Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Trong luật cũng quy định về những tài sản của công dân, pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân. Mỗi công dân đều có quyền đối với tài sản của mình. Vậy quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Căn cứ theo quy định Hiến pháp 2013 tại điều 32 như sau:

Điều 32.

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Và căn cứ theo điều 158 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.

Tài sản hợp pháp ở đây là những tài sản từ thu nhập, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất và tài sản được thừa kế, tặng, cho.

2. Quyền sở hữu bao gồm những quyền gì?

Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?
Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì?

Từ khái niệm trên và nội dung quyền sở hữu sẽ bao gồm những quyền như sau:

  • Quyền chiếm hữu: Là chủ sở hữu có quyền thực hiện mọi hành vi theo ý của mình trong quá trình nắm giữ, quản lý tài sản của mình.
  • Quyền sử dụng: Là quyền được khai thác công dụng, hoa lợi, lợi tức từ tải sản được sở hữu. Có thể chuyển giao quyền sử dụng cho người khác.
  • Quyền định đoạt: Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu tài sản, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản.

3. Khi nào công dân có quyền sở hữu tài sản?

Theo quy định tại điều 161 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 161. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.

2. Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy có thể thấy căn cứ xác lập quyền sở hữu là thời điểm tài sản được chuyển giao, thời điểm mà người có quyền chiếm hữu tài sản đó.

Cụ thể có thể hiểu thời điểm xác lập quyển sở hữu tài sản như sau:

  • Do lao động cá nhân làm việc tạo nên;
  • Do hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp;
  • Khi được thừa kế, tặng, cho;
  • Khi chiếm hữu được vật, tài sản vô chủ;
  • Khi được chuyển quyền sở hữu qua hoạt động mua bán;

4. Ví dụ về quyền sở hữu tài sản của công dân

Ví dụ để hiểu hơn về quyền sở hữu tài sản của công dân:

  • Anh T làm việc cho một doanh nghiệp thì hằng tháng anh T nhận được lương cho công sức của mình, đó là quyền sở hữu tài sản với tiền mà anh T làm ra.
  • Chị Q định mua một căn nhà và chuẩn bị tiền giao dịch mua bán, ký hợp đồng, sau khi ký hợp đồng thì căn nhà đó thuộc quyền sở hữu tài sản của chị Q.

Sau khi sở hữu tài sản thì công dân được quyền định đoạt, sử dụng, quản lý theo ý chí của công dân, như chị Q đã sở hữu căn nhà thì chị Q có quyền cho thuê lại, bán lại và hưởng các hoa lợi, lợi tức từ căn nhà đó.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Quyền sở hữu tài sản của công dân là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Dân sự liên quan.

Đánh giá bài viết
1 170
0 Bình luận
Sắp xếp theo