Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì?

Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì? Sở hữu là một lĩnh vực phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Sở hữu xuất từ lâu trong các chế độ xã hội. Tuy nhiên cơ sở hình thành sở hữu là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Cơ sở cho việc hình thành sở hữu là gì?

Trong lịch sử loài người từ khi còn sơ khai, xã hội có sự hạn chế về ý thức cộng đồng nhưng người nguyên thủy đã sử dụng công cụ lao động để hái lượm hoa quả, động vật và tài nguyên. Kể từ đây việc sở hữu được hình thành từ việc đơn giản là chiếm hữu sản phẩm của xã hội loại người bao gồm cả sản phẩm từ lao động và tài nguyên tự nhiên.

Và sau này khi con người phát triển thì sở hữu ngày càng rộng rãi cả về thành phẩm lao động, tư liệu sản xuất,…

Như vậy cơ sở sâu xa của việc hình thành sở hữu là từ sự xuất hiện và phát triển của con người. Bởi từ khi chưa có nhận thức về việc sản xuất thì hoạt động hái lượm đã có sự sở hữu. Cũng chính sự sở hữu đã tạo nên nhiều mâu thuẫn đấu tranh để xã hội loài người phát triển đến ngày nay.

Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì?
Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì?

2. Cơ sở hình thành chế độ sở hữu trong Hiến pháp

Để hình thành chế độ sở hữu trong Hiến pháp cần có những cơ sở như sau:

  • Cơ sở tư tưởng: Mỗi chế độ xã hội lại mang nét đặc trưng về cơ sở tư tưởng sở hữu khác nhau như chế độ sở hữu chủ nghĩa tư bản là quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, chế độ sở hữu của chủ nghĩa xã hội là quyền sở hữu thuộc về toàn dân do nhà nước đại diện.
  • Cơ sở chính trị: Tính chính trị của chế độ sở hữu thể hiện thông qua các nội dung mà chúng phản ánh như quyền sở hữu, hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, kiểm soát, phân phối tài sản.
  • Cơ sở xã hội: Cơ sở xã hội trong sở hữu được thể hiện trong việc Hiến pháp là bản khế ước điều chỉnh các lực lượng xã hội trong sở hữu. Nghĩa là xã hội được thể hiện là đối tượng đi kèm với sở hữu. Xã hội luôn luôn là có giai cấp và nhóm chủ thể khác nhau nên mối chủ thể sẽ có chế độ sở hữu khác nhau.
  • Cơ sở pháp lý: Hiến pháp khi được ban hành chính là văn bản pháp lý cao nhất, và sở hữu là một phần được hiến pháp bảo vệ dù do nội dung hiến pháp có thay đổi theo thời gian.

Như vậy có thể thấy tư tưởng đi kèm với thể chế chính trị của quốc gia, từ đó sẽ xây dựng lên quan điểm sở hữu gốc rễ của một đất nước, hiện nay trên thế giới có hai quan điểm sở hữu là chủ nghĩa tư bản đi kèm với sở hữu tư sản, chủ nghĩa xã hội đi kèm với sở hữu của toàn dân mà nhà nước làm đại diện. Còn xã hội chính là chủ thể của sở hữu được nhắc đến, đối tượng được sở hữu.

3. Nội dung quyền sở hữu

Nội dung quyền sở hữu được quy định trong điều 158 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Có thể thấy trong quyền sở hữu của một chủ thể thì nhà nước ta quy định có ba nội dung cơ bản mà chủ thể đó được thực hiện với tài sản của mình:

  • Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý chi phối tài sản của mình. Ví dụ như quyền được để chiếc xe máy của mình ở bất cứ đâu.
  • Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Ví dụ như quyền được thu hoạch hoa quả trồng trên đất của mình.
  • Quyền định đoạt: là quyền được từ bỏ, chuyển giao, tiêu hủy, quyền bán, tặng cho, quyền cho thừa kế với tài sản của mình. Ví dụ như quyền bán chiếc xe máy cho người khác.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Cơ sở sâu xa cho việc hình thành sở hữu là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
1 423
0 Bình luận
Sắp xếp theo