Viết báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường lớp 10

Viết báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường lớp 10. Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề hiện nay thế giới phải đối mặt, con người cần ý thức hơn về việc bảo vệ môi trường tránh cho hậu quả nghiêm trọng hơn diễn ra. Dưới đây Hoatieu.vn sẽ gợi ý báo cáo về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.

Báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường

Để thực hiện báo cáo về vấn đề ô nhiễm môi trường, bạn đọc có thể lựa chọn cụ thể một vấn đề ô nhiễm như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất hoặc là báo cáo chung về ô nhiễm môi trường.

Nội dung báo cáo về ô nhiễm môi trường cần đề cập những thông tin như sau:

  • Thực trạng ô nhiễm môi trường;
  • Nguyên nhân ô nhiễm;
  • Hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Viết báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường lớp 10
Viết báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường lớp 10

Hoatieu.vn đưa ra một bài cáo cáo về vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay:

Thế giới đang đối mặt với ô nhiễm không khí nghiêm trọng, không khí có chứa lượng bụi mịn kèm những khí độc hại cho con người. Không khí hiện nay có nhiều khí CO2, CFC,... khí gây hiệu ứng nhà kính. Lượng lớn khí này đã khiến trái đất đang ngày càng nóng lên bất thường, con người phải đối mặt với nhiều hậu hoạ và thiên tai bất thường.

Nguyên nhân của lượng khí này là do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người như hoạt động đốt các vật liệu tự nhiên, hoạt động sản xuất dùng nhiệt của các nhà máy, khí thải từ các phương tiện sử dụng nhiên liệu hoá thạch, một số khí thải ra từ điều hoà,.... Những khí này tích tụ trong bầu khí quyền và khiến cho ánh sáng mặt trời khi chiếu xuống mặt đất bị giữ lại và khiến bầu khí quyền gia tăng nhiệt.

Hậu quả mà con người đang phải đối mặt dễ thấy nhất là dịch bệnh, những vi khuẩn dễ sinh trưởng trong điều kiện thích hợp và lây lan cho con người. Hậu quả kế tiếp là nhiệt độ trái đất đang nóng hơn, con người đối mặt với nền nhiệt vô cùng cao vào mùa hè. Hậu quả được dự đoán trong tương lai là hiện tượng băng tan, giải phóng nhiều loại vi khuẩn và mực nước biển dâng cao nhấn chìm con người.

Vậy nên con người cần phải thay đổi và khắc phục môi trường hiện nay để trái đất trở nên an toàn hơn.

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề ô nhiễm môi trường

1. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường

Bảng các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm

Nhân tố vô sinhNhân tố hữu sinh

Hoạt động của con người trong môi trường

- Ánh sáng, đất, nước, không khí...

- Rác thải: bao nilon, hộp xốp, đất đá.

- Thực vật: bàng, xà cừ, cỏ, chuối…

- Động vật: chó, mèo, lợn, gà, ruồi, muỗi...

- Vi sinh vật: virut, vi khuẩn, vi nấm...

- Con người

- Đun nấu

- Xả rác

- Đi lại bằng phương tiện cơ giới

- Xây dựng nhà cửa

- Chăn nuôi

- Sản xuất thủ công nghiệp

Bảng điều  tra tình hình và mức độ ô nhiễm

Các tác nhân gây ô nhiễmMức độ ô nhiễmNguyên nhân gây ô nhiễmĐề xuất biện pháp khắc phục
Khí thảiRất ô nhiễm

Đun nấu, đốt rác, hoạt động của các nhà máy, hoạt động giao thông vận tải

- Thu gom và xử lý rác đúng cách, đổ rác đúng nơi quy định, tái sử dụng rác

- Tăng cường sử dụng năng lượng sạch thay thế cho xăng, dầu, ga…

- Tích cực vệ sinh nhà ở và nơi công cộng

- Bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý

- Trồng nhiều cây xanh

- Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường

Nước thảiNhiềuNước thải sinh hoạt và chăn nuôi, chế biến.
Chất thải rắnNhiều

Hoạt động xây dựng, hoạt động xả rác của người dân

Hoá chấtÍt

- Từ nhu cầu trong chăn nuôi, trồng trọt (thuốc trừ sâu, phân bón…)

- Chất thải chưa được xử lý từ các nhà máy.

Tiếng ồnNhiều

Hoạt động giao thông vận tải, giải trí

Vi sinh vật gây bệnhNhiều

Xác sinh vật, rác thải không được xử lý hợp vệ sinh

2. Tác động của con người đối với môi trường

Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại

Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới

Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái

Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ

Nhân tố vô sinh:ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất đá…

- Diễn biến theo chiều hướng xấu: ánh sáng mạnh, nhiệt độ tăng, độ ẩm không ổn định, xả rác bừa bãi...

- Đun nấu trong gia đình.

- Đốt cháy nhiên liệu

- Sự gia tăng của hoạt động giao thông vận tải.

- Tàn phá thảm thực vật.

- Thu gom và xử lý rác đúng cách, đổ rác đúng nơi quy định, tái sử dụng rác

- Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế: năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

- Tích cực vệ sinh nhà ở và nơi công cộng

- Trồng nhiều cây xanh

- Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý

- Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường

Thực vậtNgày một nghèo nàn.
Động vật nuôiDễ mắc bệnh truyền nhiễm.
Vi sinh vật gây bệnhNgày một nhiều và biến đổi phức tạp.
Con người

Mau lão hoá, sinh nhiều bệnh tật, khả năng miễn dịch suy giảm.

3. Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong bảo vệ môi trường.

Không chỉ Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Điều này đặt ra thách thức lớn cho chính phủ, người dân trên thế giới và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ môi trường. Bởi họ chính là thế hệ kế cận có khả năng phải chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, đồng thời là nhân tố có ảnh hưởng đến tương lai của hành tinh xanh Trái đất. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra các vấn đề về môi trường ở địa phương hiện nay, em nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm hơn nữa trong vấn đề bảo vệ môi trường sống. Cụ thể, thế hệ trẻ cần làm những việc như sau:

- Chúng ta cần nhận thức và tuyên truyền về vấn đề môi trường, nguồn gốc và hậu quả của tình trạng ô nhiễm, từ đó có ý thức tìm hiểu các giải pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tự thay đổi lối sống.

- Thay đổi lối sống bằng việc:

+ Giảm lượng rác thải thông qua tái chế và tái sử dụng.

+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm tiêu thụ năng lượng không hiệu quả.

+ Chọn mua sản phẩm có ảnh hưởng ít đến môi trường.

- Tích cực tham gia hoạt động cộng đồng về bảo vệ môi trường:

+ Thúc đẩy các hoạt động cộng đồng như làm sạch môi trường, cây xanh hóa, và các chiến dịch giáo dục.

+ Hỗ trợ và tham gia vào các tổ chức bảo vệ môi trường.

- Chống lại biến đổi khí hậu bằng các việc làm cụ thể:

+ Hỗ trợ các biện pháp giảm lượng khí nhà kính, như sử dụng năng lượng tái tạo và giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch.

+ Tham gia vào các chiến dịch chống lại khai thác mỏ và sản xuất năng lượng không bền vững.

- Ủng hộ tích cực các chính sách bảo vệ môi trường và có hành động thiết thực để ủng hộ các chính sách.

+ Thúc đẩy chính sách bảo vệ môi trường thông qua việc tham gia vào các hoạt động chính trị và công dân.

+ Đề xuất và ủng hộ các biện pháp chính trị có tác động tích cực đối với môi trường.

- Tìm hiểu các giải pháp công nghệ để cải thiện môi trường.

+ Các công nghệ để giảm tác động tiêu cực đối với môi trường.

+ Sử dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để tăng cường nhận thức và hành động.

- Chia sẻ thông tin trên các trang mạng xã hội, đội tuyên truyền địa phương:

+ Sử dụng truyền thông và mạng xã hội để chia sẻ thông tin về vấn đề môi trường và tạo ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng.

+ Kêu gọi sự chú ý của cộng đồng và quốc tế đối với các vấn đề môi trường quan trọng.

Thế hệ trẻ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững và lành mạnh cho hành tinh. Đối mặt với thách thức ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, sự hành động tích cực và trách nhiệm của thế hệ trẻ sẽ đóng góp quan trọng vào việc bảo vệ môi trường cho tương lai.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Viết báo cáo địa lý về ô nhiễm môi trường lớp 10. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 10 liên quan.

Đánh giá bài viết
15 27.768
0 Bình luận
Sắp xếp theo