Phiếu đặc điểm Học thông qua Chơi

Tải về

Đáp án Module Học thông qua Chơi: Phiếu đặc điểm Học thông qua Chơi mang tới gợi ý trả lời câu hỏi: Phiếu đặc điểm Học thông qua Chơi theo những quan sát và ghi chép mà thầy cô có được. Đây là bài tập mà giáo viên phải hoàn thành trong tập huấn module 3: Bảng kiểm Học thông qua Chơi. Mời thầy cô tham khảo gợi ý dưới đây để có thêm ý tưởng, nhanh chóng hoàn thiện bài kiểm tra module Học thông qua Chơi ở Tiểu học nhé!

1. Phiếu đặc điểm Học thông qua Chơi

1.1. Phiếu 5 đặc điểm Học thông qua Chơi

5 đặc điểm của Học thông qua chơi: vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và có tương tác xã hội.

Các tiêu chí tạo nên sự khác biệt của phương pháp giáo dục này bao gồm:

  • Hoạt động có mục đích giáo dục cho trẻ em
  • Lồng ghép kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép
  • Trò chơi mang tính định hướng, giáo dục, ý nghĩa

Phiếu đặc điểm Học thông qua Chơi

1.2. Phiếu đặc điểm HTQC theo những quan sát và ghi chép mà thầy cô có được

Gợi ý trả lời:

Trong các mảnh ghép hãy đánh dấu hoặc khoanh tròn các yếu tố mà thầy/cô nhìn thấy trong kế hoạch hoạt động đang xem.

Các yếu tố được nhóm theo 5 đặc điểm của hoạt động chơi (có ý nghĩa, tương tác xã hội, tham gia tích cực, có nhiều cơ hội thử nghiệm và hứng thú) sự tự chủ của HS, mục tiêu học tập và nguyên vật liệu được sử dụng.

Thầy/cô có thể ghi chú thêm các yếu tố liên quan đến chơi mà không được đề cập đến trong các mảnh ghép nhưng vẫn được thể hiện trong kế hoạch/hoạt động.

Thầy cô tham khảo:

1. Nguyên tắc 1: Tạo ra sự vui vẻ

Giáo viên tạo ra sự vui vẻ, không khí náo nhiệt và hào hứng cho quá trình học tập của học sinh thông qua các hoạt động vui chơi tập thể. Giáo viên cũng có thể lồng ghép thêm thử thách, những tình huống khó để các em học sinh có cơ hội thể hiện tài năng và quan điểm của bản thân. Dựa vào đó, các em được khuyến khích và thúc đẩy sự tự tin, dám phát biểu trước đám đông và sẵn sàng, chủ động tiếp thu kiến thức mới.

2. Nguyên tắc 2: Các hoạt động mang tính tương tác xã hội

Những hoạt động làm việc nhóm, trò chơi gắn kết các cá nhân,… tạo cơ hội cho các em học sinh được làm quen, tương tác xã hội với nhau. Nhằm gia tăng tính hấp dẫn, thầy cô nên đặt ra những quy tắc nhỏ với trẻ như sau khi hoạt động được tổ chức, mỗi em học sinh hãy đặt ra những câu hỏi có liên quan đến chủ đề,… Duy trì những việc làm như vậy sẽ giúp các em tập trung và tiếp thu tốt hơn. Việc thường xuyên đặt những câu hỏi sẽ giúp khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề của trẻ cải thiện không ngừng, đồng thời giúp trẻ học được kỹ năng đặt câu hỏi.

3. Nguyên tắc 3: Học sinh tham gia nhiệt huyết và tích cực

Để nhận thấy được sự hiệu quả của phương pháp “học thông qua chơi”, học sinh cần phải tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Một số trò chơi mà thầy cô nên áp dụng vào quá trình giảng dạy như giải mã câu đố, truy tìm kho báu thông qua bài toán,…

4. Nguyên tắc 4: Các hoạt động giáo dục ý nghĩa

Thay vì sử dụng cách giảng dạy khô khan như phép tính 1 + 1 = 2 trong môn toán, chỉ sử dụng con số và các ký hiệu thì thầy cô nên áp dụng những tình huống đời thường như “Na có 1 quả trứng, mẹ cho Na thêm 1 quả trứng, vậy bé Na có tất cả bao nhiêu quả trứng?,…” Như vậy, các em sẽ hiểu được ý nghĩa của các ký hiệu phép tính cộng trừ nhân chia. Tương tự như môn Toán, các môn học còn lại sẽ được học sinh tiếp thu một cách hiệu quả nếu xác định được mối liên hệ giữa những điều thường nhật với kiến thức của bài học. Hoạt động giáo dục mang tính ý nghĩa nếu trong các tiết học có tính ứng dụng cao đối với trẻ.

Các hoạt động giáo dục ý nghĩa
Các hoạt động giáo dục ý nghĩa

Những hoạt động bồi dưỡng tinh thần giữ gìn văn hóa Việt cho trẻ, những buổi dã ngoại ngoài công viên hay các hoạt động ngoại khóa tại các trang trại mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Các hoạt động làm bánh trung thu dịp Tết Trung Thu, gói bánh chưng trong dịp Tết giúp trẻ hiểu biết thêm về những dịp lễ quan trọng của Việt Nam. Đồng thời đây cũng là một phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non về khoa học xã hội.

Ngoài ra còn có những hoạt động tạo cơ hội cho trẻ đóng vai vào những nhân vật trong truyện cổ tích, hay đóng vai theo chủ đề để trải nghiệm những tình huống thực tế như đi chợ, đi nhà sách,… Thông qua đó, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cùng khả năng xử lý tình huống của trẻ sẽ được phát huy.

5. Nguyên tắc 5: Trẻ có cơ hội thử nghiệm

Giáo viên nên cho phép trẻ có nhiều hơn một lần được thử nghiệm các phương thức, giải quyết vấn đề, tình huống bằng nhiều cách khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ nghiệm ra được những bài học quý giá mà chỉ khi thực hành mới nhận ra được. Mỗi lần trải nghiệm là mỗi một bài học được rút ra. Ví dụ, đối với trẻ học lớp 1, đến tiết Luyện Viết Chính Tả, giáo viên sẽ thực hiện đọc bài và cho phép học sinh được phép nghe và chỉnh sửa bài làm nhiều lần, từ đó, học sinh sẽ cho ra kết quả như mong đợi, không có quá nhiều lỗi trong một bài làm,…

2. Đáp án Module 3 Bảng kiểm Học thông qua Chơi

 Mời các bạn tham khảo các tài liệu có liên quan khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
18 29.301
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm