PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 35
Giáo án điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 35. Đây là nội dung bài học thuộc Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất nằm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phần Hóa học. Với mẫu bài giảng điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 35 cùng với kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy cho các thầy cô.
Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 35
Giáo án Hóa học 9 KNTT Bài 35 word
BÀI 35: KHAI THÁC NGUỒN NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU
Môn Khoa học tự nhiên
Thời lượng dạy: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm nhiên liệu hoá thạch.
- Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane.
- Trình bày được lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thực trạng của việc khai thác nhiên liệu hoá thạch hiện nay.
- Nêu được một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
- Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ).
- Trình bày được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ; chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó.
- Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.
- Trình bày được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; những dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.
- Nêu được một số biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở trong nước và ở phạm vi toàn cầu.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin về khai thác nhiên liệu hóa thạch, nguồn carbon, chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu thông qua việc nghiên cứu SGK và quan sát tranh ảnh, các nguồn tư liệu khác (sách, báo, internet,…).
+ Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong các hoạt động học tập; hợp tác đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về khai thác nhiên liệu hóa thạch, nguồn carbon, chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu.
- Năng lực Khoa học tự nhiên
+ Nhận thức Khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm nhiên liệu hoá thạch. Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane. Nêu được một số dạng tồn tại phổ biến của nguyên tố carbon trong tự nhiên (than, kim cương, carbon dioxide, các muối carbonate, các hợp chất hữu cơ). Nêu được khí carbon dioxide và methane là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu.
+ Tìm hiểu Khoa học tự nhiên: Phân tích thông tin trong sách giáo khoa và các nguồn tư liệu khác để tìm hiểu lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch và thực trạng của việc khai thác nhiên liệu hoá thạch hiện nay. Xác định được sản phẩm và sự phát năng lượng từ quá trình đốt cháy than, các hợp chất hữu cơ; chu trình carbon trong tự nhiên và vai trò của carbon dioxide trong chu trình đó. Xác định được những bằng chứng của biến đổi khí hậu, thời tiết do tác động của sự ấm lên toàn cầu trong thời gian gần đây; đưa ra được những dự đoán về các tác động tiêu cực trước mắt và lâu dài.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS liên hệ kiến thức đã học để đề xuất một số giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch, biện pháp giảm lượng khí thải carbon dioxide ở trong nước và ở phạm vi toàn cầu.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc sử dụng các loại nhiên liệu phù hợp giúp phòng tránh ô nhiễm và đảm bảo sức khỏe con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên (GV):
- Tivi (hoặc máy chiếu).
- PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đánh dấu “x” vào đáp án đúng/ sai sao cho phù hợp:
Câu | Nội dung | Lựa chọn | |
Đúng | Sai | ||
1 | Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu tự nhiên được tạo thành từ quá trình phân hủy các sinh vật bị chôn vùi cách đây hàng triệu năm. |
|
|
2 | Nhiên liệu hóa thạch chỉ tồn tại ở thể rắn. |
|
|
3 | Than đá, than nâu và than bùn là những dạng nhiên liệu hóa thạch tồn tại ở thể rắn. |
|
|
4 | Dầu mỏ có thành phần chủ yếu là các hydrocarbon. |
|
|
5 | Khí thiên nhiên chủ yếu chứa hàm lượng lớn methane. |
|
|
6 | Củi, gỗ là nhiên liệu hóa thạch |
|
|
7 | Khí methane chỉ được hình thành từ các quá trình biến đổi sinh học và địa chất trong tự nhiên. |
|
|
8 | Khí methane không thể được sinh ra từ các hoạt động của con người. |
|
|
9 | Sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ trong các bãi rác thải là một nguồn nhân tạo sinh ra khí methane. |
|
|
10 | Quá trình tiêu hóa thức ăn của gia súc cũng là một nguồn nhân tạo sinh ra khí methane. |
|
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy nối cột A với cột B sao cho phù hợp và điền kết quả vào cột C
Cột A | Cột B | Cột C |
Câu 1. Nối các lợi ích của nhiên liệu hóa thạch với đúng mô tả của chúng | ||
1. Nhiên liệu hóa thạch có sẵn trong tự nhiên | A. Là nguồn nhiên liệu chính cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim, sản xuất xi măng, hóa chất, giao thông vận tải,… |
1 - ….
|
2. Nhiên liệu hóa thạch có chi phí vận chuyển rẻ | B. Thắp sáng, sưởi ấm, nấu nướng, đi lại,… | |
3. Đóng vai trò quan trọng trong các cuộc cách mạng công nghiệp | C. Trữ lượng lớn, quá trình khai thác dễ dàng và nhanh chóng | |
4. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người | D. Vận chuyển và bảo quản dễ dàng hơn năng lượng tái tạo | |
E. Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên giữ vai trò thứ yếu | ||
Câu 2: Ghép các hạn chế của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch với tác động của chúng | ||
1. Khai thác nhiên liệu hóa thạch với sản lượng lớn | A. Sinh ra carbon dioxide, carbon monoxide, các oxide của lưu huỳnh, oxide của nitrogen | 1- …. 2 - …. 3 - ….
|
2. Tăng lượng khí thải độc hại | B. Tác động xấu đến sức khỏe con người | |
3. Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch | C. Làm hạn chế ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu | |
D. Dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu |
2. Đối với học sinh (HS): Tra cứu thông tin theo yêu cầu của GV, bài thuyết trình theo 4 nhóm thực hiện dự án tìm hiểu về nguyên nhân, bằng chứng, hệ quả của hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu và các biện pháp giúp giảm thiểu phát thải carbon dioxide (trình bày trên Slide Powerpoint hoặc vẽ sơ đồ tư duy).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: HS xác định được vấn đề cần học tập, kích thích sự tò mò, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức về chủ đề khai thác nhiên liệu hóa thạch, nguồn carbon, chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát đoạn video nói về vấn đề khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay và trả lời các câu hỏi:
- Có những loại nhiên liệu hóa thạch nào?
- Sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch gây ra hậu quả gì đối với môi trường?
- Để hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cần thực hiện những biện pháp nào?
c. Sản phẩm học tập: Các ý kiến trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu đoạn video nói về vấn đề khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay và trả lời các câu hỏi như đã nêu trong phần Nội dung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi về vấn đề khai thác nhiên liệu hóa thạch hiện nay.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một số HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét ý thức học tập của HS, chuyển sang nội dung bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về nhiên liệu hoá thạch. Nguồn gốc hình thành khí methane (30 phút)
a. Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm nhiên liệu hoá thạch.
- Trình bày được nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc nhân tạo của methane.
b. Nội dung:
- HS quan sát hình ảnh, phân tích thông tin hoàn thành phiếu học tập số 1 theo 6 nhóm (5 phút).
- GV chiếu đáp án, các nhóm chấm chéo phiếu học tập của nhau.
- GV yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi:
Câu 1. Nhiên liệu hóa thạch là gì? Gồm những dạng nào?
Câu 2. Tóm tắt các nguồn gốc hình thành khí methane?
Câu 3. Em hãy cho biết ở nước ta, nhiên liệu hoá thạch tập trung nhiều tại các khu vực nào?
c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động nhóm của học sinh trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập đã được giáo viên chuẩn xác chính thức.
............
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn
- Chia sẻ:
Rosie1331
- Ngày:
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu
12,8 MB 06/02/2025 4:35:00 CHGiáo án Khoa học tự nhiên 9 Bài 35
06/02/2025 5:01:32 CH
Tham khảo thêm
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 47: Di truyền học với con người
File word Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 32: Polymer
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 30: Tinh bột và cellulose
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 31: Protein
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo
PowerPoint Toán 9 Bài tập cuối Chương 8
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Chương 2. Ánh sáng
- Chương 3. Điện
- Chương 4: Điện từ
- Chương 5: Năng lượng với cuộc sống
- Chương 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
- Chương 7: Giới thiệu về chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
- Chương 8: Ethylic aalcohol và Acetic acid
- Chương 9: Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer
- Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
- Chương 11: Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
- Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể
- Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống
- Chương 14: Tiến hóa
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Giáo án lớp 9
PowerPoint Địa lí 9 Bài 16: Thực hành Phân tích ảnh hưởng của hạn hán và sa mạc hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội
PowerPoint Ngữ văn 9 CTST Bài Ôn tập học kì 1
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 7: Thực hành tiếng Việt (trang 54)
Powerpoint Tiếng Anh 9 Unit 6: 6.0 Overview
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 50: Cơ chế tiến hoá
Powerpoint Công nghệ 9 Chủ đề 5: Tính toán chi phí cho mạng điện trong nhà đơn giản