PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 32: Polymer

Tải về

Giáo án điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 32. Đây là nội dung bài học thuộc Chương 9: Lipid. Carbohydrate. Protein. Polymer nằm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phần Hóa học. Với mẫu bài giảng điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 32 cùng với kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy cho các thầy cô.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 32

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 32

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 32

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 32

Giáo án Hóa học 9 KNTT Bài 32: Polymer

BÀI 32: POLYMER 

Thời gian thực hiện: 02 tiết (T31, 32)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết

+ Nêu được khái niệm polymer, monomer, mắt xích…, cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).

+ Trình bày được tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).

+ Nêu được khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.

+ Trình bày được ứng dụng của polyethylene.

- Thông hiểu: Viết được các phương trình hoá học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.

- Vận dụng: Trình bày được vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm polymer, ô nhiễm môi trường do việc sử dụng polymer không phân hủy sinh học, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tuwfracstair không phân hủy sinh học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được giao

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.

+ Vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng vật liệu polymer trong đời sống.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Khái niệm polymer, monomer, mắt xích…, cấu tạo, phân loại polymer (polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp).

- Tính chất vật lí chung của polymer (trạng thái, khả năng tan).

- Khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, vật liệu composite và cách sử dụng, bảo quản một số vật dụng làm bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn, hiệu quả.

- Ứng dụng của polyethylene.

- Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế PE, PP từ các monomer.

- Trình bày được vấn đề ô nhiễm môi trường khi sử dụng polymer không phân huỷ

sinh học (polyethylene) và các cách hạn chế gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng

vật liệu polymer trong đời sống

3. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ

- Yêu nước, sống có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm, bảo vệ môi trường

- Trung thực, cẩn thận trong tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Một số mẫu vật được chế tạo từ polymer: PE, PVC, sợi bông, len lông cừu, sợi tơ tằm, tơ nylon, polyester, cao su, vật liệu composite hoặc tranh, ảnh các sản phẩm chế tạo từ polymer

- Hình ảnh các kí hiệu được ghi ở vật liệu nhựa, mác quần áo

- Link bài báo:

Những quốc gia “ăn” nhiều vi nhựa nhất thế giới, Việt Nam cũng có tên https://znews.vn/nhung-quoc-gia-an-nhieu-vi-nhua-nhat-the-gioi-viet-nam-cung-co-ten-post1479261.html

- Link video tìm hiểu về tác hại của rác thải nhựa: https://www.youtube.com/watch?v=BujzV_R60us

- Link video: Tìm thấy vi nhựa trong máu người: https://youtu.be/FPd_zdrxXJQ?feature=shared

- Link video: 90% muối ăn trên thế giới bị nhiễm hạt vi nhựa: https://youtu.be/Gjr-ufqgsDI?feature=shared
- Link bài báo: https://thienlongcomposite.com/lich-su-vat-lieu-composite.html

- Kết quả tìm hiểu ứng dụng của các vật liệu polymer; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường bởi rác thải nhựa và các biện pháp để hạn chế rác thải nhựa (VD: việc dùng các đồ nhựa một lần như chai, cốc, ống hút,…), các nhóm HS chế tạo ra các mô hình đồ dùng tái chế từ rác thải nhựa, bìa cat-tông

III. Tiến trình dạy học

A. Khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu về Polymer

b. Nội dung: Học sinh theo dõi video: Tìm thấy vi nhựa trong máu người: https://youtu.be/FPd_zdrxXJQ?feature=shared

Hoặc video tìm hiểu về tác hại của rác thải nhựa: https://www.youtube.com/watch?v=BujzV_R60us

c. Sản phẩm

HS thấy được tác dụng của vật liệu polymer là nhựa dùng phổ biến hiện nay nhưng cũng thấy những nguy cơ tiềm ẩn nếu sử dụng nhiều sản phẩm nhựa và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người.

d. Tổ chức thực hiện

- GV cho HS theo dõi video

........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
2 96
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 32: Polymer
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng