Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà CTST

Tải về

Giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện được các thầy cô giáo biên soạn theo hướng dẫn của công văn 5512 bám sát với nội dung bài học trong SGK. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà CTST file word, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: hiện tại Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà mới có chủ đề 1-4. Các nội dung còn thiếu sẽ được Hoatieu cập nhật dần.

KHBD Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 1: THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

- Đọc được các thông số kĩ thuật chính của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động, tích cực tìm hiểu các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản để mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được các thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và trách nhiệm: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình vào học tập và thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.

- Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh một số thiết bị điện trong gia đình, hình ảnh các bộ phận chính của cầu dao, hình ảnh các bộ phận chính của aptomat, hình ảnh aptomat sử dụng trong mạng điện gia đình,…

- SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.

2. Đối với học sinh:

- SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và kích thích nhu cầu tìm hiểu về thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS nêu tên các thiết bị đóng cắt và lấy điện có trong hình 1.1. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong hình. GV gợi ý HS trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh một số thiết bị điện trong gia đình – hình 1.1 (SGK – tr5) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr5)

Quan sát Hình 1.1 và kể tên các thiết bị đóng cắt và lấy điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý trả lời:

Hình 1.1:

+ Thiết bị đóng cắt: Công tắc, aptomat, cầu dao.

+ Thiết bị lấy điện: Ổ cắm điện, phích cắm điện.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong hình vẽ trên chúng ta đã được làm quen với một số thiết bị đóng cắt và lấy điện. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được rõ hơn về chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình – Chủ đề 1: Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị đóng cắt mạch điện

a. Mục tiêu: Giúp HS mô tả được chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của cầu dao, aptomat và công tắc.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để chỉ ra được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của các thiết bị đóng cắt mạch điện.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các thiết bị đóng cắt mạch điện và chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của các dụng cụ đó.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và đặt câu hỏi: Em hãy nêu một số thiết bị đóng cắt trong gia đình mà em biết.

- Sau khi nêu tên một số thiết bị đóng cắt trong gia đình, GV đặt vấn đề: Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của cầu dao, aptomat và công tắc.

- GV chia HS thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ:

Nhóm 1,4: Tìm hiểu về cầu dao.

HS trả lời những câu hỏi sau:

+ Câu hỏi 1 (SGK – tr5): Cầu dao có những chức năng nào? Hãy kể tên các bộ phận chính của cầu dao ở Hình 1.2.

+ Giải thích ý nghĩa thông số kĩ thuật chính của cầu dao.

+ Đọc nội dung phần Thông tin bổ sung và cho biết khi sử dụng cầu dao cần lưu ý điều gì?

Nhóm 2,5: Tìm hiểu về aptomat (CB).

HS trả lời những câu hỏi sau:

+ Quan sát hình 1.3 và mô tả chức năng, cấu tạo của aptomat.

+ Câu hỏi 2 (SGK – tr6): Bộ phận nào của aptomat thực hiện chức năng đóng, cắt nguồn điện bằng tay.

+ Nêu các thông số kĩ thuật chính của aptomat.

+ Đọc nội dung mục Thông tin bổ sung và nêu một số aptomat được sử dụng phổ biến hiện nay.

Nhóm 3,6: Tìm hiểu về công tắc.

HS trả lời những câu hỏi sau:

+ Quan sát hình 1.5 và cho biết các bộ phận chính của công tắc.

+ Câu hỏi 3 (SGK – tr7): Bộ phận nào của công tắc có chức năng đóng, cắt dòng điện đi qua bóng đèn?

+ Trên vỏ công tắc có ghi 10 A – 250 V. Hãy giải thích ý nghĩa thông số kĩ thuật đó.

- Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV kết luận về thiết bị đóng cắt trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr6)

- Cầu dao có chức năng đóng, cắt mạch điện và bảo vệ sự cố ngắn mạch.

- Các bộ phận chính của cầu dao: cần đóng cắt, vỏ cầu dao, các cực nối điện.

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr6)

Bộ phận của aptomat thực hiện chức năng đóng, cắt nguồn điện bằng tay là cần đóng cắt.

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr7)

Bộ phận của công tắc có chức năng đóng, cắt dòng điện đi qua bóng đèn là: nút bật tắt.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về các thiết bị đóng cắt mạch điện.

- GV chuyển sang Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết bị lấy điện.

1. THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT MẠCH ĐIỆN

1.1. Cầu dao

- Cầu dao là thiết bị dùng để đóng, cắt nguồn điện bằng tay. Ngoài ra, cầu dao còn được kết hợp với cầu chì để thực hiện chức năng bảo vệ sự cố ngắn mạch.

- Cầu dao có cấu tạo gồm:

+ Cần đóng cắt.

+ Vỏ cầu dao.

+ Các cực nối điện.

- Các thông số kĩ thuật chính:

+ Điện áp định mức.

+ Cường độ dòng điện định mức.

1.2. Aptomat (CB)

- Aptomat là thiết bị đóng, cắt nguồn điện bằng tay hoặc tự động cắt nguồn điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch hoặc dòng điện rò.

- Aptomat có cấu tạo gồm:

+ Cần đóng cắt.

+ Vỏ aptomat.

+ Các cực nối điện.

- Các thông số kĩ thuật chính của aptomat bao gồm:

+ Điện áp định mức.

+ Cường độ dòng điện định mức.

1.3. Công tắc

- Công tắc là thiết bị điện được sử dụng phổ biến trong mạng điện gia đình, có chức năng đóng, cắt bằng tay dòng điện qua bóng đèn để điều khiển bóng đèn sáng, tắt.

- Công tắc có cấu tạo gồm:

+ Nút bật tắt.

+ Vỏ công tắc.

+ Các cực nối điện.

- Các thông số kĩ thuật chính của công tắc bao gồm:

+ Điện áp định mức.

+ Cường độ dòng điện định mức.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thiết bị lấy điện

a. Mục tiêu: Giúp HS mô tả được chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của ổ cắm điện và phích cắm điện.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để chỉ ra được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của các thiết bị lấy điện.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các thiết bị lấy điện và chức năng, cấu tạo, thông số kĩ thuật của các dụng cụ đó.

d. Tổ chức hoạt động:

KHBD Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện chủ đề 2

Xem trong file tải về.

KHBD Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện chủ đề 3

Xem trong file tải về.

KHBD Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện chủ đề 4

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 10
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm