Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều

Tải về

Giáo án GDCD 9 sách Cánh Diều là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân lớp 9 bộ Cánh Diều. Mẫu giáo án Giáo dục công dân lớp 9 Cánh Diều file word được các thầy cô giáo biên soạn bám sát với nội dung SGK và cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án. Sau đây là nội dung chi tiết KHBD Giáo dục công dân 9, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Hiện tại, bộ giáo án word môn Giáo dục công dân 9 sách Cánh Diều đã đầy đủ nội dung các bài học trong sách giáo khoa. Mẫu giáo án GDCD 9 Cánh Diều được biên soạn theo đúng hướng dẫn của Bộ giáo dục. Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều trong file tải của Hoatieu bao gồm 2 mẫu. Các bạn có thể tùy chọn sử dụng mẫu nào sao cho phù hợp với định hướng giảng dạy của mình.

Kế hoạch bài dạy GDCD lớp 9 Cánh Diều

Giáo án Công dân 9 Cánh Diều kì 1

Giáo án bài 1 GDCD 9 Cánh Diều

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

- Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản giúp mỗi cá nhân biết sống có lý tưởng.

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các lý tưởng cao đẹp của bản thân.

- Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc.

4. Tích hợp quyền con người

- Mức độ tích hợp: Tích hợp bộ phận vào yêu cầu cần đạt: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

- Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ vào nội dung quyền con người như: Các quyền về chính trị, dân sự để lấy ví dụ minh họa đồng thời giúp học sinh hiểu được quyền con người là phổ cập chung cho toàn nhân loại, nó không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc; khẳng định thành quả đấu tranh của nhân loại chống áp bức bóc lột và bất công xã hội, chống lại tư tưởng kì thị dân tộc, giới tính, thành phần, nguồn gốc và địa vị xã hội; Những hành vi bảo vệ quyền con người đó chính là thể hiện lí tưởng sống cao đẹp và ý nghĩa của lí tưởng sống đó đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. Tạo hứng thú học tập cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về việc sống có lí tưởng.

b) Nội dung. GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lý tưởng sống cao đẹp của mỗi nhân vật được đề cập trong bức tranh.

Ảnh 1:

- Tên nhân vật: Võ Thị Sáu

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.

+ Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được chị Sáu, thực dân Pháp đã đưa chị ra xử bắn.

+ Trên đường ra pháp trường, chị Sáu vẫn giữ nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng.

♦ Ảnh 1:

- Tên nhân vật: Lý Tự Trọng

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, con ông Lê Hữu Đạt (còn gọi là Lê Khoan), là một gia đình yêu nước thương dân, nuôi chí phục thù, quê nhà ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với ý chí căm thù giặc Pháp xâm lược sâu sắc, ngay từ năm 14 tuổi, chị Sáu đã tham gia cách mạng.

+ Ngày 3/2/1930, trong một lần thực hiện nhiệm vụ cách mạng, anh Trọng đã sa vào tay giặc. Mặc dù bị giặc Pháp tra tấn dã man nhưng anh vẫn kiên quyết không khai. Không khuất phục được anh Trọng, thực dân Pháp đã đưa anh ra xử bắn.

+ Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng vẫn hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca và hô vang: "Đả đảo thực dân Pháp", "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm", "Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm".

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS xem hình ảnh và các thông tin trong hình ảnh nói về các nhân vật lịch sử và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào dữ liệu dưới đây, em hãy cho biết tên các nhân vật và chia sẻ hiểu hiết của mình về những nhân vật đó.

Thực hiện nhiệm vụ

HS xem clip và trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người muốn hướng tới. Lí tưởng như ánh sáng dẫn đường, chỉ lối cho hành động của mỗi người. Người sống có lí tưởng là người luôn suy nghĩ và hành động vì sự tiến bộ của bản thân, giúp ích cho gia đình và đất nước.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

a) Mục tiêu. HS nêu được thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?

2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?

3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?

c) Sản phẩm.

1/ Ý nghĩa của câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky là:

+ Mỗi người cần phải xác định được lý tưởng sống của bản thân và luôn nỗ lực để hiện thực hóa lý tưởng ấy.

+ Cống hiến hết mình để phụng sự cho đất nước, cho nhân dân luôn là một trong những lý tưởng sống cao đẹp của con người.

- Câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky đã: thôi thúc, cổ vũ cho liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm và các thế hệ thanh niên Việt Nam thời đó, anh dũng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập tự do của dân tộc.

2/ Nhận xét:

+ Bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã có mục đích sống cao đẹp, khi cô luôn tâm niệm: mục đích sống của mình là cống hiến hết mình để phụng sự cho cách mạng, cho đất nước, cho nhân dân.

+ Từ mục đích sống cao đẹp ấy, bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã không quản ngại khó khăn, vất vả, luôn nỗ lực đem tài năng và y đức của mình để chữa trị cho các thương - bệnh binh.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

1/ Em hiểu như thế nào về câu nói nổi tiếng trong tác phẩm “Thép đã tôi thế đấy” của văn hào N.A.Ostrotsky? Theo em, câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với Đặng Thuỳ Trâm và các thế hệ thanh niên thời đó?

2/ Em nhận xét gì về mục đích sống, hành động, việc làm của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin trên?

3/ Hãy kể về một tấm gương sống có lí tưởng ở quê hương em. Điều em học được từ tấm gương đó là gì?

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc thông tin.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo, thảo luận

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập.

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

1. Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

Sống có lí tưởng là việc mỗi người xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch, hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

Sống có lí tưởng giúp mỗi cá nhân có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng, tin tưởng.

......................

Giáo án bài 2 GDCD 9 Cánh Diều

BÀI 2. KHOAN DUNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm khoan dung và biểu hiện của khoan dung.

- Nhận biết được giá trị của khoan dung.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về khoan dung.

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến khoan dung.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Phê phán các biểu hiện thiếu khoan dung.

3. Phẩm chất

- Nhân ái: Có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha trong cuộc sống.

- Có phẩm chất trách nhiệm thể hiện ở sự khoan dung, tha thứ với những sai lầm của người khác để cùng nhau sống tốt đẹp hơn.

4. Tích hợp quyền con người

- Mức độ tích hợp: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự khoan dung trong những tình huống cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Cách thức thực hiện: Giáo viên căn cứ nội dung của quyền con người như; Quyền được đối xử bình đẳng để lấy các ví dụ giúp học sinh hiểu được việc thực hiện quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch; Quyền không bị tra tấn, nhục hình, bị đổi xử hoặc chịu hình phạt tàn nhẫn vô nhân đạo; Quyền không phân biệt đối xử

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. HS có hứng thú học tập, kết nối vào bài mới qua những tìm hiểu và chia sẻ trải nghiệm bước đầu về khoan dung.

b) Nội dung. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và thực hiện yêu cầu:

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lòng khoan dung trong cuộc sống.

+ Tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” => Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định sự cần thiết của lòng bao dung và thức tỉnh mỗi người khi không may phạm sai lầm phải nhìn thẳng vào sự việc, chịu trách nhiệm với lỗi lầm của mình.

+ Tục ngữ: “Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay” => Ý nghĩa: Cuộc sống có thăng trầm, và mọi người đều trải qua những thời kỳ khó khăn. Để đối nhân xử thế một cách tốt đẹp, chúng ta nên hiểu và thông cảm với người khác trong những thời điểm khó khăn.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc và thực hiện yêu cầu:

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về khoan dung mà em biết.

Thực hiện nhiệm vụ

HS xem clip và trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống đó được đúc kết trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: khái niệm, biểu hiện và giá trị của khoan dung

a) Mục tiêu. HS nêu được khái niệm, các biểu hiện cơ bản và ý nghĩa của khoan dung.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1 và 2 trong SGK để trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó?

Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.

c) Sản phẩm.

- Thông tin 1. Trong tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”, Nguyễn Trãi đã vạch ra nhiều tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta, như: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Nhưng khi nghĩa quân Lam Sơn toàn thắng, chủ tướng Lê Lợi chẳng những không ra lệnh giết hại kẻ thù, mà ngược lại, ông còn có những hành động nhân đạo, như: cấp cho thuyền và ngựa, xe cho quân Minh rút về nước.

=> Hành động đó của chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã:

+ Thể hiện lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.

+ Góp phần giúp “dập tắt muôn đời chiến tranh”, “mở ra muôn thuở thái bình”, đỡ hao tổn thêm xương máu của nhân dân hai nước.

- Thông tin 2. Trong tác phẩm “Tuyên ngôn Độc lập”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: mặc dù thực dân Pháp có nhiều hành động đàn áp nhân dân Việt Nam; tuy nhiên, đối với người Pháp, nhân dân Việt Nam vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9/3/1945), nhân dân Việt Nam đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

=> Những hành động đó của nhân dân Việt Nam đã thể hiện: lòng khoan dung, nhân văn, nhân đạo của nhân dân Việt Nam.

- Khái niệm: Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

- Biểu hiện của khoan dung:

+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

+ Tha thứ cho chính mình.

+ Không cố chấp, hẹp hòi, định kiến.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1 và 2 trong SGK để trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu việc làm của các chủ thể trong những thông tin trên và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó?

Em hãy xác định các biểu hiện của khoan dung và cho biết thế nào là khoan dung.

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc thông tin.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo, thảo luận

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập.

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. Người được tha thứ sẽ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm để trở thành người tốt. Nhờ có lòng khoan dung, mối quan hệ giữa người với người sẽ tốt đẹp hơn.

1 . Khoan dung, biểu hiện và giá trị của khoan dung

- Khoan dung là rộng lòng tha thứ.

- Biểu hiện của khoan dung:

+ Tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

+ Tha thứ cho chính mình.

+ Không cố chấp, hẹp hỏi, định kiến.

- Ý nghĩa của khoan dung: Khoan dung giúp người mắc lỗi có động lực khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm để sống tích cực hơn. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, các mối quan hệ trong xã hội trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

Giáo án Công dân 9 Cánh Diều kì 2

Giáo án bài 7 GDCD 9 Cánh Diều

BÀI 7: THÍCH ỨNG VỚI THAY ĐỔI

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được một số thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân và gia đình.

- Nhận biết được ý nghĩa của thích ứng với sự thay đổi.

- Nêu được các biện pháp thích ứng với sự thay đổi.

- Thích ứng được với một số thay đổi (nếu có) trong cuộc sống của mình

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến thích ứng với sự thay đổi một cách hiệu quả.

b. Năng lực đặc thù

- Nhận thức chuẩn mực hành vi:

+ Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải thích ứng với sự thay đổi.

+ Giải thích được vì sao cần phải thích ứng với sự thay đổi.

+ Nhận ra được những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi

- Điều chỉnh hành vi: Biết chấp nhận và thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: đã thích ứng với sự thay đổi, cần thích ứng với sự thay đổi chưa

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, thích ứng với sự thay đổi một cách hiệu quả.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu

- SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Thích ứng với thay đổi.

- Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…

2. Học liệu số phần mềm thiết bị công nghệ

- Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...

- Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về Thích ứng với thay đổi..

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

- HS kể ra được những thay đổi có thể xảy ra đối với bản thân và gia đình.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và phương pháp trò chơi.

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS chia sẻ những thay đổi có thể xảy ra đối với bản thân và gia đình.

– GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Phóng viên nhí”. Sau đó, GV mời HS phát biểu.

Lưu ý: HS phát biểu sau không được trả lời trùng với các bạn trước đó.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chuẩn bị và tham gia trò chơi, lần lượt kể ra những thay đổi có thể xảy ra đối với bản thân và gia đình.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– HS lần lượt kể ra những thay đổi có thể xảy ra đối với bản thân và gia đình.

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV gợi mở, dẫn dắt vào nội dung bài học: Cuộc sống luôn vận động không ngừng và chúng ta rất khó tránh khỏi những điều bất ngờ có thể xảy ra. Do vậy, việc trang bị kĩ năng thích ứng với thay đổi chính là chìa khoá giúp mỗi cá nhân luôn vững tâm trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại công nghệ số hiện nay. Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: Thích ứng với thay đổi.

2. Hoạt động 2: hình thành kiến thức

* 1: Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân, gia đình.

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số thay đổi có nguy cơ xảy ra và ảnh hưởng của những thay đổi trong cuộc sống đối với bản thân và gia đình.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc 3 tình huống trong SGK trang 36 – 37, HĐ nhóm 6 trả lời câu hỏi.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc, thảo luận nhóm

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

GV mời 2 – 3 HS đại diện các nhóm phát biểu câu trả lời. Các HS còn lại lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

- Đối với trường hợp 1: Sự thay đổi mà Liên và gia đình phải đối mặt là: thu nhập của gia đình bị sụt giảm do công ty mẹ Liên giảm biên chế, mẹ Liên phải nghỉ làm..

- Đối với trường hợp 2: Sự thay đổi mà Vân và gia đình phải đối mặt là: Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và sự thay đổi môi trường sống. Cụ thể:

+ Biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất.

+ Gia đình V nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, nên được chính quyền di chuyển đến nơi tái định cư. Tuy nhiên, đến nơi ở mới, cuộc sống học tập và lao động của các thành viên trong gia đình bước đầu bị xáo trộn.

- Đối với trường hợp 3: Những thay đổi mà anh K phải đối mặt là: sức khỏe của người thân suy giảm và nguồn thu nhập của gia đình bị giảm sút, do: bố của anh K bỗng nhiên lâm bệnh nặng, không lao động được; mặt khác chi phí chữa bệnh cho bố anh K cũng khá tốn kém…

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu, chốt ghi nhớ.

1. Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của bản thân, gia đình.

- Môi trường: thiên tai (lũ lụt, sạt lở, sấm sét, bão,

lốc, …), biến đổi khí hậu

- Gia đình: mất mát người thân, thay đổi chỗ ở, thay đổi thu nhập…

- Khoa học công nghệ mới: rô bốt và tự động hoá, trí tuệ nhân tạo..

à Những thay đổi này xảy ra ngoài ý muốn, tác động đến cuộc sống con người, gây ra những khó khăn về sức khoẻ (thể chất, tinh thần), kinh tế, điều kiện sống của cá nhân, gia đình

* 2: Biện pháp thích ứng với sự thay đổi và ý nghĩa của sự thích ứng

a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc thích ứng trước những thay đổi, các biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc Đọc thông tin/SGK trang 38

Hoạt động theo bàn hoàn thành

3 câu hỏi a,b,c/ trang 38

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc nội dung và suy nghĩ, trao đổi theo bàn,đưa ra câu trả lời

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– GV mời 2 – 3 HS xung phong phát biểu câu trả lời.

– HS lần lượt trình bày các câu trả lời, các bạn khác lắng nghe và góp ý, bổ sung, trao đổi.

Dự kiến sản phẩm:

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu, chốt ghi nhớ.

2. Biện pháp thích ứng với sự thay đổi và ý nghĩa của sự thích ứng

a) Một số biện pháp để thích ứng với thay đổi trong cuộc sống:

- Chấp nhận rằng sự thay đổi là tất yếu.

- Giữ sự bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.

- Chủ động tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

- Kiên trì thực hiện thích ứng với sự thay đổi

- Đánh giá hiệu quả, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân

b. Ý nghĩa của thích ứng với sự thay đổi.

Thích ứng với thay đổi giúp chúng ta vượt qua được sự thay đổi của hoàn cảnh; sống phù hợp với hoàn cảnh; không ngừng tự hoàn thiện và phát triển bản thân.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

* BT 1: Dự đoán những thay đổi có thể xảy ra

a. Mục tiêu: HS Dự đoán những thay đổi có thể xảy ra đối với các trường hợp.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thi Ai Đội nào nhanh hơn giữa các nhóm bằng cách dự đoán, liệt kê ra bảng phụ các thay đổi có thể xảy ra

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm để đưa ra các dự đoán về các trường hợp.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– Các nhóm đôi xung phong trình bày nội dung đã thảo luận. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

(Dựa theo chú ý/SGK/37)

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV hoàn chỉnh ý HS phát biểu.

– HS lắng nghe GV chốt ý và đối chiếu lại với phần trả lời của nhóm mình.

- GV đưa ra đánh giá và kết luận.

3. Luyện tập

* BT 1:

* BT 2: Dự đoán thay đổi, tư vấn cách thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống

a. Mục tiêu: HS xây dựng được nội dung bài tư vấn cách thích ứng và ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi trong 2 tình huống ở SGK/39,40.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS làm việc, thảo luận theo nhóm .

– GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống trong SGK trang 39, 40 để thử làm chuyên gia tư vấn về cách thích ứng và ý nghĩa của việc thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chuẩn bị bài tư vấn.

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– GV mời 2 – 3 nhóm HS xung phong thuyết trình về nội dung đã thực hiện. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét và bổ sung.

Dự kiến sản phẩm:

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra đánh giá và kết luận.

* BT 2:

* BT 3: Bày tỏ quan điểm cá nhân

a. Mục tiêu: HS trình bày, lý giải được ý nghĩa về sự thích ứng với sự thay đổi

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chia lớp làm 2 đội, tổ chức cho HS tranh biện tại chỗ về các nội dung ở BT3.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm lần lượt trình bày và tranh biện theo sự hướng dẫn của GV.

– Thư kí ghi ý kiến 2 đội lên bảng

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– Sau khi tranh biện xong, HS thống nhất và chốt lại nội dung chính.

Dự kiến sản phẩm:

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV kết luận và đánh giá.

– HS lắng nghe GV chốt ý cũng như rút kinh nghiệm cho những hoạt động kế tiếp.

* BT 3

4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng

Nhiệm vụ: Sưu tầm sưu tầm các tài liệu về thích ứng với sự thay đổi để xác định những kĩ năng cần rèn luyện và báo cáo kết quả trước lớp.

a. Mục tiêu: Sưu tầm sưu tầm các tài liệu về thích ứng, xác định những kỹ năng cần rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS sưu tầm các tài liệu. (HS làm ở nhà và nộp trước tiết học kế tiếp 1 ngày)

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện sưu tầm .

* Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

– GV mời 1 – 2 HS chia sẻ sản phẩm đã thực hiện.

* Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, động viên HS tích cực, sáng tạo trong việc rèn luyện các kỹ năng thích ứng với sự thay đổi, phù hợp với bản thân.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 612
Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng