HS, hướng dẫn HS tổng hợp một số tình huống nảy sinh việc tranh luận một vấn đề xã hội: khi có những ý kiến trái chiều về một vấn đề nào đó, ví dụ: về một tác phẩm nghệ thuật, về một hiện tượng trong đời sống, trên mạng xã hội,...
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
a. Mục tiêu: Xác định được đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
b. Nội dung: HS dựa vào gợi ý SGK để trả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Thao tác 1: Chuẩn bị nói Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Bước 1 Chuẩn bị nói gồm những thao tác nào? - GV hướng dẫn HS hoàn thành Phiếu học tập 01 để chuẩn bị cho bài nói. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS hoàn thiện Phiếu chuẩn bị bài nói (Phiếu học tập 01) + GV quan sát, động viên. Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức | Đề tài: Câu lạc bộ Văn học trường bạn tổ chức buổi hùng biện Tuổi trẻ và những góc nhìn xã hội. Hãy chuẩn bị bài tranh luận về một vấn đề xã hội đáng quan tâm và có những ý kiến trái ngược nhau để tham gia buổi hùng biện. 1. Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc tranh luận - Chọn đề tài -Xác định mục đích nói, thời gian, không gian nói và đối tượng người nghe - Tìm ý và lập dàn ý. - Luyện tập. -Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ cho bài thuyết trình (máy chiếu, tranh ảnh,…) |
Thao tác 2: Tiến hành tranh luận Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lần lượt trong thời gian 01 phút nêu ít nhất một cách thức để làm cho bài nói trở nên hấp dẫn, thú vị; nhóm nào đến giây cuối cùng vẫn nêu được ý tưởng không trùng lặp với ý trước đó thì là nhóm thắng cuộc.
- GV yêu cầu HS rút ra: + Theo em, để bài nói thuyết phục người nghe, em cần lưu ý gì khi trình bày bài nói? + Khi trao đổi với người nghe, em cần lưu ý điều gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. | 2. Bước 2: Tiến hành tranh luận *Lưu ý khi trình bày bài tranh luận: Bạn trình bày bài tranh luận của mình, đảm bảo thời gian cho phép với thái độ, ngôn ngữ hợp lí. Lưu ý: • Nêu khái quát nội dung bài nói và các luận điểm chính sẽ trình bày. • Có thể đặt mình vào vị trí, lập trường của các ý kiến trái chiều để đánh giá, phân tích, so sánh,.. • Tương tác tích cực với người nghe. Khi thực hiện tranh luận, bạn lưu ý: • Chuẩn bị tâm thế lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, hiểu rằng tranh luận nhằm mục đích phân tích để làm rõ vấn đề, chứ không phải công kích cá nhân. - Trong vai trò người nghe, bạn nêu ý kiến phản biện hoặc đặt câu hỏi về những nội dung chưa chính xác trong bài nói (về luận điểm, lí lẽ, bằng chứng). -Trong vai trò người nói, bạn phản hồi thoả đáng những ý kiến, câu hỏi của người nghe và tiếp thu những góp ý hợp lí, có tính xây dựng. |
Thao tác 3: Trao đổi, đánh giá Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Theo em, nhiệm vụ của người nói trong bước trao đổi, đánh giá là gì? - Xem lại bảng kiểm ở bài 4 để tìm hiểu các tiêu chí đánh giá kĩ năng tranh luận. Bảng kiểm này nên được sử dụng như thế nào cho hiệu quả? - GV yêu cầu HS đặt câu hỏi về những nội dung các em chưa rõ trong quy trình nói. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, kết luận về những lưu ý cần thực hiện khi tranh luận. - Giải đáp câu hỏi của HS (nếu có). | 3. Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm Bạn đánh giá kỉ năng tranh luận của bản thân và người khác dựa vào bảng kiểm ở bài 4 |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Jenifer Hoang
- Ngày:
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
1,3 MB 07/01/2025 8:43:00 SATải giáo án Ngữ văn 12 Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
07/01/2025 8:57:47 SA
Tham khảo thêm
- Bài 1: Những sắc điệu thi ca (Thơ cổ điển và lãng mạn)
- Bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (Truyện lãng mạn và hiện thực)
- Bài 3: Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế)
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Vịnh Tản Viên sơn
- Tri thức ngữ văn trang 67
- Thực hành tiếng Việt: Lỗi câu sai logic và cách sửa
- Trên đỉnh non Tản
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Ôn tập trang 98
- Bài 4: Sự thật và trang viết (Phóng sự, nhật kí)
- Bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (Kịch - hài kịch)
- Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra
- Tiền bạc và tình ái
- Đối tượng và những khó khăn của hài kịch
- Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Đặc điểm và tác dụng
- Thật và giả
- Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc
- Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
- Ôn tập trang 159
- Bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (Thơ)
- Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại)
- Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 12
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 7: Trình bày báo cáo kết quả bài tập dự án về một vấn đề xã hội
PowerPoint Tin học 12 Bài 1: Làm quen với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 6: Thực hành tiếng Việt: Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
PowerPoint Tin học 12 Bài 5: Chèn hình ảnh, âm thanh, video và sử dụng khung
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 2: Hai đứa trẻ
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 7: Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội