PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 50: Cơ chế tiến hoá

Tải về

Giáo án điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 50. Đây là nội dung bài học thuộc Chương 14: Tiến hóa nằm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phần Sinh học. Với mẫu bài giảng điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 50: Cơ chế tiến hoá cùng với kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy cho các thầy cô.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 50

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 50

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 50

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 50

Giáo án Sinh học 9 KNTT Bài Cơ chế tiến hoá

BÀI 50. CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

Thời lượng dạy: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Quan điểm tiến hoá của Lamarck với cơ chế tiến hoá là sự biến đổi và tích luỹ các đặc tính thu được do tác động của ngoại cảnh.

- Quan điểm tiến hoá của Darwin với cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các biến dị cá thể có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên (được chọn lọc bởi môi trường) qua nhiều thế hệ, dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

- Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại xác định nguồn biến dị di truyền chủ yếu là đột biến và biến dị tổ hợp được phát sinh trong quần thể. Các nhân tố tiến hoá làm thay đổi vốn gene của quần thể gồm đột biến, di – nhập gene, chọn lọc tự nhiên, yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. Cơ chế của tiến hoá diễn ra theo con đường phân li của loài ban đầu dưới tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên.

2. Năng lực

a) Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hoá.

- Trình bày được quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá.

- Trình bày được một số luận điểm về tiến hoá theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hoá, cơ chế tiến hoá lớn).

b) Năng lực chung

- Tích cực tìm kiếm tranh ảnh tư liệu về quan điểm của Lamarck, quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá và thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.

- Chia sẻ, hỗ trợ bạn cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về quan điểm của Lamarck, quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hoá và thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại.

3. Phẩm chất

- Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập nhóm.

- Chịu khó tìm kiếm tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ sự đa dạng của sinh giới.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên (GV):

- Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh

- Các hình ảnh trong SGK và một số hình ảnh minh hoạ các nhân tố tiến hoá như di – nhập gene, chọn lọc tự nhiên, đột biến,...

2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề học tập của bài học từ đó có hứng thú, mong muốn khám phá nội dung kiến thức bài học

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV chiếu hình ảnh các loài sâu khác nhau, đưa ra câu dẫn và câu hỏi: Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc. Nguyên nhân và cơ chế nào đã tạo nên sự đa dạng đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV yêu cầu đại diện HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ HS nhận xét và bổ sung (nếu có).

+ GV đặt vấn đề vào bài mới: Sâu bọ rất đa dạng về hình thái và màu sắc có nguyên nhân và cơ chế như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài 50 Cơ chế tiến hoá.

Các câu trả lời của HS về nguyên nhân và cơ chế tạo nên sự đa dạng về màu sắc và hình thái của sâu bọ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quan điểm của Lamarck và Darwin về cơ chế tiến hoá

a. Mục tiêu: Trình bày được quan điểm của Lamarck và Darwin về cơ chế tiến hoá

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

PHT số 1

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Giới thiệu về Lamarck và Darwin

GV chiếu Hình 50.1, 50.2 yêu cầu HS phân tích Hình 50.1, 50.2 chia sẻ cặp đôi thực hiện yêu cầu:

- Mô tả quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck và Darwin?

- Để giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ, quan điểm của Darwin khác với quan điểm của Lamarck như thế nào?

GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm ( 5-6HS) để nêu sự khác biệt giữa quan điểm của Lamarck và Darwin về cơ chế tiến hoá theo PHT

GV yêu cầu HS: Nêu hạn chế nổi bật nhất trong quan điểm của Lamarck, của Darwin về cơ chế tiến hoá.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích Hình 50.1,50.2 thu thập thông tin, chia sẻ thông tin với bạn và thống nhất câu trả lời.

- HS hoạt động nhóm để hoàn thành PHT

- HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV yêu cầu đại diện HS trả lời câu hỏi, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ HS nhận xét và bổ sung

GV thực hiện:

+ Dựa vào nội dung báo cáo của HS, GV nhận xét sản phẩm và quá trình học tập của các nhóm HS.

+ Chính xác hoá nội dung quan điểm của Lamarck , của Darwin về cơ chế tiến hoá.

GV giới thiệu: Những đóng góp cho khoa học của Lamarck:

Lamarck là người đầu tiên cố gắng xây dựng được một thuyết tiến hoá có hệ thống, thừa nhận sự tiến hoá trong sinh giới chứ không phải do Thượng đế sáng tạo từ đẩu và bất biến tuyệt đối; nêu cao được vai trò của ngoại cảnh đối với sự tiến hoá của sinh giới; bước đẩu giải thích được cơ chế tác động của ngoại cảnh, thông qua việc sử dụng hay không sử dụng của các cơ quan và di truyển cho đời sau các đặc tính thu được.

I. Quan điểm của Lamarck và Darwin về cơ chế tiến hoá

* Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck

Ban đầu cổ hươu ngắn, không ăn được lá cây trên cao, hươu phải vươn cao cổ lên để ăn được lá cây trên cao. Do cổ hươu được hoạt động theo hướng vươn dài ra nên cổ hươu ngày càng dài. Biến đổi cổ vươn dài được di truyền, tích luỹ qua các thế hệ và kết quả hình thành loài hươu cổ cao

* Quá trình hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin

Trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị sai khác giữa các cá thể, trong đó có biến dị về kích thước cổ hươu. Những lá non ở dưới thấp hết dần, những con hươu cổ ngắn không có thức ăn nên bị chết, những con hươu cổ dài lấy được thức ăn trên cao nên sống sót, sinh sản, qua nhiều thế hệ hình thành loài hươu cổ cao

* Giải thích:

Theo quan điểm của Lamarck là do điều kiện sống thay đổi chậm chạp, cổ hươu vươn dài để phù hợp. Cổ là cơ quan thường xuyên hoạt động nên phát triển dài ra. Đặc điểm cổ dài được di truyền, tích luỹ và hình thành loài hươu cao cổ

Theo quan điểm của Darwin về sự hình thành loài hươu cao cổ là do ông cho rằng không phải mọi biến đổi trên cơ thể đều được di truyền, tích luỹ mà chỉ có những biến dị di truyền có lợi cho bản thân sinh vật mới được chọn lọc tự nhiên giữ lại, tạo điều kiện cho nó trở nên phổ biến trong loài.

* Sự khác biệt giữa quan điểm của Lamarck và Darwin về cơ chế tiến hoá:

Nội dung

Quan điểm của Lamac

Quan điểm của Dacuyn

Nguyên nhân

Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi chậm chạp

Xuất hiện biến dị cá thể (những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài)

Cơ chế TH

- Mỗi sinh vật luôn chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

- Mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của sinh vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ

Biến dị cá thể là vô hướng, phát sinh trong quá trình sinh sản. Những biến dị giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống được tích luỹ và di truyền cho thế hệ sau, biến dị bất lợi cho sinh vật bị chọn lọc tự nhiên đào thải

Kết quả

Từ một loài tổ tiên ban đẩu chủ động biến đổi cơ thể theo nhiểu hướng khác nhau, qua nhiểu thế hệ hình thành nhiều loài mới.

Hình thành các loài sinh vật có khả năng thích nghi cao với môi trường sống từ một loài ban đầu.

* Những hạn chế trong quan điểm của Lamarck, của Darwin về cơ chế tiến hoá.

+ Lamarck cho rằng mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều di truyền, tích luỹ nên chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

+ Darwin chưa xác định được nguyên nhân và cơ chế phát sinh, cơ chế di truyền các biến dị.

...............

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 46
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 50: Cơ chế tiến hoá
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng