PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 13: Năng lượng của dòng điện và công suất điện

Tải về

Giáo án KHTN 9 KNTT Bài 13 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là trọn bộ mẫu giáo án Bài 13 môn Khoa học tự nhiên lớp 9 sách Kết nối tri thức file word và PowerPoint được thiết kế đẹp mắt với nội dung bám sát mạch kiến thức trong SGK. Sau đây là nội dung chi tiết bài giảng điện tử KHTN 9 KNTT bài 13 Năng lượng của dòng điện và công suất điện, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 13

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 13

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 13

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 13

Giáo án Bài 13 Khoa học tự nhiên 9 KNTT

BÀI 13: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN. CÔNG SUẤT ĐIỆN – KNTT

(Thời lượng dạy: 03 tiết)

Tiết 1: Năng lượng điện

Tiết 2: Công suất điện

Tiết 3: Bài tập về năng lượng điện và công suất điện

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Lấy ví dụ chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.

- Biết được năng lượng điện chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào trong các dụng cụ và thiết bị điện.

- Nêu được công suất điện định mức của dòng điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ điện khi hoạt động bình thường)

- Viết được công thức tính năng lượng điện và công suất điện.

- Vận dụng công thức tính được năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện trong trường hợp đơn giản.

2. Phát triển năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học:

+ Tự giác tìm tòi, khám phá để lĩnh hội được kiến thức và biết liên hệ các ví dụ có trong thực tế về điện năng tiêu thụ.

+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm; tự điều chỉnh thái độ, hành vi của bản thân;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Có tinh thần xây dựng bài, hợp tác làm việc nhóm.

+ Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; bình tĩnh và có cách cư xử đúng khi giao tiếp trong quá trình làm việc nhóm; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Nhận biết và phân biệt được các thiết bị biến đổi điện năng thành các năng lượng khác

+ Hiểu được khái niệm năng lượng điện và công suất

+ Giải quyết được các bài toán về điên năng tiêu thụ và công suất.

b. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận thức KHTN:

+ Lấy ví dụ chứng tỏ được dòng điện có năng lượng.

+ Nêu được năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác xác định bởi công thức W = U.I.t ; công suất tiêu thụ năng lượng điện của một đoạn mạch là năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch.

+ Viết được biểu thức tính năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch.

+ Nêu được công suất điện định mức của dòng điện (công suất mà dụng cụ tiêu thụ điện khi hoạt động bình thường)

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý: thông qua việc quan sát, nêu hiện tượng thí nghiệm, giải thích và viết các biểu thức vật lý về năng lượng điện và công suất điện, rút ra nhận xét .

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ KHTN:

+ Biết viết công thức tính điện năng tiêu thụ và công suất.

+ Biết tính điện năng tiêu thụ trong các thiết bị điện thực tế.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm.

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, hợp tác trong quá trình thảo luận chung.

- Chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu và lĩnh hội kiến thức.

- Có ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lí nguồn điện năng, và tiết kiệm điện năng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên (GV):

- SGK, SGV, Giáo án, phiếu học tập. Các video, hình ảnh sử dụng trong bài học.

- Các thiết bị điện minh hoa hoặc tranh ảnh: bóng đèn, bàn là, ấm điện, nồi cơm điện...

- Đối với cả lớp: một công tơ điện hoặc hình chiếu công tơ điện.

2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

Đối với mỗi nhóm HS: một bóng đèn 220 V – 60 W.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi và HS hoạt động theo nhóm cặp đôi:

+ Em có biết trên mỗi thiết bị điện có ghi các thông số kỹ thuật, ví dụ trên bóng đèn có ghi 220V–100W có nghĩa gì?

- HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp

+ Đèn ghi: 220V – 100W có nghĩa: 220V là hiệu điện thế định mức đặt vào bóng đèn; 100W là công suất tiêu thụ của bóng đèn ở hiệu điện thế 220V.

- HS trả lời, GV ghi lại trên bảng các câu trả lời của HS và đặt vấn đề vào bài mới. Không bình luận đúng/sai đối với các câu trả lời của HS.

Mỗi thiết bị điện sử dụng hằng ngày đều có các thông số kĩ thuật cho biết các đại lượng như hiệu điện thế đặt vào hai đầu thiết bị, công suất tiêu thụ năng lượng điện của thiết bị đó trong điều kiện chúng hoạt động bình thường. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về năng lượng của dòng điện và công suất tiêu thụ để có được những hiểu biết rõ ràng hơn và có thể lựa chọn các thiết bị điện vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng vừa tiết kiệm năng lượng điện.

- ĐVĐ: Vậy ta đo được lượng điện các thiết bị điện khi tiêu thụ bằng cách nào? Năng lượng tiêu thụ điện và công suất tiêu thụ được xác định bằng biểu thức nào? Để trả lời những câu hỏi này ta sẽ nghiên cứu Bài 11: Năng lượng điện. Công suất điện.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 8
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 13: Năng lượng của dòng điện và công suất điện
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm