Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức cả năm

Tải về

Giáo án môn Âm nhạc lớp 8 bộ KNTT

Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức - Mời các thầy cô tham khảo kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 8 sách Kết nối tri thức được biên soạn theo hướng dẫn của Công văn 5512. Với mẫu giáo án Âm nhạc lớp 8 file word của bộ sách Kết nối tri thức dưới đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các thầy cô tiết kiệm thời gian khi soạn giáo án theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 8 Kết nối tri thức theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được sử dụng trong năm học 2023-2024. Sau đây là mẫu giáo án bài giảng Âm nhạc 8 Kết nối tri thức được biên soạn theo từng chủ đề bài học, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án Âm nhạc 8 KNTT file word

CHỦ ĐỀ 1 : CHÀO NĂM HỌC MỚI

Bài 1 - Tiết 1

Hát: Bài hát Chào năm học mới

Nghe nhạc: Bài hát Bay lên nhé nụ cười

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Chào năm học mới.

- Nghe và nhớ được tên tác giả, tên bài hát Bay lên nhé nụ cười.

2. Năng lực

- Biết thể hiện bài hát Chào năm học mới với hình thức hát kết hợp gõ đệm theo phách; hát lĩnh xướng, hoà giọng; lắng nghe và thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.

- Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài Chào năm học mới; biết tưởng tượng khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười.

- Tự sáng tạo thêm các ý tưởng thể hiện bài hát Chào năm học mới.

- Chủ động luyện tập và thực hành các nội dung trong tiết học; biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Phẩm chất: Qua giai điệu , lời ca của hai bài hát, HS cảm nhận được mái trường là nơi chứa đựng những tình cảm yêu mến, gắn bó của thầy và trò, là những tri thức, hoài bão,…Từ đó, HS ý thức được việc học tập của bản thân; Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong việc chuẩn bị, luyện tập bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Học sinh: SGK Âm nhạc 8, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tư liệu về nhạc sĩ và bài hát.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định trật tự (2 phút)

2. Bài mới (40phút)

NỘI DUNG 1 - HỌC HÁT BÀI: CHÀO NĂM HỌC MỚI ( 25 phút)

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- HS được vận động, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.

- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Phương án 1: GV tổ chức cho cả lớp hát kết hợp vận động cơ thể theo bài hát (Con đường học trò hoặc Khai trường,…)

- Phương án 2: GV tổ chức trò chơi

Chia lớp thành 2 nhóm, hát đối đáp những bài hát có nội dung nói về mái trường, mùa thu, thầy cô,…Nhóm chiến thắng là nhóm hát được số lượng bài hát nhiều hơn.

- HS hát và vận động theo nhạc.

- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- HS nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, lời ca bài hát. Cảm nhận được sắc thái, tình cảm của bài hát.

- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấu,…trong quá trình học bài hát Chào năm học mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

a. Hát mẫu

- GV hát mẫu hoặc mở học liệu bài hát Chào năm học mới kết hợp vỗ tay theo phách để HS cảm nhận nhịp điệu.

- Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận.

b. Giới thiệu vài nét về tác giả

- Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.

- GV nhận xét và tóm tắt nội dung cần ghi nhớ.

- Cá nhân/nhóm nêu vài nét về nhạc sĩ Phạm Hải Đăng.

- HS ghi nhớ: Nhạc sĩ Phạm Hải Đăng sinh năm 1989 tại Nam Định, hiện đang sống và làm việc tịa TP HCM. Anh là nhạc sĩ, nhà sản xuất, đào tạo âm nhạc, đạo diễn của nhiều phim truyền hình. Tác phẩm tiêu biểu: Chào năm học mới, Lời thầy cô, Trở lại trường xưa,…

c. Tìm hiểu bài hát

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu tính chất âm nhạc của bài hát?

+ Nêu nội dung bài hát?

- Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát: Bài hát gồm 2 đoạn

+ Đoạn 1: Bạn ơi nhanh chân... ngày khai trường.

+ Đoạn 2: Ta hân hoan ... có thầy cô.

- HS thảo luận và đưa ra đáp án:

+ Bài hát có giai điệu vui tươi, hồn nhiên, sôi nổi.

+ Nội dung bài hát: Lời ca bài hát như tiếng reo vui đầy hân hoan của các bạn HS trong ngày khai trường; chứa đựng tình cảm yêu mến, gắn bó với mái trường, thầy cô và bạn bè.

- HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.

d. Học từng câu hát

- GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách (SGK trang 7).

- Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.

- Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát chưa được tốt (nếu có).

Lưu ý:

- Hát chính xác những tiếng hát có nghịch phách: nhịp nhàng, học mới, rộn ràng, vui hát, nắng mai, vui bước, tương lai,...

- Ngân đủ những tiếng hát có dấu nối: rồi, sang, trường, mai,…

- Hát chính xác những tiếng hát có quãng nhảy: Bạn ơi, trường, Ta.

- HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp gõ đệm theo phách.

- Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2, cả bài.

- HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.

LUYỆN TẬP

Mục tiêu:

- Giúp HS luyện tập với hình thức lĩnh xướng, hòa giọng. Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát.

- Nêu được cảm nhận sau khi học bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : Lĩnh xướng, hòa giọng.

- GV gọi một vài nhóm thể hiện trước lớp.

- GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát.

- GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

- HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.

+ Lĩnh xướng: Bạn ơi nhanh chân…ngày khai trường.

+ Hòa giọng: Ta hân hoan vui hát…luôn thầy cô.

- Nhóm HS trình bày.

- HS nhận xét và nêu cảm nhận.

- HS ghi nhớ.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Giúp HS ứng dụng và sáng tạo, thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn bài hát ở các hình thức khác nhau.

- Biết hợp tác, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ bạn trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát.

- HS tự sáng tạo thêm ý tưởng biểu diễn mới cho bài hát.

NỘI DUNG 2 - NGHE NHẠC: BÀI HÁT BAY LÊN NHÉ NỤ CƯỜI ( 15 phút)

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Mục tiêu:

- Nhớ được tên bài hát và tên tác giả.

- Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát. Biết tưởng tượng và thể hiện cảm xúc khi nghe nhạc. Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV hướng dẫn HS nghe nhạc kết hợp vỗ tay nhẹ nhàng theo nhịp điệu bài hát.

- GV cho cá nhân/nhóm nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát.

- GV chốt kiến thức.

- Yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận và những ước mơ của em sau khi nghe bài hát Bay lên nhé nụ cười

+ Nêu cảm nhận về giai điệu, tính chất âm nhạc, nội dung, hình tượng âm nhạc trong bài hát?

+ Chia sẻ những dự định mong muốn của em, để thực hiện được điều đó em cần làm gì?

- HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc.

- HS nêu vài nét về tác giả, nội dung bài hát.

- HS ghi nhớ:

Nhạc sĩ Nguyễn Hoàng Linh sinh năm 1979 là hội viên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại HN. Bài hát

Bay lên nhé nụ cười được sáng tác 2010. Nội dung bài hát nói về những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ khi đứng trước những lựa chọn cho tương lai.

- HS chia sẻ cảm nhận và nói những ước mơ của bản thân.

VẬN DỤNG

Mục tiêu:

- Vận động theo nhịp điệu bài hát Bay lên nhé nụ cười.

- Vận dụng được linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV yêu cầu HS vận động một số động tác trên nền nhạc bài hát.

- HS quan sát, nghe nhạc và vận động một số động tác theo GV.

3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)

- GV cùng HS hệ thống các nội dung đã học.

- Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu về gam trưởng, giọng trưởng, giọng Đô trưởng; cao độ, trường độ,…trong Bài đọc nhạc số 1.

...........................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về hoàn toàn miễn phí của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 4.002
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm