Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo Bản 2 - HK 2

Tải về

Giáo án HĐTN 9 Chân trời sáng tạo kì 2 - Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo học kì 2 không chỉ là tài liệu tham khảo thông thường, mà còn là người bạn đồng hành tin cậy, giúp thầy cô và học sinh khám phá những chân trời kiến thức mới mẻ, khơi dậy tiềm năng và phát triển toàn diện. Với nội dung bám sát chương trình giáo dục mới, giáo án mang đến những trải nghiệm thực tế, gắn liền với cuộc sống, giúp học sinh tự tin bước vào tương lai.

Nội dung giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 9 Chân trời sáng tạo kì 2

Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương.

Chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan.

Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề.

Chủ đề 8: Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 CTST bản 2 - Chủ đề 6

CHỦ ĐỀ 6: PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ CẢNH QUAN

NHIỆM VỤ 1. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHẢO SÁT VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN SINH SỐNG

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống;

- Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

- Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước;

- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.

NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý tiến trình hoạt động:

- Tọa đàm về nguyên nhân ô nhiễm môi trường và biện pháp phòng chống;

- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Giao lưu với chuyên gia về chủ đề Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

GIAO LƯU VỚI CHUYÊN GIA VỀ CHỦ ĐỀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...) tại địa bàn sinh sống.

- Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Liên hệ mời chuyên gia về môi trường ở địa phương đến giao lưu với HS về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

- Trao đổi, thống nhất với chuyên gia về mục đích, nội dung và chương trình buổi giao lưu để chuyên gia chủ động chuẩn bị.

- Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho buổi giao lưu của HS với chuyên gia: loa đài, micro, màn hình, máy chiếu,...

- Cử người dẫn chương trình buổi giao lưu (MC).

2. Đối với HS

- Tổ/ lớp trực tuần xây dựng chương trình buổi giao lưu, cử người dẫn chương trình (MC) và tập 2 - 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công.

- Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung buổi giao lưu.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- Cung cấp cho HS một số hiểu biết về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

- Định hướng, tạo hứng thú cho HS tham gia Nội dung 2 của chủ đề.

b. Tổ chức thực hiện

- Mở đầu, đại diện BTC lên tuyên bố lí do, giới thiệu mục đích, ý nghĩa buổi giao lưu, giới thiệu chuyên gia và mời chuyên gia ngồi lên hàng ghế phía trên, đối diện với HS.

- Chuyên gia tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân mình và làm quen với HS.

- Chuyên gia trình bày/ nói chuyện về chủ đề, tập trung vào các nội dung sau:

+ Thực trạng ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,...) ở Việt Nam.

+ Nguyên nhân của thực trạng.

+ Các biện pháp phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Để thu hút, hấp dẫn HS, chuyên gia có thể mở đầu phần trình bày của mình bằng cách mời HS cùng xem một video hoặc nghe kể một câu chuyện thực tế. Trong quá trình trình bày, chuyên gia cần đưa ra những thông tin, số liệu cụ thể và sử dụng những câu chuyện, tranh ảnh, video để dẫn chứng, minh hoạ.

- Sau khi kết thúc phần trình bày, chuyên gia khuyến khích HS tiếp tục nêu câu hỏi, tình huống và những điều các em còn mong muốn tìm hiểu thêm bằng cách đứng lên hỏi trực tiếp hoặc viết ra giấy, không cần ghi tên. Những câu hỏi của HS sẽ được BTC đến tận nơi thu và chuyển lên cho chuyên gia. Chuyên gia sẽ phân loại nhanh những câu hỏi của HS và tiến hành trả lời HS theo từng câu hỏi hoặc từng loại vấn đề.

Nếu ban đầu HS còn chưa mạnh dạn đặt câu hỏi, người dẫn chương trình có thể chủ động nêu 1 – 2 câu hỏi trước cho chuyên gia hoặc chuyên gia có thể chủ động nêu một vài câu hỏi/ tình huống/ băn khoăn, thắc mắc đã có HS ở những trường khác, địa phương khác,...

- Kết thúc, chuyên gia tóm tắt lại những thông điệp chính mà muốn chuyển tới HS; Cảm ơn sự quan tâm, chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của HS đặt ra; Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho mình được tham gia buổi giao lưu với HS và và hi vọng HS sẽ làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần phòng chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Đồng thời, chuyên gia cũng có thể thông báo địa chỉ, điện thoại di động, email của mình cho HS biết để các em có thể liên lạc, hỏi ý kiến khi cần thiết.

- Đại diện BTC tổng kết buổi giao lưu, cảm ơn chuyên gia đã dành thời gian tới nói chuyện, trao đổi chia sẻ với HS và bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục được chuyên gia hợp tác, hỗ trợ nhà trường trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.

NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

Gợi ý tiến trình hoạt động:

- Chia sẻ kết quả tuyên truyền về các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

- Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch quảng bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.

- Chia sẻ kết quả khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương sinh sống.

Gợi ý:

CHIA SẺ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG SINH SỐNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

HS hiểu rõ các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả khảo sát của nhóm mình. Nội dung trình bày bao gồm:

+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.

+ Số liệu và dẫn chứng cụ thể.

+ Ảnh hưởng của ô nhiễm đến cuộc sống hàng ngày.

+ Các quan sát và nhận định cá nhân.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- GV mời mỗi nhóm một HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét chung và đề xuất các giải pháp cụ thể để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương.

TỔNG KẾT

- Yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV kết luận chung: Mỗi HS cần tích cực thực hiện một số hành động cụ thể góp phần bảo vệ môi trường như tham gia vào các hoạt động tình nguyện dọn dẹp, tuyên truyền bảo vệ môi trường, hoặc đề xuất ý tưởng cho chính quyền địa phương.

- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS. Tuyên dương, khen ngợi những HS, nhóm HS tích cực tham gia các hoạt động.

..................

Trên đây là một số nội dung trong bộ giáo án HĐTN 9 CTST Bản 2 kì 2. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 34
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo Bản 2 - HK 2
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Tải nhanh tài liệu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo Bản 2 - HK 2
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng