PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
Giáo án PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội sách Chân trời sáng tạo được thiết kế hiện đại, dễ hiểu sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành tốt nhất giáo án dạy học cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết bài dạy Ngữ Văn 12 Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội, các thầy cô dễ dàng thao tác và chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung dạy học.
Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
PowerPoint Văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
Giáo án Văn 12 Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
VIẾT BÀI PHÁT BIỂU TRONG LỄ PHÁT ĐỘNG MỘT
PHONG TRÀO HAY MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
– Biết viết VB bảo đảm các bước: Chuẩn bị viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); Tìm ý và lập dàn ý; Viết bài; Xem lại và chỉnh sửa.
– Viết được bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội.
2. Về năng lực:
– Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động làm việc nhóm.
– Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc lập dàn ý và chuẩn bị bài viết ở nhà.
3. Về phẩm chất:
- Phát huy trách nhiệm của công dân trẻ đối với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, micro, bảng, phấn.
2. Học liệu: SGK, PHT để hướng dẫn HS tìm hiểu lí thuyết về quy trình viết.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức
Lớp | Tiết | Ngày dạy | Sĩ số | Vắng |
| ||||
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tình huống giao tiếp khi viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào/ hoạt động xã hội.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm tình huống giao tiếp khi viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào/ hoạt động xã hội.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: Nhóm 2 HS thảo luận về các câu hỏi sau:
– Lễ phát động một phong trào/ hoạt động xã hội được tổ chức nhằm mục đích gì?
– Người phát biểu trong lễ phát động là ai? Họ phát biểu với tư cách cá nhân hay đại diện cộng đồng? Từ đó, cần lưu ý gì về giọng điệu khi viết bài phát biểu?
– Bài phát biểu sẽ được người khác đọc thầm hay tác giả đọc trước công chúng? Từ đó, cần lưu ý gì về cách viết?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS tìm câu trả lời, sau đó trao đổi với bạn cùng nhóm.
* Báo cáo, thảo luận: 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định về đặc điểm tình huống giao tiếp khi viết kiểu bài bài phát biểu trong lễ phát động phong trào/ hoạt động xã hội:
– Người được mời phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội có thể là tấm gương tiêu biểu, đại diện ban tổ chức, đại diện cộng đồng thụ hưởng lợi ích từ phong trào/ hoạt động xã hội, cần lưu ý điều này để đảm bảo tính nghiêm túc, trang trọng trong nội dung, hình thức trình bày và ngôn ngữ của bài viết.
– Mặc dù được soạn thảo trước (dưới dạng viết), bài phát biểu chủ yếu là để đọc trong buổi lễ, trước mọi người. Vì vậy, tính chất đối thoại của kiểu bài này là rất cao, khi viết, người viết đã cần hình dung đến đối tượng người nghe để lựa chọn cách viết hướng về người nghe. Tính chất đối thoại thể hiện trong bài viết thông qua lời chào, những kiểu câu có tính chất đối thoại, những cách lựa chọn từ ngữ hướng đến đặc điểm tâm lí của người nghe.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Hoạt động tìm hiểu tri thức về kiểu bài
a. Mục tiêu: Trình bày được những hiểu biết về kiểu bài bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, đặc điểm, bố cục của bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT: HS thực nhiệm vụ:
(1) HS đọc khung Tri thức về kiểu bài (SGK/ tr. 80) và ghi chú những nội dung chính, từ khoá quan trọng, các câu hỏi về bài học,…
(2) Trả lời các câu hỏi:
– Thế nào là bài phát biểu trong lễ phát động phong trào hoặc hoạt động xã hội?
– Kiểu bài này có những yêu cầu gì và có bố cục như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ HT.
* Báo cáo, thảo luận: HS trình bày câu trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định về khái niệm, yêu cầu đối với kiểu bài, bố cục của bài luận về bản thân dựa vào khung Tri thức về kiểu bài (SGK/ tr. 80).
2. Hoạt động phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Đọc và phân tích ngữ liệu tham khảo, từ đó khái quát một số kinh nghiệm viết bài phát biểu trong lễ phát động phong trào/ hoạt động xã hội.
b. Sản phẩm: Kết quả đọc và câu trả lời của HS.
c. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ HT:
(1) Cá nhân: đọc thầm ngữ liệu tham khảo Bài phát biểu hướng ứng Tết trồng cây năm Quý Mão 2023, chú ý vào các box chỉ dẫn kĩ năng viết và ghi chú những lưu ý (nếu cần).
(2) Nhóm 2 HS thảo luận và trả lời 5 câu hỏi (SGK/ tr. 81).
* Thực hiện nhiệm vụ HT: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự (1) à (2).
* Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm đôi trình bày câu trả lời cho các câu hỏi hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV kết luận, nhận định về đáp án các câu hỏi hướng dẫn phân tích ngữ liệu tham khảo, sau đó gợi dẫn HS rút ra những kinh nghiệm viết về kiểu bài bài phát biểu trong lễ phát động phong trào/ hoạt động xã hội (tham khảo định hướng sau):
Câu 1: Bài phát biểu viết ra nhằm thuyết phục người nghe hưởng ứng Tết trồng cây năm Quý Mão, hiểu được ý nghĩa, thông điệp tích cực của phong trào Tết trồng cây và có những hành động thiết thực, cụ thể. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:
Luận điểm | Lí lẽ | Bằng chứng |
Luận điểm 1: Việc hưởng ứng Tết trồng cây có vai trò rất thiết thực trong bối cảnh hiện nay. | Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta; trồng rừng là mục tiêu mà nước ta và các quốc gia trên thế giới phải thực hiện để ứng phó với sự biến đổi khí hậu. | Các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu; vai trò của cây xanh; các chương trình trồng rừng; phục hồi sinh thái do Đảng và Nhà nước chỉ đạo, triển khai,… |
Luận điểm 2: Đối với trường chúng ta hiện nay, hoạt động hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ có ý nghĩa hết sức sâu sắc. | – Phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường. – Tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên có cơ hội thể hiện tình cảm, có trách nhiệm với nhà trường. – Mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên là một tấm gương về xây dựng môi trường sư phạm cho người học noi theo. | – Truyền thống xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp. – Niềm hạnh phúc khi được lao động, được chăm sóc cây xanh. |
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
12,6 MB 08/01/2025 3:15:00 CHTải giáo án Ngữ Văn 12 Bài 8: Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội
08/01/2025 3:43:24 CH
Tham khảo thêm
- Bài 1: Những sắc điệu thi ca (Thơ cổ điển và lãng mạn)
- Bài 2: Những ô cửa nhìn ra cuộc sống (Truyện lãng mạn và hiện thực)
- Bài 3: Sông núi linh thiêng (Truyện truyền kì, văn tế)
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Vịnh Tản Viên sơn
- Tri thức ngữ văn trang 67
- Thực hành tiếng Việt: Lỗi câu sai logic và cách sửa
- Trên đỉnh non Tản
- Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Trình bày so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện, kí hoặc kịch
- Ôn tập trang 98
- Bài 4: Sự thật và trang viết (Phóng sự, nhật kí)
- Bài 5: Tiếng cười trên sân khấu (Kịch - hài kịch)
- Màn diễu hành - trình diện quan thanh tra
- Tiền bạc và tình ái
- Đối tượng và những khó khăn của hài kịch
- Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nghịch ngữ: Đặc điểm và tác dụng
- Thật và giả
- Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc
- Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
- Ôn tập trang 159
- Bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (Thơ)
- Bài 7: Trong ánh đèn thành thị (Tiểu thuyết hiện đại)
- Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận)
- Bài 9: Khám phá tự nhiên và xã hội (Văn bản thông tin)
- Khuôn đúc đồng Cổ Loa: "Nỏ thần" không chỉ là truyền thuyết
- Sự ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt Trái đất và hậu quả
- Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn
- Thực hành tiếng Việt trang 99
- Dòng Mê Kông "giận dữ"
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
- Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 12
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 4: Ôn tập trang 124
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 4: Tranh luận một vấn đề có ý kiến trái ngược
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 9: Thực hành tiếng Việt: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 1: Thực hành Tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ trang trọng
PowerPoint Ngữ văn 12 Bài 1: Tràng giang
Giáo án Hóa học 12 Kết nối tri thức