Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức 2024 (Chủ đề 1-8)

Tải về

Giáo án môn Âm nhạc lớp 9 bộ KNTT

Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức - Mời các thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 9 sách Kết nối tri thức được biên soạn theo hướng dẫn của Công văn 5512. Với mẫu giáo án Âm nhạc lớp 9 file word của bộ sách Kết nối tri thức dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Mẫu giáo án môn Âm nhạc 9 Kết nối tri thức được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án môn Âm nhạc lớp 9 bộ KNTT

Kế hoạch bài dạy âm nhạc 9 Kết nối tri thức bài 1

CHỦ ĐỀ 1 : NỐI VÒNG TAY LỚN

Bài 1 - Tiết 1

Hát: Bài hát Nối vòng tay lớn

Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn.

2. Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách, hát lĩnh xướng, hoà giọng, kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể.

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Nối vòng tay lớn.

- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Nối vòng tay lớn.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của bài hát, HS biết cùng nhau xây dựng tinh thần đoàn kết để góp phần có một tập thể lớp vững mạnh, một đất nước có cuộc sống yên vui, hòa bình, thống nhất; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 9, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định trật tự (2 phút): GV giới thiệu chương trình lớp 9 và dẫn dắt vào CĐ1

2. Bài mới (42phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe kết hợp vận động cơ thể theo bài hát (Đời sống không già vì có chúng em đã học ở lớp 6 hoặc bài hát khác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) và dẫn dắt vào bài học.

- HS hát hoặc nghe và vận động theo nhạc, ghi bài vào vở.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát.

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Nối vòng tay lớn.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Hát mẫu

- GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Nối vòng tay lớn kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu.

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận.

b. Giới thiệu lại vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ.

- Cá nhân/nhóm nhắc lại vài nét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được giới thiệu ở lớp 6.

- HS ghi nhớ.

c. Tìm hiểu bài hát

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu một số ký hiệu âm nhạc đã học ở các lớp trước được sử dụng trong bài hát?

+ Nêu tính chất âm nhạc và nội dung bài hát?

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 3 đoạn

+ Đoạn 1 : Rừng núi dang tay… một vòng Việt Nam.

+ Đoạn 2: Cờ nối gió… nụ cười nối trên môi.

+ Đoạn 3 nhắc lại gia điệu đoạn 1: Từ Bắc vô Nam… một vòng tử sinh.

- HS thảo luận và đưa ra đáp án:

+ dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi, hoá biểu có dấu Pha thăng, dấu hoá bất thường,....

+ Bài hát có nhịp điệu vừa phải, giai điệu hào hùng, sôi nổi được viết ở nhịp 2/4 giọng Mi thứ. Bài hát là tiếng nói tình cảm của những người Việt Nam yêu nước, mong muốn cùng nắm tay nhau để tạo dựng cuộc sống thanh bình vươn tới mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hòa bình, hạnh phúc.

- HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.

d. Học từng câu hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 và cả bài.

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát chưa được tốt (nếu có).

- HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay theo phách.

- Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, 3 và cả bài.

- HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát.

- Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng.

- GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp.

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.

- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.

+ Hòa giọng: Rừng núi dang tay…một vòng Việt Nam.

+ Lĩnh xướng: Cờ nối gió…Nụ cười nối trên môi.

+ Hòa giọng : Từ Bắc vô Nam…một vòng tử sinh.

- Nhóm HS trình bày.

- HS nhận xét và nêu cảm nhận.

- HS ghi nhớ.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức hát kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể. Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát.

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài hát ở các hình thức khác nhau.

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm với hình thức hát kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể.

- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát.

- GV nhận xét và yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi học bài hát.

- HS vận dụng hình thức hát kết hợp vận động phụ họa và vận động cơ thể theo hướng dẫn của GV.

- HS tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu diễn mới cho bài hát.

- HS ghi nhớ và nêu cảm nhận sau khi học bài hát.

.......................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ mẫu giáo án Âm nhạc 9 KNTT.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.285
Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức 2024 (Chủ đề 1-8)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức 2024 (Chủ đề 1-8)