PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
Kế hoạch bài dạy KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42
Giáo án KHTN 9 KNTT Bài 42 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là trọn bộ mẫu giáo án Bài 42 môn Khoa học tự nhiên lớp 9 sách Kết nối tri thức file word và PowerPoint được thiết kế đẹp mắt với nội dung bám sát mạch kiến thức trong SGK. Sau đây là nội dung chi tiết bài giảng điện tử KHTN 9 KNTT Bài 42 Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 42
Giáo án Bài 42 Khoa học tự nhiên 9 KNTT
CHƯƠNG XII: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ
BÀI 42: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
· Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
· Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.
· Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
· Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.
· Thực hành: Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
2. Năng lực
Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
· Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
· Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thiết kế, sáng tạo sản phẩm mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của một số loài sinh vật.
Năng lực riêng:
· Nhận thức khoa học:
- Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
- Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.
- Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
- Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.
- Thực hành quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
· Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sản phẩm mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của một số loài sinh vật.
3. Phẩm chất
· Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến di truyền học.
· Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
· Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
· Máy tính, máy chiếu (nếu có).
· Hình ảnh 42.1 - 42.6 và các hình ảnh liên quan đến nhiễm sắc thể.
2. Đối với học sinh
· SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
· Bảng nhóm, bút dạ, bút bi, bút vẽ, thước kẻ.
· Thiết bị có thể quay, chụp tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
2. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi HỘP QUÀ BÍ ẨN, dẫn dắt vấn đề; HS tham gia trò chơi.
4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong trò chơi HỘP QUÀ BÍ ẨN
5. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi: hộp quà bí ẩn
Câu hỏi:
* Ô chữ hàng ngang:
Hộp quá 1: Trình tự nucleotide trên gene quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein, qua phân tử trung gian mRNA được gọi là gì?
Hộp quà 2: Điền vào chỗ chấm: “Thành phần cấu trúc của chuỗi polypeptide là các… liên kết với nhau bằng liên kết peptide.”
Hộp quà 3: Các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gen được gọi là gì?
* Hộp quà 4: Đối với các loài sinh vật, thông tin di truyền được lưu giữ và bảo quản ở đâu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi trò chơi HỘP QUÀ BÍ ẨN.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS xung phong trả lời:
Đáp án hộp quà:
+ Hộp quà 1: Mã di truyền.
+ Hộp quà 2: Amino acid.
+ Hộp quà 3: Allele.
Hộp quà 4: DNA.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các nghiên cứu khoa học công bố gần đây cho thấy hệ gene của người gồm nhiều phân tử DNA kích thước lớn, cấu tạo từ khoảng 3 tỉ cặp nucleotide và có tổng chiều dài lên tới hàng mét. Bằng cách nào, với tổng kích thước DNA lớn như vậy có thể sắp xếp ở trong nhân có đường kính chỉ 5μm? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - BÀI 42: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiễm sắc thể
1. Mục tiêu:
· Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
· Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.
· Mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.
Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I, quan sát Hình 42.1 - 42.4, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm học tập: Nhiễm sắc thể.
Tổ chức hoạt động:
......................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
Tham khảo thêm
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 14: Cảm ứng điện từ. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều
PowerPoint Tiếng Anh 9 Unit 2: City life
PowerPoint Tiếng Anh 9 Unit 3: Healthy living for teens
PowerPoint Địa lí 9: Ôn tập cuối học kì 1
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 26: Ethylic alcohol
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 25: Nguồn nhiên liệu
PowerPoint Địa lí 9 Bài 12: Vùng Đồng bằng sông Hồng
PowerPoint Địa lí 9 Bài 13: Thực hành Tìm hiểu về Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Chương 2. Ánh sáng
- Chương 3. Điện
- Chương 4: Điện từ
- Chương 5: Năng lượng với cuộc sống
- Chương 6: Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại
- Chương 7: Giới thiệu về chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên liệu
- Chương 8: Ethylic aalcohol và Acetic acid
- Chương 9: Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer
- Chương 10: Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất
- Chương 11: Di truyền học mendel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền
- Chương 12: Di truyền nhiễm sắc thể
- Chương 13: Di truyền học với con người và đời sống
- Chương 14: Tiến hóa
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
Mẫu giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 theo công văn 5512
Giáo án PowerPoint Sinh học 9 Chân trời sáng tạo
(Unit 1-6) Giáo án Tiếng Anh 9 Right On
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo
(Bài 1-22) Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức file doc
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính