(Chủ đề 1-9) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 9 sách Cánh Diều
Giáo án HĐTN 9 sách Cánh Diều là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình giáo dục phổ thông mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều được biên soạn theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512 được Hoatieu.vn chia sẻ miễn phí đến các bạn, góp phần cho hữu ích cho công việc chuẩn bị giáo án cho năm học mới sắp tới.
Mẫu Giáo án HĐTN 9 bộ Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh Diều chủ đề 1
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Thời gian thực hiện: 8 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt:
- Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.
- Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.
- Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.
- Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.
- Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
2. Về năng lực.
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên để thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo yêu cầu; Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ lao động công ích và các công việc khác ở trường; Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động; chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động và rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường, lao động công ích và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Về phẩm chất.
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu về truyền thống của nhà trường; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống nhà trường.
- Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
- Chăm chỉ tìm hiểu các hoạt động, việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.
- Trung thực, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.
- Máy tính, ti vi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1-3: XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Thời gian thực hiện: 03 tiết
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
Hoạt động 1: Phát động phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động học sinh biết và tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.
b. Nội dung: GV phát động tới học sinh phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.
c. Sản phẩm: HS tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.
d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV phát động tới học sinh phong trào “ Xây dựng truyền thống trường em” (phụ lục 1) Gợi ý tới học sinh các hoạt động có thể thực hiện để xây dựng truyền thống nhà trường: - Sáng tạo các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường - Tham gia các hoạt động do Nhà trường và Tổ chức Đoàn, Đội tổ chức - Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh lắng nghe, biết và thảo luận về các hoạt động có thể thực hiện để tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi biết tới phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS tiếp tục tham gia có hiệu quả hoạt động “Xây dựng truyền thống trường em”, coi đó là môi trường và cơ hội để rèn luyện bản thân. HS quay video, ghi chép lại các hoạt động đó và chia sẻ kết quả lên nhóm học tập của lớp. | Học sinh biết và tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”. |
e. Kết luận. GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Tích cực tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên ở trường.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
c. Sản phẩm: HS tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp hoặc sân trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ thảo luận tình huống sau và trả lời câu hỏi: Tình huống: “Nhằm mục đích phát huy truyền thống nhà trường, chi đoàn Nhà trường đã phát động cuộc thi viết về chủ đề “Tự hào trường em”. Một số bạn lớp em không hưởng ứng vì cho rằng các hoạt động này mất nhiều thời gian, không bổ ích, học sinh nên tập trung vào việc học thì tốt hơn.” Câu hỏi thảo luận: - Chia sẻ quan điểm của em nếu gặp tình huống trên? - Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh? GV hướng dẫn các nhóm trao đổi tập trung vào nhận định “hoạt động Đoàn thanh niên mất nhiều thời gian, không bổ ích, học sinh nên tập trung vào việc học thì tốt hơn.” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày quan điểm và ý nghĩa. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ cho HS tiếp tục tham gia có hiệu quả hoạt động của Đoàn Thanh niên, coi đó là môi trường và cơ hội để rèn luyện bản thân. HS quay video, ghi chép lại các hoạt động đó và chia sẻ kết quả lên nhóm học tập của lớp. | - Quan điểm: Không đồng tình vì ở trường, chúng ta không chỉ nỗ lực trong học tập mà còn tham gia các hoạt động lao động công ích, hoạt động Đoàn... Đây chính là cách chúng ta thể hiện trách nhiệm và niềm tự hào của mình đối với nhà trường. - Ý nghĩa: + Rèn luyện các kĩ năng như hợp tác, kĩ năng quản lí thời gian. + Phát triển phẩm chất như tinh thần, trách nhiệm, tính chăm chỉ, lòng nhân ái, sự tự tin… + Góp phần xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường. |
e. Kết luận. GV kết luận hoạt động
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức và môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ cống hiến và trưởng thành nhanh chóng. Các hoạt động do Đoàn Thnh niên tổ chức không những tạo môi trường rèn luyện cho HS, mà thông qua các hoạt động đó còn giúp các em hiểu hơn về ưu điểm, hạn chế của bản thân để hoàn thiện chính mình.
Tiết 2: Hoạt động chủ đề
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh sáng tạo sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.
a. Mục tiêu: HS biết cách thiết kế các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.
b. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm sáng tạo thiết kế các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
c. Kết quả/Sản phẩm: HS biết cách thiết kế các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.
d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHÂM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Hãy sáng tạo để thiết kế các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường? - GV gợi ý HS thực hiện: + Bước 1: Các nhóm thảo luận và lựa chọn loại hình sản phẩm sẽ thiết kế: bài viết, mô hình, trang thông tin điện tử, tác phẩm âm nhạc, tập san, tranh vẽ... + Bước 2: Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thực hiện thiết kế sản phẩm. - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình thức sáng tạo sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường - GV tiếp tục yêu cầu các nhóm thiết kế sản phẩm theo gợi ý: + Hình thức sản phẩm. + Cách thực hiện thiết kế sản phẩm. + Ý nghĩa, thông điệp của sản phẩm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm đưa ra được ý tưởng sáng tạo để thiết kế được các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập | HS biết cách thiết kế các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường. |
.........................
Giáo án trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh Diều chủ đề 2
Chủ ĐỀ 2: PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
I. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân
- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
2. Về năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: + Biết giao tiếp, ứng xử tích cực với mọi người.
+ Thể hiện kĩ năng giao tiếp và hợp tác với các thành viên của nhóm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của nhóm.
+ Biết lắng nghe tích cực, cầu thị khi tiếp nhận góp ý của người khác, rèn luyện giao tiếp ứng xử tích cực.
- Tự chủ và tự học: Điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử của bản thân trong hoạt động và quan hệ với người khác.
- Thích ứng với cuộc sống: Xây dựng và duy trì mối quan hệ hài hòa, tích cực giữa mọi người, biết cách điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử với mọi người.
Năng lực riêng:
- Thiết kế và tổ chức hoạt động: Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên để thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo yêu cầu; Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ lao động công ích và các công việc khác ở trường; Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động; chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động và rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường, lao động công ích và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái.
- Chăm chỉ tìm hiểu các hoạt động
- Trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
- Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 2.
- Đọc tài liệu về giao tiếp, ứng xử tích cực, hiệu quả.
- Sưu tầm tình huống, câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn về ý nghĩa của việc giao tiếp tích cực
- Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5’)
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS thông qua việc chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.
- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Cả lớp chia thành 2 nhóm.
+ Khi đưa ra câu hỏi nhóm nào có tín hiệu trả lời trước sẽ giành được quyền trả lời
+ Nhóm nào đưa ra được nhiều câu trả lời đúng trong thời gian ngắn hơn sẽ được tính điểm.
- GV đưa ra câu hỏi (Hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về giao tiếp, ứng xử ? ):
+ Ăn nên đọi, nói nên lời
+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
+ Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Một điều nhịn, chín điều lành.
+ Im lặng là vàng……..
- GV có thể bổ sung những câu hỏi khác phù hợp với lứa tuổi HS để hoạt động sôi nổi hơn.
GV tuyên dương, khích lệ nhóm trả lời đúng nhiều câu hỏi
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận và những điều thu nhận được sau khi tham gia trò chơi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cả lớp lắng nghe và tham gia chơi trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV dẫn dắt vào bài học: Việc Phát triển bản thân có nhiều ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với học sinh mà còn đối với giáo viên, phụ huynh và cả cộng đồng. Để hiểu thêm về mục tiêu cũng như các hoạt động Phát triển bản thân, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay: Phát triển bản thân.
.....................
Giáo án trải nghiệm hướng nghiệp 9 Cánh Diều chủ đề 3
CHỦ ĐỀ 3: VƯỢT QUA ÁP LỰC
Thời gian thực hiện: (13 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt
- Ứng phó được với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
- Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Trò chuyện trao đổi, chia sẻ với thầy cô, cha mẹ và bạn bè về những cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
+ Hợp tác với các bạn để hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- Tự chủ và tự học:
+ Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và cuộc sống, bình tĩnh trước những thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh.
+ Kiên trì vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ.
+ Tự nhận ra và điều chỉnh được những hạn chế của bản thân khi đứng trước các tình huống căng thẳng, áp lực trong học tập và cuộc sống; thực hiện các cách ứng phó tích cực với những căng thẳng gặp phải.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện và phân tích được các tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống.
+ Vận dụng giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập và cuộc sống, làm chủ được cảm xúc của bản thân trong các tình huống căng thẳng.
Năng lực riêng:
Thích ứng với cuộc sống: Làm chủ được tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và cuộc sống; bình tĩnh trước những thay đổi của hoàn cảnh.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, chăm chỉ.
- Trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 - Cánh diều
- Tranh ảnh liên quan Chủ đề 3.
- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 3.
- Cùng tổ/nhóm trình bày kết quả khảo sát trên giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH GIÁO DỤC:
HOẠT ĐỘNG 2: (Tiết 24, 25, 26, 27)
ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
(Loại hình: Sinh hoạt chủ đề)
Nhiệm vụ 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, gợi mở và dẫn dắt vào nội dung hoạt động.
b. Sản phẩm: Nhận diện được trạng thái cảm xúc của người khác thông qua sắc thái, cử chỉ.
c. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV ổn định trật tự lớp học.
- GV gọi lần lượt học sinh lên bốc thăm phiếu có ghi trạng thái cảm xúc (Vui vẻ, buồn, bực tức, lo lắng, hồi hộp ….) và thể hiện trạng thái theo yêu cầu của phiếu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hs thể hiện trạng thái cảm xúc đó bằng cử chỉ, sắc thái khuôn mặt
- Hs khác đoán trạng thái cảm xúc.
d. Báo cáo kết quả.
Gv nhận xét, đánh giá dẫn vào bài.
Nhiệm vụ 2: Nhận diện những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nhận diện được những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng về thể chất, cảm xúc và hành vi.
- Nêu được những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập và cuộc sống.
b. Sản phẩm: HS nhận diện được những căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
c. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Yêu cầu 1: Trao đổi về những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng:
?. Từ hoạt động mở đầu, hãy cho biết khi căng thẳng chúng ta thường có những biểu hiện nào?
* Yêu cầu 2: Trao đổi về những nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập, cuộc sống:
- GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 2: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong học tập.
+ Nhóm 3, 4: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong mối quan hệ với các bạn, thầy cô.
+ Nhóm 5, 6: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong mối quan hệ với người thân.
+ Nhóm 7, 8: Nêu nguyên nhân gây căng thẳng trong định hướng phát triển bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS.
d. Báo cáo, đánh giá kết quả
- Đối với yêu cầu 1:
+ GV mời một số HS chia sẻ những dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng.
+ GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- Đối với yêu cầu 2:
+ GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
+ GV đánh giá, nhận xét và kết luận:
* Dấu hiệu thể hiện sự căng thẳng:
- Về thể chất: Mất ngủ, mệt mỏi, đau đầu, tăng hoặc giảm cân bất thường, suy giảm trí nhớ,...
- Về cảm xúc: Lo âu, sợ hãi, bất an, tức giận.
- Về hành vi: La hét, đập vỡ đồ đạc, rối loạn ăn uống, làm tổn thương bản thân,...
* Nguyên nhân gây ra căng thẳng trong học tập, cuộc sống:
- Trong học tập: phương pháp học tập không hiệu quả, kết quả học tập không như kì vọng....
- Trong mối quan hệ với các bạn, thầy cô: mâu thuẫn với các bạn, bị các bạn, thầy cô hiểu lầm....
- Trong mối quan hệ với người thân: thiếu sự sẻ chia, bị áp đặt,...
- Trong định hướng phát triển bản thân: khó xác định mục tiêu phấn đấu, rèn luyện; mất phương hướng trong con đường học tập tiếp theo,...
Căng thẳng là một phản ứng tâm lí cá nhân xuất hiện khi chúng ta phải đối mặt với tình huống mà bản thân nhận thấy vượt quá khả năng xử lí hoặc chịu đựng bình thường của mình trong học tập và cuộc sống.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được những tình huống căng thẳng mà bản thân đã từng trải qua.
- Xác định được cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
b. Sản phẩm: Câu trả lời, cách xử lí tình huống cụ thể của HS về cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và trước áp lực của cuộc sống.
c. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Gv giao nhiệm vụ yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động:
1. Hoạt động cá nhân(3p): Chia sẻ căng thẳng của em trong học tập trước áp lực cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó.
2. Cho tình huống: “Bạn bị một người bạn thân nhất hiểu lầm và xa lánh”
?. Nếu là em, em sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?
Y/c: Hs thảo luận nhóm, thực hiện: đóng vai, trao đổi về cách ứng phó với các tình huống căng thẳng trong học tập…..
+ Nhóm 1, 2: Tìm và đưa ra cách ứng phó để thay đổi nhận thức.
+ Nhóm 3, 4: Tìm và đưa ra cách ứng phó để tạo cảm xúc tích cực
+ Nhóm 5, 6: Tìm và đưa ra cách ứng phó để tìm kiếm sự hỗ trợ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
1. Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ căng thẳng của bản thân trong học tập trước áp lực cuộc sống và cách em đã làm để ứng phó với căng thẳng đó.
2. Hs các nhóm đóng vai. Trao đổi cách ứng phó tình huống.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS
d. Báo cáo, đánh giá kết quả
1. Cá nhân chia sẻ căng thẳng … và cách ứng phó. (Hs viết ra giấy và dán lên bảng)
2. Hs đóng vai, lần lượt các nhóm chia sẻ cách ứng phó tình huống.
- Hs nhận xét, đánh giá
- Gv nhận xét, đánh giá, kết luận.
- Gợi ý:
1. Trong các môn học, em bị kém môn lịch sử địa lí nên em không đạt được học sinh giỏi xuất sắc.
=> Cách giải quyết: xác định nguyên nhân bị điểm kém do không nhớ được các mốc thời gian lịch sử. Do đó, em đã ghi ra các mốc thời gian và sự kiện vào các giấy note dán ở bàn học.
2. Cách ứng phó các tình huống căng thẳng trong học tập, áp lực của cuộc sống:
+ Thay đổi nhận thức
+ Tạo cảm xúc tích cực
+ Tìm kiếm sự hỗ trợ.
...................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án HĐTN 9 Cánh Diều cả năm học file word.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Giáo án điện tử Hóa học 9 Cánh Diều
Giáo án Công nghệ 9 Cánh Diều - Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả
Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều file word
(Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
(Cả năm) Giáo án Sinh học 9 Cánh Diều file word
(Bài mẫu) Giáo án điện tử Địa lí 9 Cánh Diều
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
(Có tiết ôn tập) Giáo án Hóa học 9 Cánh Diều bài 15-32
- Giáo án Word
- Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 9 Cánh Diều
- Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều kì 1
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều
- Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà CTST
- Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Kết nối tri thức Lắp đặt mạng điện
- Giáo án Công nghệ 9 Kết nối tri thức Lắp đặt mạng điện
- Giáo án Công nghệ 9 Cánh Diều - Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả
- Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- (Unit 1-12) Giáo án Tiếng Anh 9 Global Success
- Giáo án tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Anh 9 i Learn Smart World Unit 1-8
- Giáo án Tiếng Anh 9 Right On
- Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 9 Cánh Diều
- Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
- Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint
- Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
- Tải Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Toán 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Toán 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Địa lí 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Cánh Diều
- (Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 9 Right On
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 9 Global Success
- Giáo án PowerPoint Tiếng Anh 9 i Learn Smart World
- Giáo án điện tử tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án powerpoint Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Âm nhạc 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
Mẫu giáo án môn Ngữ văn THPT theo công văn 5512
Giáo án lớp 3 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn
Giáo án sách Chân trời sáng tạo lớp 10 các môn
Giáo án lớp 11 sách mới 2024 (3 bộ sách)
Giáo án điện tử an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai (mẫu đẹp)
Bài giảng điện tử Hóa học 7 Kết nối tri thức cả năm