PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa

Tải về

Xin mời quý thầy cô tham khảo và tải file giáo án PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa sách Chân trời sáng tạo về để sử dụng. Mẫu giáo án được HoaTieu.vn sưu tầm và giới thiệu dưới đây là mẫu giáo án được soạn theo chương trình giáo dục mới rất khoa học, phù hợp giảng dạy trên lớp. Hy vọng kế hoạch bài dạy Ngữ Văn 12 Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa sẽ là tài liệu hữu ích giúp thầy cô tiết kiệm thời gian trong quá trình soạn bài và có những tiết giảng dạy chất lượng.

PowerPoint Văn 12 Cánh Diều Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa

Giáo án Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa Văn 12 Chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ NÓI MỈA

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

Đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù:

Phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ nói mỉa.

2.2. Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện thông qua việc thảo luận nhóm.

3. Về phẩm chất:

Có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các giá trị vật chất và tinh thần để ứng xử phù hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

2. Học liệu

- SGK, SGV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức

Lớp

Ngày dạy

Sĩ số

Vắng

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Kích hoạt được hiểu biết nền liên quan đến nội dung bài học; khơi gợi HS lên tưởng nội dung bài học.

- Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ HT tiếng Việt cần thực hiện.

b. Nội dung: HS quan sát những ngữ liệu và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm

Câu trả lời của HS về những nội dung muốn tìm hiểu về nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của Gv và Hs

Dự kiến sản phẩm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ

- HS quan sát những ngữ liệu và trả lời câu hỏi:

1. Nói thì đâm năm chém mười
Đến bữa tối trời chẳng dám ra sân.

(Ca dao)

2. Làm trai cho đáng nên trai

Một trăm mâm cỗ chẳng sai mâm nào

(Ca dao)

- HS trả lời câu hỏi:

Xét về phương diện nội dung, theo anh/chị 2 ngữ liệu trên có đặc điểm gì chung? Căn cứ vào đâu anh/chị nhận ra đặc điểm chung đó?

B2. Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận nhóm cặp đôi để thực hiện nhiệm vụ trên.

B3. Báo cáo thảo luận:

- Đại diện 1 – 2 nhóm HS nêu câu trả lời

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

B4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Trong cuộc sống hàng ngày, có những nỗi niềm, tâm trạng chúng ta muốn nói nhưng lại không không muốn thể hiện một cách trực tiếp khiến người nghe khó chịu… đặc biệt là khi nói về những mặt còn tồn tại, hạn chế của họ. Vậy thì phải làm thế nào? Lựa chọn “Biện pháp tu từ nói mỉa”- đây chính là một giải pháp hữu hiệu. Vậy biện pháp tu từ nói mỉa có đặc điểm và tác dụng cụ thể ra sao cô và các em cùng vào tiết học ngày hôm nay.

Gợi ý:

- Hai ngữ liệu trên đều có ý châm biếm mỉa mai đối tượng giao tiếp được đề cập tới:

1. Châm biếm, mỉa mai những kẻ ăn nói hàm hồ, khoác lác, nhưng thực chất bên trong lại là kẻ nhát gan.

2. Mỉa mai, châm biếm thói tham ăn, thích tụ tập ăn nhậu của những người con trai thiếu ý chí, không thích làm việc mà thích ăn uống hưởng thụ

- Căn cứ nhân biết: Từ ngữ mang ý nghĩa ngầm mỉa mai: “Nói - đâm năm chém mười” “Tối trời - chẳng dám ra sân”; “Làm trai cho đáng nên trai /Một trăm mâm cỗ chẳng sai mâm nào

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 1
PowerPoint Ngữ Văn 12 Bài 7: Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ nói mỉa
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm