Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều

Tải về

Giáo án Lịch sử 9 bộ Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều nằm trong bộ môn Lịch sử Địa lí 9 của bộ sách Cánh Diều. Giáo án Sử 9 soạn theo phương pháp mới được các thầy cô giáo thực hiện theo hướng dẫn của CV 5512 của Bộ giáo dục với nội dung bám sát mạch kiến thức trong SGK Lịch sử Địa lí 9 Cánh Diều sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Lịch sử lớp 9 bộ sách Cánh Diều cả năm file word bao gồm các bài dạy của học kì 1 và học kì 2 môn Lịch sử 9 Cánh Diều. Để xem đầy đủ nội dung chi tiết file giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều HK 1

Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều bài 1

BÀI 1: NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.

- Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được những thành tựu và chỉ ra được hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc hoạt động nhóm, trao đổi, thảo

luận về nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945

3. Về phẩm chất

Giáo dục niềm tự hào về truyền thống lịch sử, phát huy những giá trị đạt được của nhân loại trong việc xây dụng chế độ mới: chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết yêu cầu cần đạt của bài học.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS xem 1 số hình ảnh và đặt câu hỏi

Những hình ảnh trên gợi nhớ cho em về cuộc cách mạng trong lịch sử

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

Ngày 5-5-1920, tại Quảng trường Ti-tra-nay-a, Lê-nin diễn thuyết để động viên hàng vạn chiến sĩ chuẩn bị ra chiến đấu ở mặt trận Ba Lan, chống lại lực lượng Bạch vệ trong nước và sự can thiệp của các nước đế quốc (1918 – 1920). Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống thủ trong giặc ngoài đã bảo vệ thành công chính quyền cách mạng của nước Nga Xô viết, tạo điều kiện cho sự thành lập Liên Xô.

Vậy tình hình nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập như thế nào? Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đạt được những thành tựu gì và còn tồn tại những hạn chế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

..................

Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều bài 2

Bài 2: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 (TIẾT 1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc nhận biệt được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933; sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận về tình hình châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, tự giác, có tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trung thực, thông qua việc đánh giá khách quan các sự kiện, nhân vật lịch sử (dựa trên cơ sở khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh,...).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS xem 1 đoạn video về chiến tranh thế giới thứ 2 và đặt câu hỏi

Cuộc chiến tranh nào đang được nhắc đến trong đoạn video?

.....................

Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều bài 3

Bài 3: CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Về kiến thức

- Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc nêu được những nét chính về tinh hinh châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.

Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.

Năng lực tự học và tự chủ hoàn thành các nhiệm vụ học tập do GV yêu cầu.

3. Về phẩm chất

Chăm chỉ, tự giác và có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trung thực, trách nhiệm khi nhận xét, đánh giá sự kiện dựa trên các nguồn tư liệu tin cậy, lên án chiến tranh, có ý thức trân trọng thành quả đầu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Á trong những năm 1918-1945.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Sau khi tham gia hoạt động, HS sẽ nhận biết được yêu cầu cần đạt của bài học.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát trả lời

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV tổ chức trò chơi “đuổi hình bắt chữ”. Đưa ra các hình ảnh để HS đoán được tên quốc gia.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

..............

Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều HK 2

Giáo án Lịch sử 9 bài 13 Cánh Diều

Bài 13: VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1954 (T1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Sau bài học này, giúp HS:

1.Về kiến thức

Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).

Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.

- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao.... trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

2. Về năng lực

* Năng lực chung:

Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhận công việc phù hợp.

Biết phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, hoàn thành được nhiệm vụ hoạt động nhóm

*Năng lực riêng:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu và sử dụng lược đồ, sơ đồ để tìm hiểu về cuộc kháng chiến trống Pháp giai đoạn 1945-1954.

– Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc mô tả những thắng lợi tiêu biểu và nêu được ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

– Năng lực vận dụng kiến thức đã học: vận dụng được bài học về chiến tranh nhân dân trong công cuộc và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thắng lợi của quân và dân ta đã đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 – 1954, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng; từ đó nhận thức được tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa ba nước Đông Dương và đoàn kết quốc tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

- KHBD soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.

- Các kênh hình (phóng to).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Giúp khơi gợi tính tò mò của HS, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

GV: Giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát trả lời:

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV cho HS xem 1 số bức hình và yêu cầu HS trả lời câu hỏi

? Quan sát các bức hình và Em hãy cho biết những bức ảnh sau đang nói về thành phố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

• Hình 13.1 là bức ảnh chiến sĩ quyết từ Trần Thành (Nguyễn Văn Thiềng) đang ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp trên đường phố Hà Nội, được nghệ sĩ Nguyễn Bá Khoản chụp ngày 23-12-1946. Bức ảnh này đã trở thành một trong những hình ảnh tiêu biểu của quân dân Thủ đô Hà Nội trong những ngày đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp? Vậy vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ? Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao là gì? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến ra sao?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều kì 1, kì 2.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 776
Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng