Giáo án Lịch sử Địa lý 8 Kết nối tri thức cả năm file word
Kế hoạch bài dạy Lịch sử Địa lý 8 Kết nối
Giáo án Lịch sử Địa lý 8 Kết nối tri thức với cuộc sống - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu giáo án Lịch sử Địa lý 8 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Với mẫu giáo án Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức file word được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ giúp các thầy cô nắm được cách soạn giáo án môn Lịch sử Địa lý lớp 8 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau đây là nội dung chi tiết kế hoạch bài dạy môn Lịch sử Địa lý 8 sách Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Lưu ý: Hiện tại Hoatieu đã có trọn bộ giáo án Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức. Để tải trọn bộ file giáo án Lịch sử Địa lí 8 KNTT file word, mời các bạn nhấn vào đương link bên dưới.
Tải Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức cả năm miễn phí
Trọn bộ Giáo án Địa lí 8 sách mới Kết nối tri thức cả năm file word
Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức
CHƯƠNG I.
CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII
Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
+ Địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
+ Những nét chung về nguyên nhân kết quả ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
+ Đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Xác định được địa điểm diễn ra cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ.
+ Trình bày được những nét chung về nguyên nhân kết quả ý nghĩa tính chất của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ.
+ Nêu được đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh, của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Đánh giá vai trò của Crôm-en với cách mạng TS Anh, phân tích những ý nghĩa của CM tư sản Anh. Đánh giá vai trò của Oa-sinh-tơn với cách mạng 13 bang thuộc địa Anh, phân tích những ý nghĩa của CM.
+ Nhận xét chế độ quân chủ lập hiến, nhận xét CM tư sản Anh; chế độ quân chủ cộng hòa, nhận xét cách mạng 13 thuộc địa.
+ Từ những ý nghĩa của CM tư sản Anh, học sinh biết liên hệ ngày nay, bản chất của chế độ tư sản.
3. Phẩm chất
+ Chăm chỉ: HS sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan phục vụ bài học.
+ Trách nhiệm: HS có trách nhiệm trong quá trình học tập như đóng góp ý kiến khi cùng làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.
- Lược đồ nơi diễn ra các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Sơ đồ diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Hình ảnh và trích đoạn Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Mĩ.
2. Học sinh
- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV giới thiệu về 5 hình thái kinh tế xã hội của loài người và các giai đoạn lịch sử của loài người. Giới thiệu sơ lược về giai đoạn Lịch sử cận đại sẽ được tìm hiểu ở lớp 8. Giới thiệu về 2 nhân vật Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.
c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.
d. Tổ chức thực hiện:
GV chiếu và giới thiệu về 5 hình thái kinh tế xã hội của loài người và các giai đoạn lịch sử của loài người. Giới thiệu sơ lược về giai đoạn Lịch sử cận đại sẽ được tìm hiểu ở lớp 8. GV chiếu hình ảnh Quốc kì của hai quốc gia Anh, Mĩ và hai nhân vật
Ô. Crôm-oen và G. Oa-sinh-tơn.
? Theo em hình ảnh hai lá quốc kì trên là của quốc gia nào? Xác định vị trí của hai quốc gia đó trên bản đồ thế giới.
? Em biết gì về hai nhân vật lịch sử ở các hình trên? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về những sự kiện lịch sử liên quan đến các nhân vật đó?
Từ câu trả lời của HS, GV vào bài mới: Cuối thời trung đại, trong xã hội Tây Âu có những chuyển biến về kinh tế xã hội, nền sản xuất TBCN hình thành và phát triển trong lòng chế độ phong kiến đang suy tàn. Giai cấp tư sản xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn với quý tộc phong kiến, sự phát triển của các mâu thuẫn đó làm bùng nổ các cuộc CMTS, trong đó cách mạng tư sản Anh(dưới sự lãnh đạo của Crôm-oen) và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(dưới sự lãnh đạo của G. Oa-sinh-tơn) là những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. Vậy nguyên nhân, Kết quả, tính chất, đặc điểm chính của các cuộc CM tư sản này ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Tìm hiểu về cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
b. Nội dung: Nguyên nhân, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
1. Cách mạng tư sản Anh
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động 1: Cách mạng tư sản Anh * Mục tiêu: Nguyên nhân, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh * Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần 1 và trả lời và thực hiện nhiệm vụ: 1. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Anh ? Nêu biểu hiện về sự phát triển kinh tế của nước Anh đầu thế kỉ XVII? GV tổ chức trò chơi: Ai là ai? Quý tộc mới – Bạn là ai để tổ chức HS tìm hiểu về sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới ở nước Anh. 2. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của cách mạng tư sản Anh. GV tổ chức HS tìm hiểu nội dung bài học theo kĩ thuật 5W1H. HS làm việc nhóm theo bàn, hoàn thành phiếu học tập. GV yêu cầu HS xác định trên lược đồ địa điểm diễn ra cách mạng Anh. GV hướng dẫn HS lập niên biểu các sự kiện cơ bản trong cuộc CMTS Anh. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 1. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng Anh? - Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ. - Xã hội: + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. + Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị. => Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh. 2. Xác định trên lược đồ địa điểm diễn ra cách mạng Anh. GV chiếu lược đồ. HS lên bảng xác định trên lược đồ GV hướng dẫn HS lập niên biểu diễn biến của cách mạng:
? Nêu đặc điểm chính của cách mạng Anh. Cách mạng tư sản Anh do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV nhấn mạnh một số nội dung để khắc sâu kiến thức: hiện tượng “cừu ăn thịt người”, chế độ quân chủ lập hiến... | 1. Cách mạng tư sản Anh
* Nguyên nhân: - Kinh tế: Đầu thế kỉ XVII, Anh có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu đặc biệt là ngành len dạ. - Xã hội: + Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. + Phân hóa thành 2 phe đối lập: Một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là tư sản, quý tộc mới, nông dân, bình dân thành thị. => Sự thay đổi về kinh tế và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Anh. * Diễn biến: * Kết quả, ý nghĩa, tính chất - Kết quả và ý nghĩa: + Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. + Ảnh hưởng và tác động rất lớn đến Châu Âu - Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. * Đặc điểm chính: Cách mạng tư sản Anh do giai cấp quý tộc mới và tư sản lãnh đạo, diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. |
2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Hoạt động 2: Tìm hiểu Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ *Mục tiêu: Nguyên nhân, ý nghĩa, tính chất và đặc điểm chính của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ *Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc phần 2 và trả lời các câu hỏi theo cấu trúc: 1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 2. Xác định trên lược đồ địa điểm diễn ra chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 3. Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 4. Nêu đặc điểm chính của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau (nhóm cặp/ bàn) khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Đầu thế kỷ XVIII thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. + Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã làm sâu sắc hơn mẫu thuận giữa các thuộc địa với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh đòi giải phóng tự do phát triển kinh tế và văn hóa. 2. Xác định trên lược đồ địa điểm diễn ra chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. HS lên bảng xác định trên lược đồ 3. Trình bày kết quả, ý nghĩa, tính chất của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. + Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. + Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng đến phong chào đấu tranh dành độc lập vào buổi tiệc kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. 4. Đặc điểm chung của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ Cộng hòa tổng thống. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Một số nội dung GV nhấn mạnh trong bài: 1. Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Thực dân Anh bắt đầu xâm lược từ đầu thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XVIII thì chúng chính thức thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. 2. GV cung cấp: Nhiệm vụ hàng đầu của Bắc Mĩ là cung cấp nguyên liệu, lương thực cho nước Anh. Chính phủ Anh tìm mọi cách ngăn cẳn sự phát triển kinh tế của Bắc Mĩ. Muốn các thuộc địa chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh. Nhiều đạo luật được ban hành như: Luật hàng hải 1651(vận chuyển hàng hoá từ Bắc Mĩ sang Anh và ngược lại phải do tàu Anh) ; Luật đường 1764 (cấm buôn bán đường, rượu của thuộc địa Bắc Mĩ với các nước khác)…nhằm cấm sự phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ. 13 bang không có luật pháp riêng phải tuân theo luật pháp của Anh. Người nô lệ và người da đỏ đều không có quyền công dân, quyền tự do dân chủ bị hạn chế. 3. Giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Gioóc-giơ Oa-sinh tơn: Ông (1732-1799) là 1 chủ nô giàu ở bang Viếc-gi-ni-a. Năm 16 ông đã trở thành kỹ sư đồng thời nhận danh hiệu sĩ quan quân đội (thiếu tá), có tài quân sự và tổ chức, được củ làm tổng chỉ huy, có lòng dũng cảm, có uy tín trong quần chúng nhân dân. 4. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, là một quốc gia cộng hòa lập hiến liên bang thuộc châu Mỹ. Quốc gia này nằm tại Tây Bán cầu. Hiện đã mở rộng trên năm mươi bang lớn nhỏ và 1 đặc khu liên bang, thủ đô là Washington, D.C., thành phố lớn nhất là New York. Theo hiến pháp, Mĩ là một nước cộng hoà liên bang, chính quyền TW được tăng cường nhưng các bang được quyền tự trị rộng rãi. Tổng thống nắm quyền hành pháp , Quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện và hạ viện nắm quyền lập pháp, quyền dân chủ bị hạn chế. | 2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ * Nguyên nhân + Đầu thế kỷ XVIII thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. + Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã làm sâu sắc hơn mẫu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc => Các tầng lớp nhân dân thuộc địa bao gồm tư sản, chủ nô, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh đòi giải phóng tự do phát triển kinh tế và văn hóa... b. Kết quả, ý nghĩa + Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập Hợp chúng quốc Mỹ và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.... c. Tính chất: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa anh ở Bắc Mỹ mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản có ảnh hưởng đến phong chào đấu tranh dành độc lập vào buổi tiệc kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. d. Đặc điểm chung: Do tầng lớp chủ nô và tư sản lãnh đạo diễn ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng, thiết lập chế độ Cộng hòa tổng thống. |
.........................
Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức học kì 1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
BÀI 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam (VN).
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của VN.
+ Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 93-96.
+ Quan sát bản đồ hình 1.1 SGK tr94 để xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về những thuận lợi của vị trí địa lí nước ta trong việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
3. Về phẩm chất: Ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ liêng liêng của Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí Việt Nam (ĐLVN).
- Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lí VN trong khu vực Đông Nam Á, hình 1.2. Rừng nhiệt đới ở vườn quốc gia Cúc Phương phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi “Xem quốc kì đoán tên quốc gia” lên bảng:
* GV lần lượt cho HS quan sát các quốc kì trên theo thứ tự từ 1 đến 6, yêu cầu HS cho biết tên quốc gia tương ứng với mỗi quốc kì trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát các quốc kì và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1. Việt Nam
2. Trung Quốc
3. Lào
4. Cam-pu-chia
5. Ấn Độ
6. Thổ Nhĩ Kì
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việt Nam, quốc hiệu là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc kì là lá Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam. Vậy đất nước của chúng ta nằm ở đâu trên bản đồ thế giới và tiếp giáp với các quốc gia nào trong số các quốc gia kể trên? Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên nước ta? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65 phút)
2.1. Tìm hiểu về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (20 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.1 kết hợp kênh chữ SGK tr 93-94 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 1.1 lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Việt Nam nằm ở đâu? 2. Xác định vị trí tiếp giáp của nước ta. 3. Xác định hệ tọa độ địa lí trên đất liền và trên biển ở nước ta. 4. Việt Nam nằm liền kề với 2 vành đai sinh khoáng nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 1.1 hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. - Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo. - Nằm ở vị trí nội chí tuyến trong khu vực châu Á gió mùa. - Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế. 2. Tiếp giáp: - Phía bắc giáp: Trung Quốc. - Phía tây giáp Lào và Campuchia. - Phía đông và nam giáp Biển Đông. 3. - Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ. - Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông). 4. Việt Nam nằm liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. | 1. Vị trí địa lí - Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Tiếp giáp: + Phía bắc giáp: Trung Quốc. + Phía tây giáp Lào và Campuchia. + Phía đông và nam giáp Biển Đông. |
..............................................
Chi tiết mời các bạn xem thêm trong file tải về.
Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức học kì 2
CHƯƠNG 4. BIỂN VÀ ĐẢO VIỆT NAM
BÀI 11. PHẠM VI BIỂN ĐÔNG, VÙNG BIỂN ĐẢO VÀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 5 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
- Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Xác định được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
+ Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+ Trình bày được khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).
+ Trình bày được đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo VN.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr145-153.
+ Quan sát bản đồ hình 11.1 SGK tr146 để xác định phạm vị và các nước, vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với VN.
+ Quan sát sơ đồ hình 11.2 SGK tr147 để xác đinh phạm vi các vùng biển của VN.
+ Quan sát bản đồ hình 11.3 SGK tr148 và hình 11.4 SGK tr150 để xác định các mốc đường cơ sở và đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa VN và Trung Quốc.
+ Quan sát bản đồ hình 11.5 SGK tr153 để trình bày đặc điểm hải văn của vùng biển nước ta.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực biển và hải đảo sau: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, yêu nước, yêu biển – đảo Việt Nam, ý thức bảo vệ chủ quyền biển – đảo của VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.
- Hình 11.1. Bản đồ các nước có chung Biển Đông, hình 11.2. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam, bảng 11.1. Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa VN, hình 11.3. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa VN, hình 11.4. Đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa VN và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, bảng 11.2. Tạo độ 21 điểm đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa VN và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, hình 11.5. Lược đồ dòng biển theo mùa trong Biển Đông phóng to.
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải mã được “Chướng ngại vật” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
GV treo bảng phụ trò chơi “Vượt chướng ngại vật” lên bảng:
....................................
Chi tiết mời các bạn xem thêm trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Giáo án Lịch sử Địa lý 8 Kết nối tri thức cả năm file word
03/07/2023 5:25:00 CHTham khảo thêm
Giáo án Toán 8 Cánh Diều 2024 cả năm file word
Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức cả năm
(Cả năm) Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức 2024
Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức cả năm
(Bài 1-15) Giáo án Tin học 8 Kết nối tri thức 2024 cả năm
Giáo án tiếng Anh 8 Kết nối tri thức 2024
Trọn bộ giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
(Cả năm file word) Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024
- Giáo án Word
- Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh Diều
- Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giáo án Toán 8 Cánh Diều
- Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Anh 8 i-Learn Smart World
- Giáo án tiếng Anh 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án tiếng Anh 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều
- Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều
- Giáo án Lịch sử Địa lý 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 8 Cánh Diều 2024 cả năm
- Giáo án Công nghệ 8 Kết nối tri thức
- Giáo án môn Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hóa học 8 Cánh Diều
- Giáo án dạy thêm Hóa học 8 Kết nối tri thức
- Giáo án môn Hóa học 8 Kết nối tri thức
- Giáo án dạy thêm môn Vật lí 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Vật lí 8 Cánh Diều
- Giáo án Vật lí 8 sách mới Kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 8 Cánh Diều
- (Bài 30-47) Giáo án dạy thêm Sinh học 8 Kết nối tri thức file word
- Giáo án Sinh học 8 Kết nối tri thức trọn bộ
- Giáo án Tin học 8 Kết nối tri thức
- Giáo án môn Tin học lớp 8 Cánh Diều
- Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo
- (Bản 1) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo cả năm
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh Diều (chủ đề 1-8)
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức 35 tuần
- Giáo án Mĩ thuật lớp 8 bộ Cánh Diều
- Giáo án Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo
- Trọn bộ giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
- Giáo án Âm nhạc 8 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục thể chất 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục thể chất 8 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục thể chất 8 Kết nối tri thức
- Giáo án Powerpoint
- Giáo án điện tử Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Toán 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Toán 8 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint Lịch sử 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Lịch sử 8 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Địa lí 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Địa lí 8 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Công nghệ 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo cả năm
- Giáo án điện tử Hóa học 8 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Hóa học 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Vật lí 8 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Vật lí 8 Kết nối tri thức cả năm
- Giáo án điện tử môn Sinh học 8 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử môn Sinh học 8 Cánh Diều
- Powerpoint Tiếng Anh 8 i-Learn Smart World
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 8 Global Success
- Giáo án PowerPoint Tin học 8 Kết nối tri thức cả năm
- Bài giảng điện tử Tin học 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức cả năm
- Giáo án điện tử Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng điện tử Âm nhạc 8 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27