Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo bản 2

Tải về

Giáo án Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025

Giáo án Mĩ thuật 9 sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 bộ CTST bản 2 bao gồm 8 bài học của chương trình học kì 1 bao gồm chủ đề 1 đến chủ đề 4. Sau đây là chi tiết file giáo án Mĩ thuật 9 sách mới Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

Lưu ý: Hiện tại mẫu giáo án môn Mĩ thuật 9 CTST mới có học kì 1. Các nội dung còn thiếu sẽ được Hoatieu cập nhật dần.

KHBD Mĩ thuật 9 CTST bài 1

BÀI 1: TRÀO LƯU NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

• Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

• Vận dụng được hình thức tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.

• Trình bày được ý tưởng thực hiện sản phẩm mĩ thuật theo phong cách đương đại.

• Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Nhiệm vụ của GV

– Tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh của trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới và thảo luận tìm ra nét đặc trưng của trào lưu đó.

– Hướng dẫn học sinh cách tạo ra sản phẩm mang phong cách trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Tổ chức cho học sinh thực hành tạo ra sản phẩm mang phong cách trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

Gợi ý phương pháp, hình thức dạy học

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận

nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại, nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT theo trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,... trong SPMT; biết và phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào vẽ sản phẩm.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống em qua tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo, tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị nghệ thuật từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm, phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại.

b. Nội dung:

– HS quan sát các tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại trong SGK, trang 5 (hoặc SPMT do GV chuẩn bị), qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT về chủ đề phong cảnh thiên nhiên theo phong cách nghệ thuật đương đại.

– GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK, trang 5,6,7.

c. Sản phẩm:

– HS nhận thức, có kiến thức về việc khai thác hình ảnh theo phong cách nghệ thuật đương đại..

– HS hình thành được ý tưởng thể hiện SPMT với chủ đề phong cảnh thiên nhiên.

d. Tổ chức thực hiện:

...................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 643
Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo bản 2
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng