Đáp án câu hỏi tương tác module 4 Cán bộ quản lý 2024 mới nhất

Đáp án câu hỏi tương tác module 4 Cán bộ quản lý (CBQL) gồm những câu hỏi tự luận và gợi ý đáp án bài tập cuối khóa module 4 CBQL câu hỏi tương tác mà giáo viên phải hoàn thành khi học tập module. Mời các thầy cô tham khảo để hoàn thành việc tập huấn mô đun 4 tốt nhất.

Đáp mô đun 4 cán bộ quản lý: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh là tài liệu tham khảo hữu ích giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức khi học tập modul 4.

1. Câu hỏi tương tác Nội dung 1, Hoạt động 2

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu đọc của hoạt động 1, hoạt động 2, Thầy Cô hãy xác định những điểm mới về quy định và yêu cầu quản lý CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục học sinh theo CTGDPT 2018 đối với trường Trung học cơ sở.

Điểm mới về quy định và yêu cầu quản lý CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục học sinh theo CTGDPT 2018 đối với trường học:

  1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu được xây dựng theo quy trình nghiêm túc chặt chẽ.
  2. Việc xây dựng danh mục thiết bị dạy học lần này không xây dựng theo sách giáo khoa mà xây dựng danh mục thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
  3. Thiết bị dạy học phải đảm bảo tính kế thừa, tính khả thi, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
  4. Cần phải đảm bảo tính liên thông giữa các môn học, giữa các lớp học trong cùng cấp và lên thông giữa các cấp học.
  5. Giáo viên dựa vào danh mục có thể tự chuẩn bị dạy học theo từng nội dung và chủ đề dạy học mà không phụ thuộc vào cán bộ phụ trách thiết bị dạy học của nhà trường.
  6. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực chất là kế thừa và sử dụng thiết bị dạy học, Cơ sở vật chất có sẵn, bổ sung thêm cơ sở vật chất thiết bị dạy học mới đáp ứng đổi mới giáo dục
  7. Danh mục thiết bị dạy học có tính mở và linh hoạt không quy định cứng nhắc, áp đặt; tạo điều kiện thúc đẩy sự sáng tạo của các nhà sản xuất cung cấp và mở rộng phạm vi mua sắm dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương.
  8. Danh mục thiết bị dạy học giúp các địa phương các cấp quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục có căn cứ chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, rà soát thực trạng thiết bị dạy học. Xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm, quản lý và khai thác sử dụng thiết bị dạy học.

2. Câu hỏi tương tác Nội dung 1, Hoạt động 3

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu đọc của hoạt động 3, Thầy Cô hãy liên hệ với việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của Hiệu trưởng trường trong việc xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận và sử dụng CSVC, TB&CN phục vụ dạy học, giáo dục học sinh đáp ứng triển khai CTGDPT 2018.

Trách nhiệm của hiệu trưởng
Trách nhiệm của hiệu trưởng

Trách nhiệm của hiệu trưởng trong việc quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và giáo dục theo chương trình phổ thông 2018, đó là:

Thứ nhất: Phân tích tình hình cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường, đối chiếu với những quy định và yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục 2018; tổ chức đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ trong dạy học giáo dục nhà trường về số lượng, chủng loại và chất lượng.

Thứ hai: Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình CSVC, thiết bị, công nghệ nhà trường xác định nhu cầu đầu tư, mua sắm bổ sung, sửa chữa, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ trong dạy học theo yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thứ ba: Xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận sử dụng,huy động cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo chương trình phổ thông 2018. Trong năm học qua nhà trường đã mua sắm, sửa chữa, huy động và tiếp nhận một số trang thiết bị vận động, thiết bị dạy học, xây dựng thư viện thân thiện,... phục vụ các HĐGD.

Thứ tư: Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung tiếp nhận và sử dụng, huy động cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thứ năm: Nhà trường đã tổ chức sắp xếp các khối phòng trong trường để phân loại và bố trí sử dụng đảm bảo yêu cầu cho việc dạy học 2 buổi/ ngày cho tất cả các khối lớp ngay trong năm học 2022-2023; trường cũng đã tham mưu của chính quyền địa phương, phòng Giáo dục Đào tạo xây dựng các hạng mục phụ trợ còn thiếu nhằm đảm bảo điều kiện tổ chức các HĐGD trong năm học tiếp theo

Thứ sáu: Giám sát đánh giá việc mua sắm, sửa chữa, tiếp nhận sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc tổ chức các HĐGD của nhà trường.

3. Câu hỏi tương tác Nội dung 2, Hoạt động 4

Thầy (Cô) hãy phân tích về nội dung và phương thức đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018 ở trường học. Từ đó, liên hệ với đơn vị công tác về việc thực hiện các nội dung và phương thức đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN của nhà trường để thực hiện CTGDPT 2018.

1. Phân tích về nội dung và phương thức đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018 ở trường học:

Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học và giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường học, học cán bộ quản lý trường học cần đánh giá nội dung sau:

1.1. Đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ hiện có của nhà trường theo quy định và yêu cầu và tiêu chuẩn định mức để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.

1.2. Đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ hiện có và nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo dục của nhà trường để triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo dục hiện có của trường học theo quy định và yêu cầu về tiêu chuẩn định mức để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, bao gồm đánh giá cơ sở vật chất của trường học theo quy định tiêu chuẩn cấp độ 1 cơ sở vật chất. Đánh giá thiết bị dạy học thiết bị giáo dục tại các phòng học bộ môn; đánh giá danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 lớp 2 theo quy định hiện hành và theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường học; đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ theo các văn bản yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục ban hành mới theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ hiện có và nhu cầu sử dụng trong dạy học, giáo dục của trường học để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm số lượng, chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ hiện có của nhà trường; tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ cần bổ sung, sửa chữa, bảo dưỡng để sử dụng trong dạy học, giáo dục xác định nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ để xác lập danh mục ưu tiên trong môn cần bổ sung mới; xác định cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ có thể huy động nguồn lực tài trợ. Dự báo khả năng huy động, xác lập cơ chế và chính sách thu hút các nguồn tài trợ cho nhà trường.

1.3. Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất thiết bị và Công nghệ trong dạy học giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường học cán bộ quản lý trường học có thể thực hiện thông qua các phương thức đánh giá sau đây:

- Kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục;

- Quan sát cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo dục;

- Nghiên cứu hồ sơ quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ;

- Phỏng vấn các bên liên quan về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục;

- Khảo sát bằng bảng hỏi về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ;

- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ;

1.3.1. Kiểm kê cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục học sinh là việc xác nhận kiểm tra đối chiếu và đánh giá chất lượng giá trị của cơ sở vật chất thiết bị và Công nghệ trong quá trình thực hiện các kế hoạch phát triển cơ sở vật chất thiết bị và Công nghệ của nhà trường.

1.3.2. Quan sát cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục là quá trình sử dụng giác quan như nghe, nhìn để thu nhận các thông tin có mục đích đối với các hạng mục cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ; qua đó thu thập số liệu, xác định đặc trưng về số lượng, chất lượng, tình trạng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ.

1.3.3. Nghiên cứu hồ sơ quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục là quá trình thu thập thông tin về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ thông qua hồ sơ, sổ sách, dữ liệu trên phần mềm cổng thông tin hỗ trợ theo dõi quá trình sử dụng, bảo quản, mua sắm, sửa chữa bổ sung tiếp nhận cơ sở vật chất thiết bị và Công nghệ của nhà trường.

1.3.4. Phỏng vấn các vấn đề liên quan về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục được thực hiện thông qua trao đổi trực tiếp với cán bộ giáo viên học sinh các cá nhân được phân công thực hiện công việc liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo quản, sửa chữa, mua sắm, đầu tư xây dựng tiếp nhận cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ để thu thập thông tin tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ.

1.3.5. Khảo sát bằng bảng hỏi về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo dục thông qua hệ thống câu hỏi được xây dựng nhằm thu thập ý kiến của người được hỏi về những nội dung đáp ứng yêu cầu và mục tiêu tìm hiểu khảo sát về cơ sở vật chấ,t thiết bị và công nghệ. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học là quá trình tìm hiểu phân tích sản phẩm của hoạt động dạy học, giáo dục để có thể xem xét đầy đủ về các mặt khác nhau của cơ sở vật chất, thiết bị và Công nghệ từ đó cung cấp thông tin thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ.

Trong các phương thức đánh giá đã nêu phương thức kiểm kê, quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ, phỏng vấn với các bên liên quan về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ đóng vai trò chủ đạo; phương thức khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu sản phẩm của hoạt động đóng vai trò bổ trợ để có thể thu thập được nguồn thông tin đầy đủ nhất theo một cách đánh giá về thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và Công nghệ của nhà trường.

2. Liên hệ với đơn vị công tác về việc thực hiện các nội dung và phương thức đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN của nhà trường để thực hiện CTGDPT 2018.

Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả cao nhất nhà trường cũng đã thực hiện kiểm kê, đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ hiện có theo bốn phương thức nói trên ngay từ năm học 2019-2020 để có phương án cũng như thời gian chuẩn bị. Riêng phương thức: Khảo sát bằng bảng hỏi thì chưa thực hiện, phương thức này thường được lồng ghép tích hợp trong phương thức Phỏng vấn trực tiếp, báo cáo nhu cầu từ giáo viên.

Qua thực hiện các nội dung và phương thức đã nêu, nhà trường đã chuẩn bị cơ bản đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ cho các hoạt động dạy học và giáo dục. Song bên cạnh đó việc thiết bị dạy học cấp về chậm và thiết bị công nghệ còn ít cũng đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, học tập của học sinh.

4. Câu hỏi tương tác Nội dung 2, Hoạt động 5

Thầy (Cô) hãy khái quát quy trình đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018 ở trường học. Từ đó, xác định yêu cầu thực hiện mỗi bước trong quy trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN ở trường học.

Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường học. Cán bộ quản lý trường học có thể thực hiện theo quy trình gồm 3 bước:

Bước 1: Phân tích thực trạng cơ sở vật chất thiết bị tấn công nghệ hiện có của nhà trường.

Thu thập thông tin về CSVC, TB&CN hiện có của nhà trường: Trên cơ sở sử dụng các phương thức đánh giá như: kiểm kê, quan sát, phỏng vấn, bảng hỏi, nghiên cứu hồ sơ quản lý, nghiên cứu sản phẩm hoạt động… để thu thập thông tin liên quan đến các nội dung đánh giá thực trạng CSVC, TB&CN của nhà trường; thống kê về số lượng các hạng mục CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục hiện có của nhà trường.

Phân tích tình trạng sử dụng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục của nhà trường trên các khía cạnh: (1) Tần suất sử dụng sử dụng của các hạng mục CSVC,TB&CN phục vụ dạy học, giáo dục; (2) Chất lượng sử dụng của các hạng mục CSVC, TB&CN phục vụ dạy học, giáo dục; (3) Nhu cầu sử dụng CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục của nhà trường.

Bước 2: Đối chiếu với quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Dựa vào thông tin về số lượng, chất lượng CSVC, TB&CN của trường học đã tổng hợp và phân tích; Xem xét cụ thể các quy định và yêu cầu về CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục của CTGDPT 2018, xác định tình trạng thiếu, thừa, cần sửa chữa của các hạng mục CSVC, TB&CN phục vụ nhu cầu dạy học, giáo dục của nhà trường theo CTGDPT 2006 và CTGDPT 2018.

Phân tích cụ thể số lượng, chất lượng (làm rõ loại nào thiếu, thiếu bao nhiêu; loại nào còn tốt tiếp tục đưa vào danh mục thông báo cho GV biết để khai thác sử dụng; loại nào cần sửa chữa, bảo dưỡng; bổ sung mới; thanh lý….). Trên cơ sở đó, đánh giá được điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của nhà trường trong phát triển CSVC, TB&CN của trường học.

Chú ý làm rõ từng nội dung phản ánh các điều kiện phục vụ dạy học, giáo dục; điều kiện thiết bị dạy học, phòng học bộ môn; điều kiện công nghệ (Internet, phần mềm, ứng dụng…) để phục vụ hoạt động dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; điều kiện CSVC (sân chơi, bãi tập,…) phục vụ hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục địa phương… theo yêu cầu của CTGDPT 2018.

Kế hoạch giáo dục của nhà trường là một căn cứ quan trọng và sát thực để đánh giá xem CSVC, TB&CN hiện tại có đáp ứng được những mục tiêu và định hướng mới đề ra trong kế hoạch giáo dục của nhà trường hay không.

Trên thực tế, để hiệu quả, khả thi và tránh lãng phí, đánh giá CSVC, TB&CN và xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là 2 việc ảnh hưởng lẫn nhau trong kế hoạch tổng thể của nhà trường (hàng năm hoặc vài năm theo chu kỳ đổi mới, phát triển chương trình của nhà trường). Vì vậy, căn cứ để xác định vấn đề ưu tiên trong phát triển CSVC phải gắn chặt với kế hoạch giáo dục và mục tiêu, định hướng phương pháp, các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Xác định vấn đề cần ưu tiên trong phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục theo CTGDPT 2018

Bước 3: Xác định vấn đề ưu tiên trong phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tại bước 1: Phân tích thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục hiện có của trường học cán bộ quản lý trường học cần truy cập thông tin về số lượng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ hiện có của nhà trường; phân tích tình trạng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường trên các khía cạnh:

1. Tần suất sử dụng,

2. Chất được sử dụng

3. Nhu cầu sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục của nhà trường

Tại bước 2: Đối chiếu với quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và kế hoạch giáo dục của trường học; cán bộ quản lý trường học cần:

- Đánh giá điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ của nhà trường theo yêu cầu quy định cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ theo chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ. Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường để xác định vấn đề ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ; gắn chặt kế hoạch phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ với mục tiêu định hướng hoạt động dạy học giáo dục trong kế hoạch giáo dục của nhà trường bước

Tại bước 3: Xác định vấn đề ưu tiên phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo dục của trường học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cán bộ quản lý trường học cần:

- Định hướng ưu tiên của nhà trường trong mua sắm, sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ;

- Định hướng danh mục cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ thu hút nguồn lực bên ngoài nhà trường.

5. Câu hỏi tương tác Nội dung 2, Hoạt động 6

Nghiên cứu video về “Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục ở trường học: Dựa vào thông tin về số lượng, chất lượng CSVC, TB&CN của trường học, đối chiếu với yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018 để chỉ rõ tình trạng thừa, thiếu, mức độ đáp ứng của CSVC, TB&CN (CSVC cố định; Thiết bị dạy học, giáo dục; Đồ dùng, dụng cụ) hiện tại khi triển khai CTGDPT 2018 của trường học theo các gợi ý sau đây và điền vào bảng phân tích phía dưới.

– Đánh giá điều kiện CSVC: phòng học, phòng học bộ môn… để phục vụ dạy học và giáo dục theo CTGDPT 2018? Nhà trường cần bố trí phòng học và chuẩn bị những danh mục CSVC nào để thực hiện CTGDPT 2018 từ năm học 2021-2022 và theo lộ trình triển khai chương trình mới.

– Đánh giá về điều kiện thiết bị dạy học, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, công nghệ (Internet, phần mềm, ứng dụng…) để phục vụ dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo CTGDPT 2018.

– Đánh giá về điều kiện CSVC (sân chơi, bãi tập…) phục vụ hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục địa phương theo yêu cầu của CTGDPT 2018.

– Xác định nguyên nhân, định hướng các vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong quản trị CSVC,TB&CN của trường học.

– Đối chiếu với đơn vị công tác về những vấn đề đã nêu trên, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu so với yêu cầu của CTGDPT 2018, những hạng mục CSVC, TB&CN cần bổ sung để thực hiện CTGDPT2018

(Các thầy cô theo thực trang của đơn vị mình)

Bảng phân tích thực trạng CSVS, TB&CN
Bảng phân tích thực trạng CSVS, TB&CN

6. Câu hỏi tương tác Nội dung 2, Hoạt động 7

Thầy/Cô hãy đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục để thực hiện CTGDPT 2018 ở đơn vị công tác theo những gợi ý dưới đây:

– Đánh giá điều kiện CSVC: phòng học, phòng học bộ môn… để phục vụ dạy học và giáo dục theo CTGDPT 2018? Nhà trường cần bố trí phòng học và chuẩn bị những danh mục CSVC nào để thực hiện CTGDPT 2018 từ năm học 2021-2022 và theo lộ trình triển khai chương trình mới.

– Đánh giá thực trạng thiết bị dạy học, giáo dục của trường học (thiết bị dùng chung, thiết bị dạy học ở các khối lớp, thư viện…).

– Đánh giá thực trạng công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục của trường học (công cụ, dụng cụ văn phòng; Công cụ, dụng cụ chuyên dùng…).

– Chỉ rõ mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng của CSVC, TB&CN đối với CTGDPT 2018; Những hạng mục CSVC, TB&CN cần ưu tiên bổ sung để thực hiện CTGDPT 2018.

Lưu ý:

Học viên điền các nội dung thông tin vào một trong ba bảng gợi ý sau:

Bảng 2.1: Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất (tài sản cố định);

Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng thiết bị dạy học, giáo dục;

Bảng 2.3: Đánh giá thực trạng công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục.

Sau khi hoàn thành bảng gợi ý, học viên tải lên hệ thống.

7. Câu hỏi tương tác Nội dung 2, Hoạt động 8

Hãy sắp xếp các bước trong giai đoạn 2 – giai đoạn xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, bổ sung, tiếp nhận và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong nhà trường theo trình tự phù hợp.

Xác định căn cứ pháp lý

Phân tích bối cảnh của nhà trường

Xác định mục tiêu của kế hoạch

Xác định các hoạt động cần thực hiện và kết quả cần đạt đối với từng hoạt động trong kế hoạch phát triển CSVC, TB&CN trong dạy học, giáo dục

Xác định thời gian thực hiện

Xác định kinh phí

Phân công phụ trách

8. Câu hỏi tương tác Nội dung 2, Hoạt động 9

Đánh giá kế hoạch sử dụng – bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong nhà trường trên đây theo Rubric.

Câu trả lời

Tiêu chí 1 Kế hoạch phân tích đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của nhà trường. Định hướng xây dựng kế hoạch phát triển CSVC, TB&CN liên quan đến bối cảnh.

Tiêu chí 2 Mục tiêu phát triển CSVC, TB&CN cơ bản thể hiện đặc trưng của nhà trường.

Tiêu chí 3 Nội dung ckế hoạch phong phú, đúng tinh thần CTGDPT 2018 và thể hiện được nét riêng của nhà trường.

Tiêu chí 4 Thể hiện rõ ràng, đầy đủ tiến trình thực hiện các nội dung của kế hoạch quản trị CSVC, TB&CN của nhà trường theo thời gian cụ thể trong năm học.

Tiêu chí 5 Phân công thực hiện đầy đủ nội dung chương trình và phân rõ vai trò của các bên liên quan trong quản lý thực hiện kế hoạch quản trị CSVC, TB&CN của nhà trường.

Tổng điểm 85

Ưu điểm Đã chính xác bối cảnh và định hướng xây dựng kế hoạch phát triển, Mục tiêu phát triển Rõ ràng.

Những điểm cần hoàn thiện: Giữ nội dung và Kế hoạch cần gắn kết đồng bộ dựa trên tinh thần CTGDPT 2018.

Kế hoạch đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ module 4

Xem chi tiết tại bài viết: Kế hoạch đầu tư mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ module 4

Bảng phân tích thực trạng CSVC, TB&CN dạy học, giáo dục của trường học thực hiện CTGDPT 2018

Xem chi tiết tại bài viết: Bảng phân tích thực trạng CSVC, TB&CN dạy học, giáo dục của trường học thực hiện CTGDPT 2018

Bảng thống kê các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học module 4

Xem chi tiết tại bài viết: Bảng thống kê các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học module 4

9. Đáp án module 4 CBQL hoạt động 10, 11, 12

HĐ 10:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng kiên cố hóa và chuẩn hóa trường lớp.

- Sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong việc tìm nguồn lực để phát triển trường lớp.

- Sự quan tâm của xã hội trong công tác giáo dục thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường.

- Hiện tại trường cơ bản đảm bảo trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như bảo quản tài sản chung của nhà trường.

2. Khó khăn

- Trường chưa có nhà đa năng và các công trình hỗ trợ hoạt động giáo dục, WC, ANTT, còn thiếu; các phòng học, phòng chức năng xuống cấp

- Các phòng học văn hoá, bộ môn hầu hết còn thiếu thiết bi, công nghệ hiện đại.

- Một số thiết bị, đồ dùng được cấp đã lâu nên cũ hỏng.

- Sân chơi, bãi tập của trường chưa đạt chuẩn, chưa có phòng đa năng, khu giáo dục ATGT, thiết bị vận động cho học sinh hoạt động vui chơi ngoài trời.

- Nguồn kinh phí được cấp của nhà trường hàng năm rất ít, chưa đảm bảo chi thường xuyên vì thế không thể cân đối để mua sắm bổ sung.

- Việc huy động xã hội hoá cũng phụ thuộc từ các mạnh thường quan ngoài địa bàn trường vì điều kiện kinh tế, xã hội của người dân trên địa bàn còn nhiều khó khăn.

HĐ11:

1. Thuận lợi:

- Đội ngũ giám sát, đánh giá chính là những thành viên trong nhà trường, trong đó nhân phụ trách thiết bị đóng vai trò chủ yếu,

- CB, GV và những người sử CSVS, thiết bị, công nghệ thực hiện giám sát, đánh giá những CSVC, thiết bị, công nghệ do mình trực tiếp sử dụng;

2. Khó khăn:

- Việc đánh giá sau giám sát đôi khi chưa sát với thực trạng CSVC, thiết bị và công nghệ do thiếu kinh nghiệm, kiến thức , kĩ năng chuyên sâu vì thế thường đánh giá theo chủ quan;

- Trường chưa có PHT phụ trách về CSVC, cán bộ thư viện, tiết bị là một GV phụ trách vì thế còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ về thư viện, thiết bị.

HĐ 12

Câu 1

1. Phân tích nội dung huy động và sử dụng các nguồn lực và cách thức phối hợp các bên liên quan trong huy động, sử dụng nguồn lực CSVC, TB&CN phục vụ dạy học, giáo dục học sinh để thực hiện CTGDPT 2018 ở trường học

Công tác huy động và sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục ở trường học cần tập trung vào 2 nội dung trọng tâm: Huy động các nguồn lực để cải tạo sửa chữa các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ dạy học, giáo dục ở trường học; huy động các nguồn lực để phát triển thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học, giáo dục ở trường học

Huy động các nguồn lực cải tạo sửa chữa các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ dạy học giáo dục trường học cần quan tâm: Cơ sở giáo dục học xây dựng kế hoạch huy động tài trợ cơ sở vật chất phục vụ dạy học giáo dục theo yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó chỉ rõ nội dung và địa chỉ đầu tư phát triển các hạng mục cơ sở vật chất cần được ưu tiên đầu tư trọng điểm trong cải tạo sửa chữa hoặc xây mới. Huy động nguồn lực phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú; Huy động nguồn lực cơ sở vật chất cần thiết để phục vụ hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục địa phương; huy động các nguồn lực để phát triển thiết bị và Công nghệ phục vụ dạy học giáo dục trường học cần quan tâm.

Ưu tiên trang bị cho dạy học lớp 1 là theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo hệ thống thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; huy động các thiết bị giáo dục phục vụ hoạt động trải nghiệm theo yêu cầu của chương trình hoạt động trải nghiệm và nội dung giáo dục địa phương ở trường học; huy động thiết bị và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng các công nghệ mới.

Để huy động và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo dục, trường học có thể thực hiện các cách thức phối hợp các bên liên quan như: thông qua văn bản, công văn giải trình đề nghị, thư ngỏ; gặp gỡ, họp trực tuyến trao đổi với các bên liên quan khác, họp phụ huynh, hội nghị tham vấn, kết nghĩa với các trường, doanh nghiệp, tổ chức quần chúng; tổ chức hình thành liên doanh liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước; đầu tư nuôi dưỡng các nguồn thu, cho thuê mướn cơ sở, địa điểm; các hình thức khác nhau như truyền thông tuyên truyền qua đài phát thanh, truyền hình, mạng xã hội, các bên liên quan trong huy động và sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục ở trường học bao gồm: chính quyền uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan ban ngành chức năng, cơ quan quản lý giáo dục các cấp, phòng Giáo dục và Đào tạo, gia đình, cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức quốc tế, đội ngũ trí thức, việt kiều, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp và cá nhân. Hợp tác với các cơ sở giáo dục khác, các nguồn lực khác, hội Cựu giáo chức hội học sinh để phát động xây dựng quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ học sinh nghèo vượt khó

2. Liên hệ trường đang công tác

Về CSVC: Do kinh phí chi thường xuyên hàng năm được cấp rất ít nên việc sửa chữa, xây mới bổ sung đều đề nghị lên cấp trên đầu tư; với những hạng mục nhỏ nhà trường huy động CB, GV, HS cùng tham gia thực hiện đóng góp và trực tiếp thực hiện.

Về máy móc, thiết bị: Trong những năm qua nhà trường chủ yếu thực hiện huy động các nguồn lực về đầu tư theo hình thức chìa khóa trao tay: hệ thống lọc nước uống, thiết bị vận động.

Về hỗ trợ HS khó khăn: Đối với HS không có khả năng tham gia BHYT thì vận động mạnh thường quân mua cho; về cơm trưa cũng nhờ sự giúp đỡ cung cấp 120 xuất cơm từ thiện/ ngày, vận động quần áo,...

Phối hợp các cấp chính quyền, phòng GD&ĐT, Ban đại diện cha mẹ học sinh để rà soát kiến nghị UBND huyện đầu tư các hạng mục CSVC, thiết bị và công nghệ còn thiếu phục vụ thực hiện chương trình GDPT 2018.

Câu 2:

Quy trình quản lý, huy động và sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học giáo, dục học sinh ở trường học được khái quát bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn vận động nguồn lực, giai đoạn tiếp nhận nguồn lực, giai đoạn sử dụng nguồn lực.

Giai đoạn vận động nguồn lực: Trường học xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày, không đúng quy trình, quy định, không công khai minh bạch phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai.

Giai đoạn tiếp nhận nguồn lực: Trường học thành lập tổ tiếp nhận tài trợ, thành lập bao gồm thủ trưởng cơ sở giáo dục, tổ trưởng, kế toán trưởng, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn (nếu có). Tổ tiếp nhận phổ biến các thông tin về hoạt động tài trợ, tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật đối với khoản tài trợ bằng hiện vật và khoản tài trợ phi vật chất

Giai đoạn sử dụng nguồn lực: Trường học lập kế hoạch sử dụng tài trợ và công khai kế hoạch sử dụng tài trợ trước thì tổ chức thực hiện ít nhất 15 ngày. Tổ chức thực hiện kế hoạch tuân thủ đúng mục đích đã đề ra, đảm bảo tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn định mức quy định, tuân thủ các quy định hiện hành, lập báo cáo quyết toán giá trị của khoản tài trợ phải được theo dõi và ghi chép trong sổ kế toán của cơ sở giáo dục theo quy định.

Trên đây là Đáp án câu hỏi tương tác module 4 Cán bộ quản lý đầy đủ nội dung 1 và nội dung 2, gồm 12 hoạt động để giáo viên tham khảo nhằm nhanh chóng hoàn thiện Bài tập cuối khóa module 4 CBQL. Nội dung Đáp án module 4 CBQL vẫn đang được HoaTieu.vn update liên tục, thầy cô nhớ theo dõi thường xuyên để không bỏ lỡ tài liệu học tập mới nhất nhé!

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo tài liệu gợi ý đáp án module khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
37 184.148
0 Bình luận
Sắp xếp theo