PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 11: Điện trở. Định luật Ôm
Kế hoạch bài dạy KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 11
Giáo án KHTN 9 KNTT Bài 11 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là trọn bộ mẫu giáo án Bài 11 môn Khoa học tự nhiên lớp 9 sách Kết nối tri thức file word và PowerPoint được thiết kế đẹp mắt với nội dung bám sát mạch kiến thức trong SGK. Sau đây là nội dung chi tiết bài giảng điện tử KHTN 9 KNTT bài 11 Điện trở. Định luật Ôm, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 11
Giáo án Bài 11 Khoa học tự nhiên 9 KNTT
CHƯƠNG III: ĐIỆN
BÀI 11: ĐIỆN TRỞ. ĐỊNH LUẬT ÔM
Thời lượng dạy: 4 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học, HS sẽ:
– Nêu được điện trở là đại lượng đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một đoạn dây dẫn khi có dòng điện chạy qua, đơn vị Ohm (kí hiệu là Ω), kí hiệu: R
– Viết được công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn: R=ρ\(\frac{l}{s}\)
trong đó: ρ (Ωm) là điện trở suất của chất làm dây dẫn; l (m) là chiều dài của đoạn dây dẫn; S (m2) là tiết diện của dây dẫn.
– Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó:
I = \(\frac{U}{R}\)
trong đó: I (A) là cường độ dòng điện; U (V) là hiệu điện thế; R (Ω) là điện trở.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Thực hiện thí nghiệm đơn giản để nêu được điện trở có tác dụng cản trở dòng điện trong mạch.
– Thực hiện thí nghiệm để xây dựng được định luật Ohm: Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của nó.
– Nêu được (không yêu cầu thành lập): Công thức tính điện trở của một đoạn dây dẫn (theo độ dài, tiết diện, điện trở suất).
– Sử dụng công thức đã cho để tính được điện trở của một đoạn dây dẫn.
3. Phẩm chất
– Trung thực báo cáo kết quả thí nghiệm tìm hiểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên (GV):
– Cho mỗi nhóm HS:
+ Dụng cụ thí nghiệm: 1 nguồn điện một chiều 12 V; 1 bóng đèn 2,5 V; 3 vật dẫn là ba điện trở R1, R2, R3 (R1 < R2 < R3); 1 biến trở R0, 1 ampe kế; 1 vôn kế; 1 công tắc và các dây nối.
+ Phiếu học tập (in trên giấy A0).
+ Bộ 9 mảnh ghép Tarsia (link tạo: https://www.tarsiamaker.co.uk) với các nội dung:
Đơn vị đo điện trở là | Ohm (Ω) |
Điện trở có tác dụng | cản trở dòng điện |
Biểu thức của định luật Ohm là | I = U R |
Hiệu điện thế ở giữa hai đầu vật dẫn có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện 0,5 A chạy qua là | 6 V |
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn là 2 V thì cường độ dòng điện là 0,4 A. Để cường độ dòng điện là 0,8 A hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn bằng | 4 V |
Điện trở của một đoạn dây dẫn có chiều dài 100 m, tiết diện là 5 mm2, làm bằng chất điện trở suất là 1,7.10–8 Ωm là | 3,4 mΩ |
Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn là 9 V thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn là 1,5 A. Điện trở của vật dẫn là | 6 Ω |
Cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn tỉ lệ thuận với | hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn |
Đối với một đoạn dây dẫn, thương số U là I | điện trở của đoạn dây dẫn đó |
Máy tính có kết nối internet, máy chiếu, file trình chiếu PowerPoint.
2. Đối với học sinh (HS):
- Ôn lại kiến thức về cường độ dòng điện đã học ở lớp 8
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
– Nêu được ảnh hưởng của điện trở tới cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- Khơi gợi tính tò mò của học sinh, ham thích tìm hiểu
b. Nội dung: học sinh quan sát thí nghiệm của GV, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV thực hiện: + Mắc mạch điện theo sơ đồ như phần Mở đầu, đóng khoá K. + Yêu cầu HS: quan sát số chỉ của ampe kế và dự đoán số sự thay đổi số chỉ của ampe kế khi thay điện trở bằng một điện trở khác hoặc thay nguồn điện bằng một nguồn điện khác và giải thích. | – Câu trả lời của HS: + Dự đoán: khi thay điện trở bằng một điện trở khác hoặc nguồn điện bằng một nguồn điện khác thì số chỉ của ampe kế có thể tăng hoặc giảm. + Giải thích: Nếu điện trở được thay cản trở dòng điện ít hơn thì số chỉ ampe kế tăng, nếu cản trở dòng điện nhiều hơn thì số chỉ ampe kế giảm. Nếu nguồn điện được thay có hiệu điện thế giữa hai cực lớn hơn thì số chỉ ampe kế tăng, nếu hiệu điện thế giữa hai cực nhỏ hơn thì số chỉ ampe kế giảm. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thực hiện: + Quan sát số chỉ ban đầu của ampe kế. + Nhớ lại kiến thức về cường độ dòng điện trong chương trình Khoa học tự nhiên 8, suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu của GV. | |
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Đại diện 2 HS trình bày dự đoán và giải thích. | |
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV không chốt đáp án mà dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: Số chỉ của ampe kế cho biết độ lớn của cường độ dòng điện chạy trong mạch, số chỉ ampe kế thay đổi khi cường độ dòng điện chạy trong mạch thay đổi. Độ lớn cường độ dòng điện chạy trong mạch phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học để có được câu trả lời chính xác. |
....................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn
- Chia sẻ:Lê Anh Dũng
- Ngày:
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 11: Điện trở. Định luật Ôm
23,6 MB 03/12/2024 2:44:00 CHTải PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 11 word
03/12/2024 3:04:37 CH
Tham khảo thêm
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 8: Thấu kính
Giáo án điện tử Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 9: Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
- Chương 2. Ánh sáng
- Chương 3. Điện
- Chương 4: Điện từ
- Chương 5: Năng lượng với cuộc sống
- Chương 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
- Chương 7: Giới thiệu về chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
- Chương 8: Ethylic aalcohol và Acetic acid
- Chương 9: Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer
- Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
- Chương 11: Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
- Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể
- Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống
- Chương 14: Tiến hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 1: Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống
(Cả năm) File word Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo
Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 6: Viết truyện kể sáng tạo
PowerPoint Địa lí 9 Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng