Đề minh hoạ thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn Đồng Nai
Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn tỉnh Đồng Nai
Đề minh hoạ thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn Đồng Nai là tài liệu quan trọng giúp học sinh ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Mẫu đề thi được thiết kế theo cấu trúc đề thi chính thức do BGD ban hành, học sinh có thể làm quen với các dạng bài viết, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, từ đó đạt điểm cao trong kỳ thi. Tìm hiểu ngay những đề minh hoạ chất lượng để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sắp tới.
Nội dung đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn Đồng Nai
Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp mẫu đề minh họa môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 chuẩn cấu trúc được các trường THPT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai biên soạn. Các đề thi đều có đáp án chi tiết sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài viết cũng như củng cố kiến thức kĩ lưỡng để đạt kết quả cao trong kì thi.
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT DẦU GIÂY (Đề thi gồm có 01 trang) | ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
[…]Tôi đi như bốc lên trên bụi đường số Một
Qua gạch vụn hai bên, người đang tới dựng nhà,
Nhịp cầu mới vươn tay kéo nhịp cầu đã sập
Cây nham nhở tàn tro vừa kịp nhú nhành hoa...
Tôi gặp khắp nơi những bàn tay vun quén
Tôi thuộc đến như in những vóc dáng cần cù
Đất nước dám hy sinh tất cả dành Kháng chiến
Ngày thắng giặc hôm nay, sẽ đủ sức làm bù.
Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp một
Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi,
Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới
Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi!
Đâu tiếng ru à ơi qua nghìn làng sơ tán?
Đêm thức trắng không đèn, chuyến phà chật mùa mưa?
Kỷ niệm vẫn theo ta, diết da và loé sáng,
Truyền sức sống hôm qua vào sức sống bây giờ! (Tam Đảo 1973).
(Trích Đất nước, Bằng Việt, Đất sau mưa, NXB tác phẩm mới, 1977, tr.8)
Chú thích:
- Bằng Việt tên thật Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội. Bằng Việt làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ của Bằng Việt được đánh giá là trẻ trung, hồn nhiên và tài hoa, với cảm xúc tinh tế, giọng điệu tâm tình, trầm lắng, suy tư và giàu triết lí.
- Bài thơ Đất nước được in trong tập Đất sau mưa (1977). Nội dung bài thơ nói riêng và cả tập thơ nói chung tràn đầy cảm hứng về Đất nước và con người trong chiến tranh.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định chủ thể trữ tình trong văn bản.
Câu 2. Theo đoạn trích, hình tượng Đất nước đau thương được khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Phân tích tác dụng của phép điệp cấu trúc trong đoạn thơ:
“Mỗi em bé phút này tung tăng vào lớp một
Đều sinh trong thời có triệu tấn bom rơi,
Mỗi cô gái thu này bắt đầu may áo cưới
Đều đã đứng lên từ công sự bom vùi!”
Câu 4. Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên.
Câu 5. Từ những cảm nhận của chủ thể trữ tình về hình tượng Đất nước trong đoạn trích trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
II. VIẾT (6 điểm).
Câu 1. (2 điểm)
Anh/chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận về hình tượng Đất nước trong hai khổ thơ đầu của đoạn trích Đất nước, nhà thơ Bằng Việt ở phần đọc hiểu.
Câu 2. (4 điểm)
“Cuộc sống rất cần sự sáng tạo của con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi”.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 4,0 |
1 | Chủ thể trữ tình: tôi / Chủ thể trữ tình xưng danh: tôi Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm | 0,5 | |
2 | Theo đoạn trích, hình tượng Đất nước đau thương được khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh: gạch vụn, cầu sập, cây nham nhở tàn tro, triệu tấn bom rơi, công sự bom vùi, nghìn làng sơ tán. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án hoặc từ 03 từ ngữ, hình ảnh trở lên: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được 02 từ ngữ, hình ảnh: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời đúng 01 từ ngữ, hình ảnh hoặc trả lời sai: 0,0 điểm. | 0,5 | |
3 | - Phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn thơ là: Mỗi em bé…Đều…/Mỗi cô gái…Đều… - Tác dụng: + Tạo nhịp điệu thiết tha, giọng điệu tự hào + Nhấn mạnh hình tượng Đất nước đẹp đẽ với sức sống mãnh liệt nảy sinh từ trong bom đạn và trường tồn mãi mãi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 01 trong 02 ý về tác dụng: 0,5 điểm - Học sinh chỉ nêu được biểu hiện của phép điệp cấu trúc, không nêu tác dụng: 0,25 điểm. - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm | 1,0 | |
4 | Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ trên: Ngợi ca, tự hào về Đất nước. Đó là những suy cảm của nhà thơ về một đất nước đầy đau thương phải hứng chịu bom đạn, khói lửa, phải chịu nhiều khó khăn, gian khổ; nhưng vô cùng anh dũng, vượt lên đau thương, Đất nước chuyển mình, hồi sinh với sức sống phi thường. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 01 trong 02 ý như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: 0,0 điểm | 1,0 | |
5 | Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Học sinh nêu được trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đảm bảo một trong số các ý sau, có sự lí giải phù hợp. - Phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. - Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. - Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. …. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được trách nhiệm của bản thân như 1 trong những gợi ý nêu trong đáp án và có sự lí giải hợp lí: 1,0 điểm - Học sinh nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của bản thân theo yêu cầu của đề song lí giải chưa sâu sắc: 0,75 điểm - Học sinh nêu được trách nhiệm của bản thân song không lí giải hoặc lí giải không phù hợp: 0.5 điểm. | 1,0 | |
II | VIẾT | 6,0 | |
| 1 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về hình tượng Đất nước trong hai khổ thơ đầu của đoạn trích Đất nước, nhà thơ Bằng Việt ở phần đọc hiểu | 2,0 |
| a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn - Hình thức: một đoạn văn, thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. - Dung lượng: khoảng 200 chữ Hướng dẫn chấm: - Đảm bảo cả hai yêu cầu trên (hình thức là 1 đoạn văn, dung lượng từ 150 đến 200 chữ): 0,25 điểm - Không đảm bảo 1 trong 2 yêu cầu trên: 0,0 điểm | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hình tượng Đất nước trong hai khổ thơ đầu của đoạn trích Đất nước, nhà thơ Bằng Việt ở phần đọc hiểu. | 0,25 | ||
c.Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: * Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ luận điểm; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; biết phân tích các dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ cho lập luận). * Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề nghị luận: hình tượng Đất nước trong hai khổ thơ đầu của đoạn trích Đất nước, nhà thơ Bằng Việt. * Thân đoạn: Hình thành rõ luận điểm phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, có thể theo hướng sau: Hình tượng Đất nước trong 2 khổ thơ đầu qua cảm nhận của chủ thể trữ tình: Đó là một đất nước tuy phải chịu nhiều đau thương, hứng chịu nhiều bom đạn trong chiến tranh (gạch vụn, cầu sập, cây nham nhở tàn tro); nhưng vô cùng anh dũng, kiên cường, bất khuất, vượt lên đau thương Đất nước chuyển mình, hồi sinh mãnh liệt (dựng nhà, cầu mới vươn tay, nhú nhành hoa) + Đất nước hiện lên với vẻ đẹp của những vóc dáng cần cù, chịu thương chịu khó, những bàn tay vun vén nơi nơi ( Tôi gặp khắp nơi những bàn tay vun quén/ Thuộc đến như in những vóc dáng cần cù). + Đất nước mang vẻ đẹp của tinh thần quyết chiến, của những con người trên dải đất chữ S sẵn sàng hi sinh mọi thứ, ra đi để giành lại tự do cho Tổ quốc, độc lập cho dân tộc, tất cả vì kháng chiến, vì chiến thắng vẻ vang ( Đất nước dám hi sinh tất cả dành kháng chiến / Ngày thắng giặc thắng giặc hôm nay sẽ đủ sức làm bù). +Hình tượng Đất nước tuy đau thương mà vẫn sáng ngời, đẹp đẽ; vừa gần gũi, vừa thiêng liêng cao cả được khắc họa qua những ngôn từ bình dị, mộc mạc; hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức gợi,… * Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề, đánh giá được thông điệp rút ra từ văn bản qua hình tượng đất nước. Hướng dẫn chấm: - Học sinh biết hình thành luận điểm của đoạn văn và triển khai luận điểm một cách nhất quán để làm rõ vấn đề nghị luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng từ văn bản như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh biết hình thành luận điểm của đoạn văn và triển khai luận điểm để làm rõ vấn đề nghị luận song chưa sâu sắc, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng từ văn bản: 0,75 điểm - Học sinh chưa biết hình thành luận điểm của đoạn văn và triển khai luận điểm chưa nhất quán để làm rõ vấn đề nghị luận, song có kết hợp lí lẽ và dẫn chứng từ văn bản: 0,5 điểm - Học sinh chưa biết triển khai ý, viết lan man: 0,25 điểm | 1,0 | ||
d. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với những bài viết sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm | 0,25 | ||
2 | “Cuộc sống rất cần sự sáng tạo của con người, đặc biệt là những người trẻ tuổi”. Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. | 4,0 | |
| a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay. | 0,5 | ||
c. Viết bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu sau: * Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận; trình bày rõ quan điểm và hệ thống ý; lập luận chặt chẽ, thuyết phục (lí lẽ xác đáng; dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu). * Đề xuất được hệ thống ý phù hợp, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận, sau đậy là 1 số gợi ý cho bài viết: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề: Sự sáng tạo của tuổi trẻ. 2. Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm sáng rõ. * Giải thích: - Sáng tạo là sự say mê tìm tòi để tìm ra những phương pháp, cách thức tốt hơn so với phương pháp đã có; để tạo ra những giá trị mới mẻ về vật chất hoặc tinh thần. * Bàn luận: Trong cuộc sống hiện nay, sự sáng tạo cần được kêu gọi, khích lệ ở mọi lĩnh vực, mọi lứa tuổi, song đặc biệt cần thiết đối với giới trẻ, vì: - Cuộc sống luôn thay đổi từng ngày, với những yêu cầu mỗi ngày một cao hơn, nếu con người cứ lệ thuộc vào những lối mòn, những phương pháp cũ kĩ, lạc hậu thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại, những người trẻ tuổi nếu không có sự sáng tạo sẽ bị thụt lùi so với thời cuộc, thậm chí bị đào thải. - Tuổi trẻ là những người đang ở giai đoạn tràn đầy năng lượng, có sự năng động và nhiệt huyết, chính vì vậy cần có sự thay đổi và bứt phá, tìm ra những phương pháp mới mẻ, hiệu quả hơn để tạo ra những giá trị ưu việt hơn cho cuộc đời. - Những người trẻ tuổi càng năng động sáng tạo càng phát huy được năng lực, khẳng định được giá trị của bản thân, thích nghi với thời cuộc, cống hiến được nhiều hơn cho đời sống xã hội. (Hs cần kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng về sự sáng tạo của tuổi trẻ để làm rõ vấn đề nghị luận. Yêu cầu dẫn chứng tiêu biểu, có tính cập nhật). * Mở rộng vấn đề, trao đổi (quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác): Học sinh hình dung những ý kiến trái chiều, ngược với quan điểm của bản thân, từ đó có trao đổi để bảo vệ quan điểm cá nhân. Sau đây là gợi ý: + Liên hệ thực tế, nhiều người bị sức ì của tư duy, hoặc không ý thức được sự cần thiết nên không có sự sáng tạo trong công việc. + Sáng tạo không có nghĩa là cố tình phải làm khác đi, thay đổi hoàn toàn, sáng tạo cần phải dựa trên việc xem xét tình hình thực tế, phù hợp và hiệu quả 3. Kết bài Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân/ hoặc đề xuất giải pháp phát huy khả năng sáng tạo ở người trẻ. Hướng dẫn chấm: - Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai rành mạch các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chặt chẽ, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng, có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 2,25-2,5 điểm. - Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận tương đối chặt chẽ, có dẫn chứng nhưng chưa thật tiêu biểu, có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 1,5 -2,0 điểm. - Xác định đúng vấn đề nghị luận; triển khai được luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, lập luận chưa chặt chẽ, có dẫn chứng nhưng chưa tiêu biểu, chưa có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 0,75-1,25 điểm. - Xác định vấn đề nghị luận chưa rõ, bài làm sơ sài, lí lẽ và dẫn chứng thiếu thuyết phục, chưa giải thích vấn đề và chưa có mở rộng, trao đổi với ý kiến trái chiều: 0,25-0,5 điểm - Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn: 0,0 điểm | 2,5 | ||
d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu và liên kết văn bản. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm với những bài viết sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, liên kết | 0,25 | ||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh đạt được một trong hai yêu cầu trên: 0,25 điểm | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Để xem toàn bộ +20 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn của tỉnh Đồng Nai, mời các em sử dụng file tải về trong bài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Đề thi Lớp 12 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Jenifer Hoang
- Ngày:
Đề minh hoạ thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn Đồng Nai
3 MB 27/03/2025 4:19:00 CHTham khảo thêm
Đáp án đề khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2025
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 12 sách Chân trời sáng tạo theo CV 7991
Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa lớp 12 sách Cánh diều Công văn 7991
Bộ đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh (theo cấu trúc mới) 2025
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Tin học
Bộ đề thi thử Quảng Xương 1 lần 2 2023 có đáp án tất cả các môn
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Thi THPT Quốc Gia
Cách điền phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Địa sở Nghệ An (Lần 1)
150+ Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh có đáp án năm học 2023 - 2024
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Tiếng Anh sở Nghệ An (Lần 1)
100 bài đọc hiểu tiếng Anh lớp 12 có đáp án
Đề thi Văn THPT quốc gia các năm từ 2012 đến nay