Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?

Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân? Pháp luật được coi là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người trong xã hội, để xã hội được ổn định đất nước được phát triển văn minh. Vì thế những điều mà pháp luật quy định đều là những quy định văn minh, tiên tiến, công bằng trong xã hội.

1. Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?

Vai trò của pháp luật đối với nhà nước, xã hội và công dân là:

  • Pháp luật là công cụ quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội.
  • Pháp luật giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
  • Pháp luật là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
  • Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

Để hiểu hơn về vai trò của pháp luật mời bạn đọc tham khảo nội dung tiếp theo.

Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?
Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân?

2. Phân tích vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân

  • Vai trò của pháp luật với nhà nước:

Pháp luật là công cụ đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của nhà nước, vì trong quy định của pháp luật có quy định về bộ máy và hoạt động của nhà nước.

Là công cụ để nhà nước kiểm soát quyền lực, pháp luật cũng quy định nhà nước là cơ quan có quyền lực thi hành pháp luật, mọi lĩnh vực trong đời sống được nhà nước ban hành và quy định. Những hành vi vi phạm của công dân tổ chức đều có chế tài xử lý.

  • Vai trò của pháp luật với công dân

Pháp luật đóng vai trò là bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và con người, mọi quyền lợi này đều được pháp luật bảo vệ bằng chế tài.

Bên cạnh đó công dân cũng sử dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân khi bị xâm phạm. Vì khi có hành vi xâm phạm đến quyền lợi ích của mình thì công dân sẽ nhờ cơ quan chức năng bảo vệ mình.

Pháp luật khi được ban hành sẽ phổ biến, giáo dục đến toàn thể nhân dân, từ đó nhân dân cũng sẽ ý thức về việc sống và làm việc theo pháp luật, khi có những vi phạm sẽ được chính nhân dân phát hiện và báo với cơ quan chức năng.

  • Vai trò của pháp luật với xã hội

Pháp luật quy định những nội dung pháp luật có tính dân chủ, công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Pháp luật bảo vệ con người như nhau không phân biệt nên mọi mâu thuẫn trong xã hội được pháp luật giải quyết công bằng.

Pháp luật đóng vai trò bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, là công cụ để quản lý mọi lĩnh vực của xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, môi trường,… Những lĩnh vực này được nhà nước ban hành những chính sách bảo vệ và định hướng phát triển. Từ đó công dân có đời sống văn minh, ấm no, hạnh phúc hơn.

3. Liên hệ thực tiễn vai trò của pháp luật

Thực tiễn vai trò của pháp luật được thể hiện đa dạng trong đời sống như:

- Pháp luật là phương tiện để bảo vệ Nhà nước bằng các quy định, chế tài với hành vi chống phá Nhà nước như quy định về Tội phản quốc tại điều 78 Bộ luật hình sự 2015. Những hành vi có dấu hiệu không trung thành với Đảng và Nhà nước đều bị pháp luật trừng phạt.

- Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của công dân như Hiến pháp 2013 quy định mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa xã hội; mọi công dân có quyền và nghĩa vụ học tập;…

- Pháp luật bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, pháp luật quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân là bảo vệ trật tự an ninh đất nước từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó mọi công dân cũng cần có trách nhiệm tham gia bảo vệ trật tự an ninh địa phương.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Pháp luật có những vai trò gì đối với Nhà nước, xã hội và công dân? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

Đánh giá bài viết
4 92
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm