Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội

Tải về

Giáo án Giáo dục địa phương 8 Hà Nội

Giáo án Giáo dục địa phương 8 Hà Nội file word - Tài liệu giáo dục địa phương Hà Nội được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm giới thiệu cho học sinh những hiểu biết về địa phương, nơi các em đang sinh sống. Từ đó, giúp các em bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 8 TP Hà Nội với nội dung của một số bài học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung giáo án GDDP 8 Hà Nội

File số 1: 

Chủ đề 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX.

Chủ đề 2. CÁC DANH NHÂN VĂN HÓA HÀ NỘI.

Chủ đề 3. MỘT SỐ TRẠNG NGUYÊN TIÊU BIỂU HÀ NỘI XƯA.

Chủ đề 4. DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT.

File số 2: 

BÀI 7: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÀI 8: MỘT SỐ VẪN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÀI 9: THỰC HÀNH: KHÁM PHÁ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Trên đây là các nội dung có trong file giáo án Giáo dục địa phương 8 Hà Nội. Nếu như các thầy cô đang cần các bài giảng về các nội dung này thì có thể tải về để sử dụng.

Mẫu giáo án GDDP 8 Hà Nội

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÀI 7: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Biết được các dạng địa hình chính và giá trị nhiều mặt của các dạng địa hình của thành phố Hà Nội.

– Trình bày được một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ các dạng địa hình của thành phố Hà Nội.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập, điều chỉnh cách thức học tập cho phù hợp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc trao đổi thảo luận, trình bày ý tưởng và kết quả thực nhiện nhiệm vụ học tập.

* Năng lực chuyên biệt:

- Phát triển năng lực tìm hiểu: Biết được các dạng địa hình chính và giá trị nhiều mặt của các dạng địa hình của thành phố Hà Nội

- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Trình bày được một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ các dạng địa hình của thành phố Hà Nội.

3. Phẩm chất

· Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.

· Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.

· Có ý thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tài liệu GDĐP thành phố Hà Nội 8

- Máy tính, máy chiếu.

- Tìm hiểu mục tiêu và nội dung bài,

2. Đối với học sinh

- Tài liệu GDĐP thành phố Hà Nội 8

- Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu nội dung bài mới, tạo hứng thú học tập cho HS.

b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi "AI THÔNG MINH HƠN". Trong vòng 60 giây em hãy kể tên các núi, sông, hồ nổi tiếng ở Hà Nội mà em biết

+ Kể tên liên tiếp theo vòng tròn.

+ Người sau không được trùng người trước, nếu trùng loại trực tiếp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các đội tham gia trò chơi:

+ Núi Tiễn Lữ, núi Ba Vì, núi Tản Viên,...

+ Sông Hồng, sông Đà, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu,...

+ Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ ba mẫu,...

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các dạng địa hình chính của thành phố Hà Nội

a. Mục tiêu: Biết được dạng địa hình núi, gò đồi và giá trị nhiều mặt của dạng địa hình của thành phố Hà Nội.

b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu dạng địa hình núi, gò đồi và giá trị nhiều mặt của dạng địa hình của thành phố Hà Nội.

c. Sản phẩm học tập: dạng địa hình núi, gò đồi và giá trị nhiều mặt của dạng địa hình của thành phố Hà Nội.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi”yêu cầu HS: Quan sát hình ảnh và cho biết: Nêu đặc điểm dạng địa hình núi, gò đồi và giá trị nhiều mặt của dạng địa hình của thành phố Hà Nội?

Mẫu giáo án GDDP 8 Hà Nội

Mẫu giáo án GDDP 8 Hà Nội

Mẫu giáo án GDDP 8 Hà Nội

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sẽ suy nghĩ độc lập và ghi ra giấy nội dung đã tìm hiểu được (Think)

- HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi và thống nhất nội dung (Pair).

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp nội dung đã tìm hiểu (Share).

- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận:

- GV chuyển sang nội dung mới.

1: Các dạng địa hình chính của thành phố Hà Nội

a. Địa hình núi và gò đồi

* Địa hình núi và gò đồi của Hà Nội tập trung chủ yếu ở phía bắc và phía tây thành phố

- Về giá trị khoa học

+ Khối núi này là một sản phẩm phun trào của núi lửa với thành phần là đá badan hình thành cách đây khoảng 240 triệu năm.

+ Với độ cao trên 1 200 m, khối núi Ba Vì được ví như “bộ máy điều hoà” thời tiết cho Hà Nội.

- Về giá trị thẩm mĩ,

+ khối núi Ba Vì kéo dài theo hướng bắc nam, sườn tây khá dốc, sườn đông tương đối thoải. Khi đứng ở bờ hồ Suối Hai, cách khoảng 10 km về phía bắc, có thể nhìn thấy rõ 3 đỉnh.

+ Trên sườn khối núi Ba Vì còn nhiều suối, thác nhỏ như Thác Bạc – Suối Sao, Suối Tiên – Thác Đa, Suối Ngà,... có nước chảy quanh năm

+ Dưới chân núi Ba Vì (ở khu vực K9) quá trình xâm thực do nước chảy trên đá phiến đã để lại các khối sót dạng cột cao tới 1 – 2 m, có đầu nhọn hoặc đứng thẳng hoặc hơi nghiêng

- Về giá trị kinh tế : vùng đồi núi Ba Vì là phát triển du lịch với nhiều loại hình khác nhau: nghiên cứu khoa học, tham quan ngoại khoá cho học sinh phổ thông và sinh viên một số ngành liên quan, du lịch sinh thái, văn hoá tâm linh.

* Dạng địa hình đá vôi ở Hà Nội được phân bố chủ yếu ở huyện Mỹ Đức, huyện Chương Mỹ và một vài núi nhỏ ở huyện Quốc Oai.

- Về giá trị khoa học, đá vôi là loại đá bị hoà tan dưới tác động của nước chảy, đặc biệt là nước tự nhiên như nước mưa, nước sông, suối, tạo ra cả các dạng địa hình đặc sắc trên mặt và các hang động như động Hương Tích ở Mỹ Đức, động Hoàng Xá và hang Cắc Cớ ở huyện Quốc Oai,...

- Về giá trị thẩm mĩ, hầu hết các khối đá vôi đều rất hùng vĩ, hiểm trở và hình dạng độc đáo.

- Về giá trị văn hoá: Các vùng núi đá vôi ở Hà Nội cũng gắn liền với nhiều sự tích, truyền thuyết về những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam

....................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 259
Giáo án giáo dục địa phương 8 Hà Nội
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng