Tài liệu bồi dưỡng mô đun 3.0
Tài liệu tìm hiểu module 3
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Mô đun 3.0 có nội dung là Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Sau đây là Tài liệu bồi dưỡng mô đun 3.0, mời các thầy cô tham khảo và tải về.
Nội dung mô đun 3.0
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
1
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
MÔ ĐUN 3.0: KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
TỔNG QUAN VỀ MÔ ĐUN
GIỚI THIỆU
Chúng ta đang thực hiện Chương trình Giáo dục Phổ thông (CTGDPT) 2018 mới
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Đây là một công cuộc đổi mới nhằm tạo ra
“chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông”. Trong
đó, như được nêu rõ trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, một nội dung
đổi mới quan trọng là phải “đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục
theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt
chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời
cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng
lực học sinh.”
Đối với trường tiểu học, đổi mới kiểm tra, đánh giá có thể coi là một khâu đột
phá quan trọng của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển
phẩm chất, năng lực học sinh; xác định mức độ đạt được mục tiêu của quá trình dạy học
và góp phần trực tiếp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình dạy học. Cụ thể:
- Giúp giáo viên trường tiểu học điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương
pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến
bộ của từng học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể
tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động học tập, rèn luyện của mỗi học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
tiểu học.
- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét mình, tham gia nhận xét lẫn nhau; tự
học, tự điều chỉnh cách học; cách giao tiếp, hợp tác; nâng cao hứng thú học tập và rèn
luyện để tiến bộ không ngừng.
- Giúp cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá thường xuyên và đánh
gia kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học
sinh.
- Cung cấp thông tin giúp tổ trưởng bộ môn, lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản
lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy
học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
2
- Góp phần công khai chất lượng giáo dục; giúp các tổ chức xã hội và cộng đồng
nắm bắt thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư
phát triển nhà trường tiểu học nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
học sinh tiểu học đúng thực tế, chính xác, khách quan sẽ giúp học sinh tiểu học tự tin,
hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
- Kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh: Hình thành nhu cầu,
thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí
vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái
như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác,
không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
- Góp phần củng cố cho học sinh tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng
của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan; phát
huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm
tra. Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng
sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò.
Để đạt được các mục tiêu này, giáo viên và lãnh đạo các nhà trường cần phải
hiểu rõ và có năng lực thiết kế và thực hiện các phương pháp, kỹ thuật đánh giá phù
hợp và có chất lượng, giúp phát triển các năng lực, phẩm chất chung và đặc thù của
CTGDPT. Đây là mục tiêu tổng thể của Mô-đun Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học
theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Mô-đun Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực được xây dựng dựa trên thông tin đã học trong Mô-đun 1 - Hướng dẫn Thực
hiện CTGDPT và Mô-đun 2 - Sử dụng Phương pháp dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học. Thông tin trong mô-đun này được mở rộng từ
Mô-đun 3.1 đến 3.12 để cung cấp thông tin đặc thù môn học về cách xây dựng và thực
hiện các phương pháp và kỹ thuật đánh giá năng lực, phẩm chất trong mỗi môn học ở
cấp tiểu học.
Các mục tiêu cụ thể bao gồm:
Sau khi hoàn thành mô-đun, các giáo viên và lãnh đạo nhà trường sẽ có thể:
Hiểu được lý thuyết, nguyên tắc về kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phẩm
chất, năng lực học sinh.
Phân tích được các tiêu chí chất lượng của các năng lực chung và năng lực đặc
thù của các môn học làm cơ sở cho xác định phương pháp, hình thức, công cụ
đánh giá
Xây dựng chuẩn đánh giá cho các yêu cầu cần đạt (chuẩn đầu ra) chương trình
môn học/ hoạt động giáo dục.
3
Thiết kế các phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá phù hợp với
môn học/hoạt động giáo dục và với yêu cầu cần đạt từng chủ đề nội dung bài học
và đối tượng học sinh.
Xây dựng được các tiêu chí, chỉ báo, minh chứng và vận dụng các tiêu chí đó để
thiết kế công cụ đánh giá và hướng dẫn chấm.
Lập kế hoạch và ma trận tổng thể quan hệ giữa các chủ đề nội dung - yêu cầu
cần đạt – chuẩn đánh giá năng lực, phẩm chất - các chỉ báo đánh giá năng lực,
phẩm chất - phương pháp dạy học và đánh giá.
Thu nhận, xử lí, sử dụng thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra, đánh giá của học
sinh để điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm cải thiện chất lượng đáp ứng mục
tiêu và yêu cầu cần đạt.
Lập và sử dụng, quản lí hồ sơ minh chứng phục vụ cho đánh giá kết quả giáo
dục học sinh
TÀI LIỆU
Chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể 2018
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo
Yêu cầu cần đạt (YCCĐ) về các phẩm chất chủ yếu của học sinh
YCCĐ đối với năng lực chung về tự chủ và tự học của học sinh
YCCĐ đối với năng lực chung về giao tiếp và hợp tác của học sinh
YCCĐ đối với năng lực chung về giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh
OECD (2013), “Khung giải quyết vấn đề”, trong Khung phân tích và đánh giá
PISA 2012: Toán học, Đọc hiểu, Khoa học, Giải quyết Vấn đề và Kiến thức Tài
chính, Nhà xuất bản OECD, Paris. trang 120- 134
NHỮNG ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT
Để học mô đun này, người học cần phải đáp ứng điều kiện tiên quyết sau:
Hoàn thành mô đun 1: Hướng dẫn Thực hiện CTGDPT (CTGDPT)
Hoàn thành mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh tiểu học
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tài liệu bồi dưỡng mô đun 3.0
Chọn file tải về :
Tài liệu bồi dưỡng mô đun 3.0
2,5 MB 15/03/2021 11:56:36 SABài liên quan
-
Kế hoạch đánh giá mô đun 3 THCS
-
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Ngữ văn THCS
-
Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Toán mô đun 3 THCS
-
Mẫu giáo án minh họa môn Tin học mô đun 3 THCS
-
Mẫu giáo án minh họa môn Mỹ thuật mô đun 3 tiểu học
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!