Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 10

Hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 10 theo quy định Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT về chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch BDTX module GVMN 10: Bài thu hoạch Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non năm 2024.

I. Bài thu hoạch BDTX module GVMN 10

1. Những điểm cần lưu ý trong vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non

“Trẻ em như búp trên cành”, như những mầm non nhỏ bé cần được che chở và bao bọc. Chúng chưa có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm xung quanh mình. Chính vì vậy, các cơ sở mầm non cần đảm bảo cho các bé được sống trong một môi trường an toàn cả về sức khỏe, tinh thần và tính mạng. Nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ trẻ một cách tốt nhất.

Trường mầm non được đánh giá là môi trường học tập khá an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, sự an toàn này chỉ mang tính chất tương đối bởi bất cứ tình huống nào cũng có thể bất ngờ xảy ra. Chúng ta cần ý thức được điều đó và phải chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó trong mọi trường hợp.

Đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non là chúng ta đang đáp ứng quyền lợi chính đáng của trẻ. Chúng cần được học tập và vui chơi một cách lành mạnh, an toàn dưới sự giám sát và hướng dẫn của đội ngũ giáo viên cũng như của toàn thể nhà trường. Bên cạnh đó, uy tín của nhà trường có được giữ vững và củng cố hay không cũng còn phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh của chính họ. Vì thế, đừng xem nhẹ vấn đề này mà hãy thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả bằng mọi biện pháp.

2. Chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo về đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non

Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với bậc giáo dục mầm non, các đơn vị mầm non cần thực hiện các yêu cầu:

  • Tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
  • Xây dựng môi trường học tập thân thiện, đảm bảo cho trẻ được an toàn tuyệt đối cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi, đồ dùng một cách thường xuyên. Phát hiện kịp thời và chỉ đạo khắc phục nhanh chóng các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi chúng tham gia các hoạt động tại trường, lớp.
  • Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.
  • Quản lý và nâng cao chất lượng các bữa ăn bán trú tại trường mầm non. Thực hiện chế độ ăn cấn đối, hợp lý, đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu cho từng nhóm tuổi của các bé.
  • Kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc của các loại thực phẩm dùng chế biến bữa ăn cho trẻ, thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn trường mầm non.

3. Biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non

a. Nguyên nhân xảy ra tai nạn, thương tích tại trường mầm non

  • Do sự giám sát, trông nom của giáo viên còn hời hợt, thiếu trách nhiệm nên trẻ có cơ hội tiếp xúc với các yếu tố gây nguy hiểm.
  • Do cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn, cầu thang, ban công không có thanh chắn, trẻ hiếu động trèo lên lan can, ban công ngã

b. Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho trẻ

  • Tạo môi trường học tập và vui chơi lành mạnh.
  • Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị, đồ dùng dễ gây nguy hiểm.
  • Đào tạo đội ngũ giáo viên, công nhân viên về vấn đề giáo dục, hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho trẻ.

c. Các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non

Ở lứa tuổi mầm non, các bé thường rất hiếu động, thích tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Chính vì thế mà khả năng các bé dễ va chạm, tiếp xúc với những thứ nguy hiểm là rất lớn. Chúng cần được giám sát chặt chẽ từ phía nhà trường để tránh những tai nạn, rủi ro đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ một cách tối ưu mà các nhà lãnh đạo nên tham khảo và triển khai tại cơ sở trường mầm non của mình:

– Phòng tránh tai nạn ở ban công, cầu thang:

  • Giường, cũi, bàn ghế hay các thiết bị học tập phải được thiết kế chắc chắn, đạt chuẩn.
  • Đồ chơi phải đúng quy cách, an toàn, không sắc nhọn, hư hỏng, gãy vỡ,..
  • Không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với dao, kéo, đồ vật sắc nhọn,…
  • Tránh trường hợp trẻ bị hóc, sặc ở đường thở bởi các vật như đồng xu, ốc vít, cúc áo, cháo, bột,…hoặc bị chăn, gối bịt đường thở khi đang ngủ.
  • Cửa phải có song chắn
  • Cầu thang thấp, có tay vịn, độ dốc đạt yêu cầu.
  • Sàn nhà hay lối đi phải bằng phẳng, không trơn trượt, khuyến khích trải thảm cỏ nhân tạo thay vì nền gạch hay xi măng để trẻ không bị va đập, trầy xước.

- Tránh điện giật và tránh bỏng:

  • Các yếu tố có thể gây bỏng cho trẻ như nước sôi, thức ăn nóng,...cần được để xa tầm với của trẻ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện để tránh bị điện giật.

- Tránh ngộ độc thực phẩm:

  • Thức ăn, nước uống, hoa quả hay quà bánh phải đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, tránh vi khuẩn gây bệnh.
  • Thận trọng với chì và thủy ngân. Đây là 2 thành phần rất độc thường có trong sơn tường, cửa, đồ chơi, đồ gốm, các vật dụng bằng pha lê hay thủy tinh màu, pin, đèn thủy ngân, nhiệt kế,...

- Bên cạnh những giải pháp xung quanh vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị thì sự an toàn của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức trách nhiệm và tình yêu nghề, yêu trẻ của các giáo viên cũng như cán bộ quản lý. Vì vậy, nhà trường cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương đối với con trẻ. Đồng thời phải có những biện pháp phòng ngừa và kịp thời ngăn chặn các hành vi có tính chất bạo lực, xâm hại đến tinh thần, thân thể và sức khỏe của các bé.

II. Một số kinh nghiệm đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” chính vì vậy trẻ em luôn là đối tượng được các gia đình và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc, giáo dục và được bảo vệ an toàn về thể chất và tinh thần.
Giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thứ hai. Vậy làm thế nào để xứng đáng với hai từ mẹ hiền, để trẻ yêu mến cô, luôn có cảm giác khi đến trường cũng giống như ở nhà, được đảm bảo an toàn về tinh thần và thân thể, đó là điều băn khoăn và lo lắng của tất cả chị em giáo viên chúng ta, hàng ngày phải chăm sóc và đảm bảo an toàn cho mấy chục đứa con của mình.

Sau đây là 1 số kinh nghiệm của bản thân tôi về đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện cho trẻ đảm bảo an toàn cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Trước khi vào lớp kiểm tra toàn bộ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác CSGD trẻ phải đảm bảo an toàn. Các tiết bị điện phải đảm bảo an toàn cho trẻ. Các đồ dùng cũng như đồ chơi an toàn không sắc nhọn, hỏng …

- Trang trí lớp, làm đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trẻ, không gây nguy hiểm cho trẻ.

2. Phòng tránh tốt các tai nạn và bệnh thường gặp đối với trẻ.

- Ngiên cứu, tìm hiểu kỹ một số tai nạn thường gặp đối với trẻ trong trường mầm non : Bỏng, điện giật, đuối nước, ngã, động vật cắn, các vật sắc nhọn, tai nạn giao thông…

+ Không để trẻ chơi ở những nơi gây nguy hiểm, những nơi có chậu nước, giếng nước

+ Không cho trẻ tự ý bật tắt các thiết bị điện…

+ các vật sắc nhọn như : kéo, dao để xa tầm với của trẻ… khi có hoạt động tạo hình, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cần hướng dẫn trẻ cụ thế, cách cầm dao, kéo để không bị đứt tay, trong khi cho trẻ sử dụng cần chú ý theo dõi trẻ.

+ Trường MN Trung Mỹ là nơi gần đường giao thông đi lại: Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cần đóng cổng, chú ý nhắc nhở trẻ không ra cổng, không chơi gần đường…Giáo dục trẻ trước khi cho trẻ ra chơi ngoài trời

+ Chơi an toàn với các thiết bị ngoài trời, quy định khu vực chơi rõ ràng cho trẻ. Chú ý , quan sát trẻ thường xuyên.

- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về các bệnh thường gặp đối với trẻ, cách phòng tránh

3. Đảm bảo an toàn về tinh thần cho trẻ.

- Khi trẻ đến trường, an toàn về tinh thần là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nhất là đối với lứa tuổi nhà trẻ và 3 tuổi, lần đầu tiên được biết đến trường MN, lần đầu được gọi tên cô giáo, trẻ rất cần được đảm bảo an toàn về tinh thần, có cảm giác khi đến trường cũng như khi ở nhà, cô giáo như mẹ của mình. Để làm được điều đó cô cần an cần, vui vẻ khi đón trẻ, tình cảm đối với trẻ, thường xuyên nói chuyện với trẻ. Khi trẻ khóc cô cần dỗ dành động viên trẻ, vỗ về. Để trẻ có cảm giác yên tâm như mình đang ở nhà.

4. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường MN

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, cho trẻ được trải nghiệm các công việc trong cuộc sống : Dạy trẻ sử dụng dao kéo không bị đứt tay, Cách sử dụng các đồ dùng dễ vỡ… mỗi một đề tài cô lồng ghép, cần cho trẻ được thực hành trực tiếp.

- Giáo dục trẻ không theo người lạ, thấy có người lạ đến lớp, đến trường hoặc đến nhà cần báo ngay cho cô giáo hoặc người nhà.

- Không nhận quà từ người lạ mặt

5. Phối hợp với gia đình, các ban nghành đoàn thể về đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường MN

- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về đảm bảo an toàn cho trẻ, phương pháp và cách phòng tránh tai nạn và đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường MN. Nói không với bạo lực gia đình.

- Tuyên truyền về các bệnh thường gặp và cách phòng tránh, tiêm phòng và cho trẻ uống các loại vacxin phòng bệnh.

- Phối hợp với bảo vệ trong nhà trường, đưa đón trẻ đúng giờ quy định, không để người ngoài vào trường không có lý do chính đáng.

- Khóa mở cổng đúng thời gian quy định.

- Tham mưu với cấp trên mua sắm các trang thiết bị phục vụ trẻ đảm bảo an toàn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
21 43.659
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo