Tóm tắt sử thi Ramayana ngắn gọn
Tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na
Tóm tắt sử thi Ramayana - Sử thi Ramayana của Valmiki là một kiệt tác văn chương có sự ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn hóa Ấn Độ nói riêng cũng như văn hóa của toàn nhân loại. Sử thi Ramayana đã được giới thiệu đến các em học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 10 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống qua đoạn trích Ra ma buộc tội. Sau đây là các mẫu tóm tắt sử thi Ramayana, tóm tắt Ra ma buộc tội giúp các bạn nắm được nội dung sử thi Ramayana cũng như của đoạn trích.
1. Tóm tắt sử thi Ramayana ngắn nhất
Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ Ka-kêy-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta, con của Ka-kêy-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn đật. Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vướng dụ dỗ và ép buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào lửa. Thần Lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh đô.
2. Tóm tắt sử thi Ramayana ngắn gọn
Xưa kia ở vương quốc Kô-sa-la có ông vua già yếu tên là Ha-xa-ra-tha, có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Con cả Ra-ma-ya-na hơn hẳn các em về tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho Bha-ra-ta. con của Ka-kê-i.
Ra-ma đem vợ là nàng Xi-ta cùng em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật, tôi luyện võ nghệ. Quỷ vương Ra-ya-na ở đảo Lan-ka lập mưu cướp nàng Xi-ta đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự.
Mất Xi-ta, Ra-ma đau buồn, tìm cách cứu nàng. Cuối cùng được sự giúp đỡ của tướng khỉ Ha-nu-man, anh em Ra-ma đã tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na và cứu được nàng Xi-ta.
Sau chiến thắng vẻ vang đó. Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Ra-ma tin ở lỏng chung thủy của mình, Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu. Thần Lửa (A-nhi) biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy, Ra-ma vô cùng sung sướng, dang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh đón chào nồng nhiệt của dân chúng.
3. Tóm tắt cốt truyện của sử thi Ramayana
Ở thủ đô Ayodhya của vương quốc Kosala, có ông vua già yếu thuộc triều đại Mặt trời tên là Daxatha. Nhà vua có 4 người con trai do 3 người vợ sinh ra. Con cả là hoàng tử Rama, hơn hẳn các em mình về trí tueetj, nhân đức và lòng quả cảm. Daxatha có ý định nhường ngôi cho Rama nhưng vì nghe theo lời xúi giục của thứ phi Kekei mà đày Rama vào rừng 14 năm trời rồi quyết định nhường ngôi cho Brahata do Kekei sinh ra.
Rama vâng lời cha , đem vợ là Sita và em trai Laksmana vào rừng. Sita vốn được vua Janaka xứ Videha nhận làm con. Trong một buổi lễ hạ điền, nhà vua cầm cày xới luống đất đầu tiên thì trong luống cày xuất hiện một cô bé gái nhỏ xíu xinh đẹp, nhà vua bèn ôm vào lòng và đem về hoàng cung nuôi nấng . Không bao lâu Sita trở thành một cô công chúa xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng. Đến tuổi, nhà vua làm lễ kén phò mã cho nàng. Trong lễ đó nàng làm điều kiện cho các hoàng tử khắp bốn phương đến đọ sức đua tài, nếu ai bẻ gẫy được chiếc cung thần của cha nàng thì nàng nhận làm chồng.
Các hoàng tử khác đã thử sức nhưng đành bó tay, duy chỉ có Rama đủ sức mạnh phi thường, bẻ gẫy được chiếc cung thần đó. Chàng được Sita choàng vào cổ vòng hoa chiến thắng và nhà vua làm lễ thành hôn cho hai người.
Sau khi bị đày vào rừng, Rama dựng lều bên bờ suối cùng vợ và em trai ngày ngày săn bắn tập võ nghệ, tu luyện đức độ, trong cảnh gian khổ, ăn quả rừng, uống nước suối.
Không bao lâu, quỷ Ravana ở đảo Lanka (Sri Lanka ngày nay) biết tin nàng Sita xinh đẹp đang sống trong rừng, muốn đến cướp nàng về làm vợ. Hắn lập mưu sai con quỷ Maricha đến trước giả dạng làm con hươu xinh đẹp nhảy nhót tung tăng trước mặt hai vợ chồng Rama, Sita thích con hươu bèn giục chông đuổi bắt cho nàng. Rama đuổi theo hươu vào rừng sâu quá lâu. Sita lo lắng bảo em chồng vào tìm. Thừa cơ, quye Ravana giả danh đạo sĩ Bà la môn đến phonhr phờ, dụ dỗ nàng rồi bắt nàng bỏ lên thiên xa phóng về Lanka. Ravana giam nàng trong cung cấm, tìm cách hãm hiếp nhưng không được bèn đe dọa cho quỷ sứ xẻo tai, moi mắt, cắt tiết nàng, băm vằm nàng nhưng nàng một mực chống cự.
Hai anh em giết được con quỷ hóa hươu rồi quay lại lều trại biết Sita đã bị quỷ vương Ravana bắt cóc, Rama quyết tâm đi cứu. Nhờ có đạo sĩ Kabandha khuyên, anh em Rama đến tìm vua loài khỉ Sugriva giúp sức . Sugriva đang bị khỉ Vali cướp ngôi báu, gặp dịp anh em Rama trừ khử khỉ Vali giành lại ngôi báu cho Sugriva. Trước tinh thần nghĩa hiệp và lòng dũng cảm đó của Rama, Sugriva bèn phái tướng khỉ Hanuman tài giỏi, có phép thần thông biến hóa đi theo giúp sức anh em Rama.
Chiến đấu với quỷ vương Ravana gặp rất nhiều khó khăn, Ravana vốn là con quỷ có mười đầu, đầu chặt xong lại mọc lên, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Hanuman và nhờ có thanh kiếm thần của thần Brahma cấp cho nên Rama dã tiêu diệt được Ravana cứu được nàng Sita.
Sau thắng lợi đó tưởng chừng hai vợ chồng sẽ mừng vui khôn xiết trong cảnh hội ngộ, nhưng không ngờ trong lòng Rama bỗng nổi lên cơn ghen tuông dữ dội. Rama nghĩ rằng Sita không còn đủ tiết hạnh và lòng chung thủy khi sống với quỷ Ravana do đó không muốn nhận nàng làm vợ nữa. Sita thấy vậy rất đau lòng , nàng đã cố dùng những lời lẽ để minh oan cho mình, cuối cùng không còn cách nào khác, nàng đành nhảy vào lửa để tự thiêu. Nhờ có thần lửa Agni chứng giám lòng trong trắng của nàng nên đã không thiêu đốt nàng. Giữa ngon lửa thân mình nàng sáng ngời như Mặt tẳng , thần Lửa giao nàng lại cho Rama , Rama vui sướng dang tay đón nàng. Cũng đúng lúc hết hạn đi đày, vợ chồng Rama cùng em trai trở về kinh đô trong cảnh dân chúng náo nhiệt đón mừng Rama lên ngôi trị vì đất nước. Từ đó vương quốc Kosala sống trong cảnh thái bình thịnh vượng.
4. Tóm tắt đoạn trích Rama buộc tội
Ra – ma – ya – na là câu chuyện kể về những kì tích của Ra – ma, hoàng tử trưởng của nhà vua Đa – ra – xa – tha. Nhà vua muốn truyền ngôi cho Ra – ma nhưng thứ phi Ka – kê –I đố kị nhắc lại chuyện ân huệ cũ buộc nhà vua phải đày Ra – ma vào rừng 14 năm và trao lại vương quốc cho con trai bà. Ra – ma không muốn vua khó xử liền đồng ý với yêu cầu đó. Vợ chàng là nàng xì ta cùng với những người anh em thân thiết của chàng cũng đồng ý bỏ hết tất cả quyền quý để theo chàng vào rừng chịu cảnh lưu đày. Thời hạn ở rừng sắp hết thì một biến cố xảy ra, vợ chàng bị quỷ vương bắt cóc và ép nàng làm vợ của hắn nhưng Xi – ta nhất quyết cự tuyệt. Được tướng khỉ giúp đỡ, cuối cùng Ra – ma tìm ra chỗ ở của quỷ vương và cứu thoát Xi –ta. Vợ chồng gặp lại nhau nhưng Ra – ma lúc này lại nghi ngờ rằng Xi – ta không còn giữ trọn danh tiết, Ra – ma bỏ nàng. Để chứng minh sự thanh bạch của bản thân và cũng là lời giải thích cho Ra – ma, Xi – ta đã chọn cách bước lên giàn hỏa thiêu tự thiêu chính mình. Chứng giám được tấm lòng của Xi – ta, thần lửa đã cứu sống nàng, đem trả nàng cho Ra – ma. Hai vợ chồng quay lại kinh đô cai quản, trị vì đất nước.
5. Ý nghĩa sử thi Ramayana
Là bức tranh hiện thực mang tính hoành tráng của xã hội Ấn Độ cổ đại, phản ánh ba ý nghĩa:
Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh hùng Ra-ma - con người thiện, nhân vật lí tưởng của đẳng cấp Kơ-xa-try-a (đẳng cấp vương công quý tộc, võ sĩ).
Ca ngợi phẩm hạnh chung thuỷ, kiên trinh, bất khuất của Xi-ta - người phụ nữ kiểu mẫu của Ấn Độ cổ đại.
Phản ánh sự phát triển đất nước Ấn Độ từ bắc xuống nam thông qua cuộc hành trình của Ra-ma tiến đánh đảo Lan-ca tiêu diệt quỷ vương Ka-va-na.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Thu hứng ngắn nhất trang 47
Phân tích bài thơ Mùa xuân chín lớp 10
Phân tích chùm thơ Haiku Nhật Bản lớp 10 (hay chọn lọc)
Top 5 bài Phân tích Thu hứng lớp 10 siêu hay
Sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì?
Cảm nhận về nhân vật Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng
Viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ lớp 10 trang 61 (5 mẫu)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 10 KNTT
Soạn bài Bình Ngô đại cáo lớp 10 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ
Phân tích đánh giá về nội dung và nghệ thuật bài thơ Cuốc kêu cảm hứng
Top 5 bài phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia siêu hay
Top 5 bài Phân tích Thu hứng lớp 10 siêu hay
Phân tích chùm thơ Haiku Nhật Bản lớp 10 (hay chọn lọc)