PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 45: Di truyền liên kết

Tải về

Giáo án điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 45. Đây là nội dung bài học thuộc Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể nằm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phần Sinh học. Với mẫu bài giảng điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 45 cùng với kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy cho các thầy cô.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 45

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 45

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 45

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 45

Giáo án Bài 45 Khoa học tự nhiên 9 KNTT

BÀI 45: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Dựa vào sơ đồ phép lai, trình bày đ\ực khái niệm di truyền liên kết và phân biệt với quy luật phân ly độc lập.

- Nêu được một số ứng dụng và di truyền liên kết trong thực tiễn.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học : Chủ động, tích cực tìm hiểu về quy luật di truyền liên kết.

- Giao tiếp và hợp tác : Làm việc nhóm hiệu quả, tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập .

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ việc nắm được quy luật di truyền liên kết, có những ứng dụng về di truyền liên kết như: Xác định được vị trí gen trên NST,

2.2. Năng lực KHTN

* Năng lực nhận biết KHTN:

- Nhận biết được quy luật di truyền liên kết.

- Nhận biết được các tính trạng di truyền liên kết với nhau ở sinh vật.

* Năng lực tìm hiểu tự nhiên:

- Dựa vào sơ đồ (hình vẽ), phân biệt được di truyền liên kết với di truyền phân li độc lập.

- Giải thích được cơ sở ứng dụng di truyền liên kết gene trong chọn giống.

* Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:

- Vận dụng được hiểu biết về quy luật di truyền vào các ứng dụng về di truyền liên kết.

3. Phẩm chất.

- Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin về quy luật di truyền.

- Trung thực, cẩn thận, tham gia tích cực các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

* Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh.

* Tranh ảnh về quy luật di truyền liên kết.

2. Đối với học sinh:

* Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi: Các em đã biết về ruồi giấm chưa, nêu đặc điểm của cánh và màu thân?

GV: Đó là loài động vật nhỏ có con cánh dài có con cánh ngắn, có con thân đen có con thân xám, nó là đối tượng nghiên cứu hàng đầu của DT học.

- Các nhà nghiên cứu làm thí nghiệm trên ruồi giấm, quan sát thấy có hiện tượng tính trạng thân xám thường di truyền cùng cánh dài, tính trạng thân đen thường di truyền cùng cánh cụt, đây là hiện tượng gì?

- HS: Trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp.

- GV yêu cầu HS: Tìm thêm các ví dụ về quy luật di truyền liên kết.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy luật di truyền liên kết: Thí nghiệm của Moocgan.

a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh của ruồi giấm và kết quả thí nghiệm của Moocgan, nêu được các tính trạng của ruồi giấm từ đó nhận xét về sự di truyền của các tính trạng trong phép lai.

b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, quan sát hình ảnh, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS quan sát kết quả this nghiệm của Moocgan, đặt câu hỏi, hs trả lời:

1. Trình bày cách tiến hành và kqua TN của M.gan

2. Phép lai trên gồm những tính trạng nào?

3. Trong phép lai trên, nếu các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền của Mendel thì kết quả phép lai có bao nhiêu kiểu hình?

4. Em có nhân xét gì về sự di truyền các tính trạng trong phép lai?

5. Menđen tiến hành p.lai p.tích nhằm mục đích gì?

GV thông tin:

2. Phép lai gồm 2 loại tính trạng: màu thân và độ dài cánh.

3. Nếu các tính trạng di truyền theo quy luật di truyền của Mendel thì kết quả phép lai có 4 kiểu hình.

4. Thân xám luôn đi với cánh dài, thân đen luôn đi với cánh cụt.

5. Mendel thực hiện phép lai phân tích nhằm mục đích kiểm tra kiểu gen của ruồi đực F1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ HS lên bảng chỉ tranh ruồi giấm về các tính trạng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Quy luật di truyền liên kết.

1. Thí nghiệm của Moocgan.

Pt/c: Thân xám, dài x Thân đen, cụt.

F1: 100% thân xám, dài.

Cho ruồi đực F1 lai phân tích.

Đực thân xám, dài x Cái thân đen, cụt.

Fa: 50% thân xám, dài: 50% đen, cụt.

..............

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 105
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 45: Di truyền liên kết
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng