Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 sách mới dùng chung cả 3 bộ sách (126 đề)
Tải đề đọc hiểu Ngữ văn 7 Cánh Diều, KNTT, CTST
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn ngoài chương trình - Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng tới phẩm chất, năng lực của người học. Chính vì vậy việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông đã hướng dẫn không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa để xây dựng đề kiểm tra trong phần đọc hiểu và viết. Nhằm giúp các em củng cố và mở rộng thêm kiến thức Ngữ văn của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bộ ngữ liệu đọc hiểu Văn 7 sách mới sử dụng chung cho cả 3 bộ sách Cánh Diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Đề đọc hiểu Văn 7 ngữ liệu ngoài chương trình
Stt | Thể loại | Số đề | Trang |
1 | Truyện | 20 | 01-32 |
2 | Tiểu thuyết | 03 | 33-39 |
3 | Thơ bốn chữ, năm chữ | 22 | 40-93 |
4 | Truyện ngụ ngôn | 10 | 94-117 |
5 | Văn bản nghị luận | 34 | 118-158 |
6 | Thơ tự do | 26 | 159-186 |
7 | Văn bản thông tin | 6 | 187-200 |
8 | Tản văn | 1 | 201-206 |
9 | Truyện viễn tưởng | 11 | 207-220 |
10 | Trang sách và cuộc sống | 1 | 221-226 |
TỔNG | 126 |
ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Quà của bà
Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều.
Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na, hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!
Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu… Cháu biết rồi, bà ơi… Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho…
(Theo Vũ Tú Nam)
Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sân, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái.”
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Bà ngồi dậy, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu!”
Câu 4 : Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?
Câu 5: Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bà.
GỢI Ý:
1 | Phương thức biểu đạt chính: Tự sự |
2 | HS tìm được 1 cụm C-V theo yêu cầu của đề bài. VD: bà trồng, … |
3 | Biện pháp tu từ: Liệt kê. Liệt kê cử chỉ, hoạt động của bà: ngồi dậy, cười cười, mở, đưa |
Tác dụng: Thể hiện hình ảnh người bà hiền hậu với tình thương yêu trìu mến của bà dành cho người cháu; luôn quan tâm và dành cho cháu những món quà “đặc biệt” mà cháu thích. | |
4 | Đây là câu hỏi mở, tùy học sinh lựa chọn bức thông điệp miễn là lí giải hợp lí. Dưới đây là một số nội dung gợi ý: - Tình cảm của bà cháu là tình cảm gia đình thiêng liêng quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương đất nước. - Chúng ta cần yêu thương và có hiếu với bà vì tình yêu thương của bà dành cho cháu là sâu nặng vô bờ bến. - Cần kính yêu, tự hào và giữ gìn trân trọng tình cảm bà cháu. Vì đó là tình cảm thiêng liêng, là điểm tựa cho cuộc đời của mỗi chúng ta... - Người cháu thấu hiểu và cảm nhận được tình cảm của bà dành cho mình và rất mực yêu thương, kính trọng bà nên đã viết về bà với thái độ trân trọng ngợi ca bà… (HS cần nêu ít nhất 2 nội dung) |
5 | a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số chữ qui định. |
b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Hình ảnh người bà | |
c. Nội dung: - Hình ảnh người bà: nhân hậu, yêu thương các cháu hết lòng, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn đến thăm cháu và khi chân đau không thể tiếp tục đến thăm cháu được, bà vẫn luôn có quà cho cháu, làm ô mai sấu cho cháu… - Tình cảm của nhân vật “tôi”: gần gũi, thấu hiểu những tình cảm bà dành cho mình, từ đó rất mực yêu thương, kính trọng, tự hào ngợi ca bà. |
ĐỀ 2: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
HAI CON GÀ TRỐNG
“Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi vã nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.
Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau kịch liệt, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Sau cùng, dĩ nhiên một con thắng và một con bại.
Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng khi bay ngang qua đấy chú ý đến. Thế là, con chim ưng xà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở.”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên trên.
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ có trong văn bản?
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện bằng đoạn văn khoảng 7- 9 câu:
GỢI Ý:
1. PTBĐ: tự sự
2. BPTT: nhân hóa
3* Hình thức: Đoạn văn khoảng 7- 9 câu, trình bày mạch lạc...
* Nội dung:
- Câu chuyện kể về 2 anh em nhà gà cãi vã, đánh nhau vì tranh nhau làm vua Nông Trại.
- Câu chuyện đề cập đến vấn đề: Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình. Anh em cùng cha mẹ sinh ra phải thương yêu, đùm bọc, nhường nhịn nhau, không nên cãi vã, tranh giành sẽ mang lại hậu quả xấu. Đồng thời, câu chuyện cũng phê phán thói kiêu ngạo, hiếu thắng.
ĐỀ 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Bố tôi
Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.
Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.
Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt…
Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.
(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0.5 điểm): Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.”
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông.”
Câu 4 (1 điểm): Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua văn bản trên?
Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ), nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bố và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với bố.
GỢI Ý:
1.Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2.HS tìm được 1 cụm C-V theo yêu cầu của đề bài.
VD: bố sẽ đi, tôi sẽ đi…
3. Biện pháp tu từ: Liệt kê các hành động, cử chỉ của người cha: xem, chạm vào, ép, …Tác dụng: Thể hiện được sự nâng niu, trân trọng những lá thư của con và sâu thẳm hơn chính là tình thương yêu quý mến của người cha dành cho con.
4.Đây là câu hỏi mở, tùy học sinh lựa chọn bức thông điệp theo cảm nhận của cá nhân, miễn là lí giải hợp lí. Dưới đây là một số nội dung gợi ý:
- Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng quý giá vì đây là tình cảm làm cơ sở cội nguồn cho tình yêu quê hương đất nước.
- Chúng ta cần yêu thương trân trọng kính yêu bố của mình vì tình cảm bố dành cho chúng ta là vô cùng lớn lao, cao cả.
- Người con yêu thương, thấu hiểu về bố nên viết về bố với tấm lòng trân trọng ngợi ca tự hào…
(HS cần nêu ít nhất 2 nội dung)
5.Nội dung:
- Người bố trong văn bản luôn dành cho con những tình thương yêu sâu nặng, luôn dõi theo từng bước đi của con thể hiện qua sự nâng niu, trân trọng và gìn giữ những lá thư của con như một vật báu.
- Tình cảm của người con: Kính yêu, trân trọng, tự hào về bố, cảm thấy xót xa hụt hẫng nuối tiếc khi bố không còn.
ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Người ăn xin
Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khàn đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.
(Theo Tuốc-ghê-nhép)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin?
Câu 3. Xét về cấu tạo, câu: “Chao ôi!” trong văn bản trên thuộc kiểu câu nào? Có tác dụng gì?
Câu 4. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
GỢI Ý:
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự. |
Câu 2
| - Cậu bé đã cho ông lão tình yêu thương, sự cảm thông và tôn trọng bằng tất cả tấm lòng. - Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. |
Câu 3
| - Chao ôi! -> Là câu đặc biệt. - Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc. |
Câu 4
| - Tình yêu thương, lòng nhân ái của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những đau khổ trong cuộc đời. Chính tình yêu thương sẽ làm cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người… (HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau, khi chấm GV cần linh hoạt) |
...............................
Do nội dung bộ đề đọc hiểu ngữ văn 7 sách mới rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về để xem nội dung chi tiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 môn Văn 7 Chân trời sáng tạo 2025
Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 7 Chân trời sáng tạo 2023-2024
Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 7 I LEARN SMART WORLD 2023-2024
Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 7 Global Success
Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc (10 mẫu)
Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát trang 82
Ngữ văn 7 soạn bài Cốm vòng
Soạn Văn 7 Nói và nghe trang 72
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 sách mới dùng chung cả 3 bộ sách (126 đề)
715,2 KB 27/11/2023 8:23:00 SABộ đề đọc hiểu Ngữ văn 7 sách mới pdf
27/11/2023 8:47:32 SA

Gợi ý cho bạn
-
Soạn bài Chiếc đũa thần
-
Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc lớp 7 (9 mẫu)
-
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
-
Soạn bài Câu chuyện về con đường ngắn gọn
-
Phân tích nhân vật tôi trong văn bản Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn
-
Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 24 Kết nối tri thức tập 1
-
Soạn Văn 7 Thực hành tiếng Việt trang 72
-
Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật của bài thơ Nói với con
-
(Cực hay) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ý kiến phản đối lớp 7 (có dàn ý)
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến Bác Hồ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
-
Nghị luận Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí?
-
Nghị luận Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?
-
Viết kết nối với đọc trang 34 SGK văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
-
Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương ngắn nhất
-
Nói và nghe kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Kết nối tri thức tập 2
-
Phân tích bài viết tham khảo Trường học đầu tiên
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) siêu hay
-
So sánh giống nhau và khác nhau giữa tản văn và tuỳ bút
-
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức
-
Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người siêu hay
-
Viết đoạn văn kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương

Bài viết hay Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một món quà em đặc biệt yêu thích lớp 7 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương
(12 mẫu) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7 KNTT
Chuyên đề nghị luận về một vấn đề đời sống (trình bày ý kiến phản đối)
Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 7 trang 84
Luyện tập tổng hợp trang 118 Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức