PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu

Tải về

Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức bài 25

PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu trong bài viết sau đây của Hoatieu bao gồm mẫu kế hoạch bài dạy môn KHTN 9 bài 25 file word và bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích dành cho các thầy cô giáo.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 25

Giáo án Bài 25 Khoa học tự nhiên 9 KNTT

BÀI 25. NGUỒN NHIÊN LIỆU

(Thời lượng 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

– Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên là nhiên liệu hoá thạch dưới bề mặt Trái Đất. Dầu mỏ gồm hỗn hợp của các hydrocarbon và các hợp chất khác. Khí thiên nhiên có thành phần chính là methane (khoảng 95%) và ethane, propane, butane,...

– Phương pháp khai thác và chế biến: khoan, thu khí và dầu từ mỏ dầu, chưng cất dầu mỏ để thu được các sản phẩm khác nhau; khoan xuống mỏ khí thiên nhiên và thu khí.

– Dầu mỏ, khí mỏ dầu và khí thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu, làm vật liệu, làm nguyên liệu cho ngành hoá dầu.

– Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.

– Nhiên liệu hoá thạch (như khí mỏ dầu, khí thiên nhiên, xăng, dầu hoả, dầu diesel, than đá,...) được khai thác từ dưới lòng đất, là nguồn nhiên liệu chính hiện nay.

– Nhiên liệu là các chất dễ cháy nên khi sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng cháy và chữa cháy.

– Trữ lượng nhiên liệu hoá thạch có hạn và việc sử dụng loại nhiên liệu này gây ô nhiễm môi trường, nên cần sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Năng lực

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nêu được khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu.

- Trình bày được phương pháp khai thác dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ; ứng dụng của dầu mỏ và khí thiên nhiên (là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong công nghiệp).

- Nêu được khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí).

- Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hoả, than,...), từ đó có cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng nhiên liệu (gas, xăng, dầu hoả, than,...) trong cuộc sống.

2.2. Năng lực chung

– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân được giao nhằm tìm hiểu về sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ dự án.

– Có ý thức sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, an toàn, bền vững, tuyên truyền về an ninh năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Một số hình ảnh: Gỗ, than đá, xăng, dầu diesel, khí thiên nhiên…

– Bộ mẫu vật sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

– Video về khí thiên nhiên: https://youtu.be/TSEgPoZue90

– Video về dầu mỏ: https://www.youtube.com/watch?v=m6Wjxa–33cU

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

– Tạo hứng thú, kết nối với kiến thức đã học của HS, định hướng nội dung của bài học. b) Tiến trình thực hiện.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu: Nhiên liệu là chủ đề mà các em đã được học và tìm hiểu qua rất nhiều nguồn thông tin (Chương trình KHTN lớp 6, Internet, tivi, báo, đài…). Từ những kiến thức đã học, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy hoàn thành cột K, cột W trong bảng

KWLH

K (Know)

W

(Want)

L (Learn)

H (How)

Em đã có hiểu biết gì về nhiên liệu?

Những

điều gì em thấy hứng thú và muốn

tìm hiểu về nhiên liệu?

Em đã học được

gì về nhiên liệu?

Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về nhiên liệu bằng cách nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận trong nhóm để viết ra các hiểu biết của bản thân và những điều mình mong muốn tìm hiểu.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– GV gọi đại diện nhóm HS trình bày câu trả lời.

– GV ghi lên bảng các ý kiến của nhóm HS, chú ý tránh ghi trùng lặp các phát biểu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét và khen ngợi những kiến thức HS còn nhớ, tôn trọng những mong muốn của HS.

K (Know)

– Các alkane, khí ethylene được sử dụng làm nhiên liệu vì khi cháy toả nhiều nhiệt. – Nhiên liệu là những chất cháy được và toả nhiều nhiệt.

– Một số nhiên liệu thường dùng là: gỗ, than đá, dầu hoả, xăng, khí thiên nhiên… – Nhiên liệu hoá thạch có hạn và dần cạn kiệt, cần sử dụng tiết kiệm và tìm các nguồn năng lượng thay thế khác.

– Hiểu biết về tính chất của các nhiên liệu giúp em biết cách sử dụng nhiên liệu an toàn, biết dập tắt các đám cháy nhiên liệu

W (Want)

– Thành phần chính của dầu mỏ, khí thiên nhiên là gì?

– Cách khai thác và chế biến các sản phẩm từ dầu mỏ như thế nào?

– Làm thế nào để xác định vị trí các mỏ dầu, mỏ khí dưới lòng đất?

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 315
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng