(Có tiết ôn tập) Giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều

Tải về

Giáo án Lịch sử 8 bộ Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều tải về miễn phí. Giáo án Sử 8 soạn theo phương pháp mới được các thầy cô giáo thực hiện theo hướng dẫn của CV 5512 của Bộ giáo dục với nội dung bám sát mạch kiến thức trong SGk Lịch sử Địa lí 8 Cánh Diều sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Mẫu Giáo án Lịch sử 8 bộ Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án môn Sử lớp 8 Cánh Diều

Hiện tại giáo án môn Sử lớp 8 bộ Cánh Diều đã gần đủ, chỉ còn thiếu bài 12, 13. Các nội dung còn lại sẽ được Hoatieu cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Giáo án Lịch sử lớp 8 file word

Giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 1

BÀI 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ

I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Cuộc cách mạng tư sản Anh

- Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Cuộc cách mạng tư sản Pháp

2. Về năng lực:

* Năng lực chung

- Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.

- Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét.

* Năng lực chuyên biệt

- Tìm hiểu lịch sử thông qua việc sưu tầm, xử lí thông tin, tư liệu và hình ảnh để xác định trên bản đồ thế giới địa điểm diễn ra các cuộc cách mạng tư sản tiêu biể từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh để trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa và tính chất của các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Mỹ, Pháp.

3. Về phẩm chất:

- Bài học giúp học sinh chăm chỉ và có trách nhiệm, có ý thức tự giác, tích cực khi tham gia hoạt động giải quyết vấn đề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trung thực, thông qua việc đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách khách quan (dựa trên cơ sở khai thác các thông tin, tư liệu và hình ảnh).

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới

b) Nội dung:

GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.

HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS chỉ ra được giai đoạn có các cuộc CMTS ở châu Âu và Bắc Mỹ

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chiếu timeline các mạch kiến thức chương trình phân môn Lịch sử 8

Giáo án Lịch sử lớp 8 file word

- Chiếu một số hình ảnh về cuộc CMTS ở châu Âu và Bắc Mỹ giai đoạn cuối thế kỉ XVI – XVII và hỏi:

Em biết gì về những hình ảnh và nhân vật lịch sử này? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nhân vật, hình ảnh lịch sử đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- Đại diện trả lời câu hỏi

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

....................................

Giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 15

CHƯƠNG 7: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 15: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

1.1. Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.

1.2. Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văm hóa, xã hội thời Nguyễn.

1.3. Mô tả được quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng sa và quần đảo Trường Sa của các vua Nguyễn.

2. Năng lực

2.1.Năng lực chung

2.1.1. Năng lực tự chủ và tự học: Bài học góp phần phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc, tự nghiên cứu nội dung qua SGK và tư liệu.

2.1.2. Bài học phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác qua việc trả lời những câu hỏi của giáo viên và hoạt động nhóm.

2.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động theo cặp, nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập, xây dựng được các sản phẩm học tập đa dạng, có tính sáng tạo, rèn luyện được kĩ năng báo cáo, trình bày và nhận xét.

2.2.Năng lực đặc thù

2.2.1. Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm ca dao, tục ngữ ở địa phương phản ánh tình hình xã hội phong kiến, nhận xét về các thành tựu nghệ thuật thời kì này.

2.2.2. Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Biết phân tích giá trị những thành tựu đã đạt được về khoa học - kĩ thuật ở nước ta thời kì này.

2.2.3. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Có những việc làm phù hợp để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc về nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc ở thời kì này.

- Tự hào về những di sản và những thành tựu trong các lĩnh vực của nước ta ở nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu TK XIX.

- Tự hào về quá trình khai thác, thực thi chủ quyền biển đảo, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của ông cha ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới

b) Nội dung:

GV: giao nhiệm vụ cho HS

HS quan sát H15.1 vào nội dung phần mở đầu để trả lời câu hỏi của GV

c) Sản phẩm: HS chia sẻ được một số thông tin về kinh thành Huế.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu H16.1 và đoạn thông tin trong SGK

? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Kinh thành Huế và triều Nguyễn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát, ghi câu trả lời ra phiếu học tập.

B3: Báo cáo thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.

- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).

HS:

- HS trả lời câu hỏi

- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS và chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.

I. Sự ra đời của nhà Nguyễn

a) Mục tiêu: 1.1, 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.2.1, 2.2.2

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Gv chiếu H 15.2

- HS đọc thông tin mục 1 và tư liệu trong SGK T.64, 65

- Giao nhiệm vụ:

? Hãy mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS hoạt động (nếu cần)

HS:

- Đọc SGK và làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS lên trình bày, báo cáo sản phẩm.

HS:

- Báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS.

GV mở rộng:

Nhà Nguyễn là triều đại PK cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt 143 năm (1802 - 1945) với 13 đời vua: Gia Long - Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức - Dục Đức - Hiệp Hòa - Kiến Phúc - Hàm Nghi - Đồng Khánh - Thành Thái - Duy Tân - Khải Định - Bảo Đại.

- Vua Quang Trung qua đời, triều Tây Sơn mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc, uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu.

- Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

II. Tình hình chính trị

a) Mục tiêu: 1.1, 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3, 2.2.1, 2.2.2

b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Gv chiếu H15.3, H15.4, HS đọc thông tin mục II trong SGK T.65,66

- Giao nhiệm vụ:Hoạt động nhóm (5 phút)

? Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời Nguyễn.

Hoàn thành phiếu học tập số 1

Lĩnh vực

Tình hình nổi bật

Tổ chức bộ máy hành chính

Pháp luật

Quân đội

Ngoại giao

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân 2 phút

GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm (nếu cần)

HS:

- Đọc SGK và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.(3 phút)

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS lên trình bày, báo cáo sản phẩm.

HS:

- Báo cáo sản phẩm (những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn)

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ và sản phẩm học tập của HS.

- Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất từ ải Nam Quan (Lạng Sơn) đến mũi Cà Mau.

- Dưới thời Nguyễn, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, triều đình TƯ quản lí một lãnh thổ thống nhất, trải dài từ Bắc vào Nam. Đặc điểm nổi bật của bộ máy chính quyền dưới thời vua Gia Long là sự tồn tại của hai khu vực hành chính Bắc Thành và Gia Định Thành, cũng như tính thiếu thống nhất trong tổ chức hành chính giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đồng bằng và miền núi. Vua Minh Mạng lên ngôi đã sớm nhận ra hạn chế này và đã từng bước khắc phục tình trạng phân quyền, thống nhất tổ chức hành chính thông qua cuộc cải cách lớn tiến hành trong các năm 1831-1832….

Lĩnh vực

Tình hình nổi bật

Tổ chức bộ máy hành chính

Bộ máy từ Trung ương đến địa phương được hoàn thiện. Cả nước chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

Pháp luật

Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ ( Luật Gia Long)

Quân đội

- Gồm các binh chủng: Bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh được trang bị súng thần công, thuyền chiến, sung tay…

- Xây dựng nhiều thành lũy.

Ngoại giao

Thực hiện mềm dẻo với nhà Thanh, khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả Pháp; thi hành chính sách cấm đạo gay gắt.

Trên đây là một số nội dung trong mẫu giáo án Lịch sử 8 Cánh Diều, để xem toàn bộ nội dung chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 2.912
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm