PowerPoint Toán 5 Bài 63: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

Tải về

Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 63: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối sách Cánh Diều bao gồm mẫu giáo án file Word và PowerPoint được thiết kế dưới dạng Slide trình chiếu PPT sinh động, sẽ giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong công tác soạn giáo án điện tử, mang đến những tiết học hay, bổ ích và lý thú hơn.

Bài giảng điện tử Toán 5 Bài 63 Tiết 117, 118 thuộc Chủ đề 3: Hình học và đo lường, biên soạn bám sát sgk Toán 5 Cánh Diều tập 2. Mời các bạn tham khảo và tải về mẫu Giáo án Toán 5 Bài 63: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối (PPT + Word) trên trang HoaTieu.vn.

1. Bài giảng điện tử Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

PowerPoint Toán 5 Bài 63: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

PowerPoint Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

Bài giảng điện tử Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối

2. Kế hoạch bài dạy Toán 5 Cánh Diều Bài 63

TIẾT 117 - BÀI 63 : XĂNG-TI-MÉT KHỐI. ĐỀ-XI-MÉT KHỐI (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Năng lực đặc thù:

  • Có biểu tượng đúng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối (các đơn vị đo thể tích). Biết đọc, viết đúng tên, kí hiệu, các số đo với các đơn vị đo là xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
  • Nhận biết được mối quan hộ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
  • Giải quyết được một số tình huống thực tế có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.

- Phát triển các NL toán học: Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

*Năng lực chung:

-Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc khuyến khích học sinh tự học tham gia các hoạt động nhóm và thảo luận, trình bày kết quả.

*Phẩm chất:

-Chăm chỉ trong tính toán và làm bài; trung thực trong đánh giá kết quả học tập cả bản thân, của bạn; có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

1. GV

- Một số đồ vật hay tình huống đơn giản có liên quan đến các đơn vị đo Xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối. Hình lập phương 1cm3 , 1dm3

-Ti vi, máy tính, bài trình chiếu powerpoint.

-SGK, SGV Toán 5 tập 1 bộ sách Cánh Diều.

2. HS

-SGK, bảng con, vở Bài tập Toán 5 tập 2 bộ sách Cánh Diều.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Cho học sinh quan sát tranh, nói cho bạn nghe dự đoán về câu trả lời cho hai tình huống SGK

- GV nhận xét

- Nhận xét về thể tích của miếng đường và miếng phô mai

- GV giới thiệu bài: Các hình lập phương đó chính là biểu tượng của các đơn vị đo thể tích mà sau đây ta sẽ tìm hiểu.

2. HĐ hình thành kiến thức mới(15 phút)

* Mục tiêu: HS có biểu tượng ban đầu về cm3, dm3 Nhận biết đuợc quan hệ cm3, dm3

* Cách tiến hành:

-GV giới thiệu: Để đo thể tích người ta dùng đơn vị đo: xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.

a) a) Xăng - ti - mét khối :

-G.thiệu vật mẫu hình lập phương cạnh 1cm

-H: Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu (GV dùng thước đo cạnh HLP)?

-GV nói: Đây là HLP có thể tích 1 xăng-ti-mét khối.

- H: Em hiểu cm3 là gì ?

-GV khẳng định: Xăng-ti-mét khối là thể tích hình lập phương có cạnh dài 1 cm. Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3; 1 cm3 đọc là một xăng-ti-mét khối.

- Yêu cầu: Viết 1 cm3; 5 cm3; 89 cm3

- Gv chốt ý , ghi bảng . Cho HS nhắc lại .

b) Đề - xi - mét khối : Tương tự phần a

GV giúp Hs nhận biết về khái niệm và độ lớn của 1 d m3

- Yêu cầu: Viết 1 dm3; 52 dm3; 819 dm3

c) Quan hệ giữa cm3 và dm3 :

- GV trưng bày tranh minh hoạ .

- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1dm. Vậy theo khái niệm dm3 thì hình lập phương đó có thể tích là bao nhiêu?

- Chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần là bao nhiêu

- Xếp các hình lập phương nhỏ cạnh 1cm (thể tích 1cm3) vào hình lập phương cạnh 1dm3 thì cần bao nhiêu hình ?

- Vậy 1dm3 = …. cm3 ?

- GV xác nhận, ghi bảng: 1dm3 = 1000 cm3, 1000cm3 = 1dm3

- GV hỏi: vậy ngược lại 1cm3 = …. dm3 ?

3. Hoạt động luyện tập thực hành: (12ph)

* Mục tiêu: Đọc, viết được các số đo thể tích dm3 , cm3

* Cách tiến hành:

Bài 1:

a) GV viết lần lượt từng số đo thể tích lên bảng, gọi HS đọc lần lượt.

b) GV đọc các số đo thể tích, cả lớp viết vào vở

*Trò chơi: Đố bạn: Chơi trong nhóm 6 HS bằng cách lấy ví dụ tương tự, đố bạn đọc, viết các số đo đó.

Bài 2:

a) GV giới thiệu tranh và nêu yêu cầu

b) Gọi HS nêu yêu cầu bài

- HS chia sẻ theo cặp, đổi vở chữa bài.

- GV chốt lại cách đọc, ghi số đo thể tích của mỗi hình với đơn vị đo xăng-ti-mét khối.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3ph)

* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học.

* Cách tiến hành:

- Em vừa học các đơn vị đo thể tích nào?

- GV đưa ra 2 HLP 1dm3 và 1 cm3 yêu cầu các em phân biệt dm3 và cm3

- Ước lượng thể tích các đồ vật xung quanh em

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị theo nhóm 6 các vật liệu: ống hút, que tính, đất nặn, băng dính, bìa, … để làm HLP 1 dm3

- Quan sát tranh, nói cho bạn nghe dự đoán về câu trả lời cho hai tình huống sau:

+ Miếng đường có dạng hình lập phương cạnh 1cm, vậy hộp A đựng được bao nhiêu miếng đường?

+ Miếng phô mai có dạng hình lập phương cạnh 1dm. vậy hộp B dựng dược bao nhiêu miếng phô mai?

-Thể tích của miếng đường bé hơn thể tích miếng phô mai

- HS nghe, ghi vở

- HS quan sát

- Là khối HLP có cạnh 1cm .

- HS quan sát .

- Là thể tích hình lập phươngcó cạnh dài 1cm

- HS nhắc lại.

- HS viết vào bảng con 1 cm3; 5 cm3; 89 cm3

-HS nhận biết: Đề-xi-mét khối là thể tích hình lập phương có cạnh dài 1 dm. Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3; 1dm3 đọc là một đề-xi-mét khối.

+ Đọc, ghi nhớ kí hiệu đề-xi-mét khối. Cảm nhận về “độ lớn" của 1 dm3 trong thực tế.

- HS viết bảng con 1 dm3; 52 dm3; 819 dm3

- HS quan sát

- 1 dm3 .

- là 1cm

- Mỗi lớp gồm 10 hàng, mỗi hàng 10 hình lập phương, vậy mỗi lớp là 100 HLP 1cm3, có 10 lớp vậy là cần 1000 HLP 1cm3 .

- HS trả lời: 1dm3 = 1000 cm3

- HS nhắc lại nhiều lần .

- HS trả lời: 1cm3 = 0,001 dm3

- HS đọc các số đo thể tích và nêu cách đọc

Lớp nhận xét

- 1HS viết bảng nhóm – lớp làm VBT - Nhận xét

- HS chơi trong nhóm – chơi trước lớp.

-HS quan sát và thực hiện các thao tác sau:

+Đếm số hình lập phương I cm3 cua mồi hình dà cho.

+Nói, chẳng hạn: Hình A có 4 hình lập phương. Thể tích hình A bằng 4 cm3.

-HS so sánh các số đo thể tích của mỗi hình từ đó trả lời: Các hình C và D có thể tích bằng nhau.

- HS chia sẻ bài theo cặp

- Đổi vở chữa bài

- HS trả lời

- HS phân biệt dm3 và cm3

- HS ước lượng cục tẩy khoảng 2 cm3, khối rubik khoảng 1 dm3, cái bánh khoảng 5 cm3, ….

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện.

..............

>>> Xem trọn bộ Giáo án PowerPoint Toán 5 Bài 63: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối sách Cánh Diều trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm nhiều mẫu giáo án hay khác trên chuyên mục Giáo án lớp 5 của HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
5 6
PowerPoint Toán 5 Bài 63: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm