(Cả năm) Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều 2024

Tải về

Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch bài dạy Địa lí 8 bộ Cánh Diều file word cả năm trong sách giáo khoa Địa lí 8 tập 1, tập 2 Cánh Diều sẽ giúp các thầy cô có ý tưởng để soạn giáo án bài giảng môn Địa lí 8 học kì 1, học kì 2 của bộ sách Cánh Diều. Nội dung giáo án Địa 8 Cánh Diều được biên soạn theo đúng hướng dẫn của công văn 5512. Sau đây là chi tiết file giáo án Địa lí 8 sách mới Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Địa lí 8 Cánh Diều 2023-2024

Giáo án Địa lí 8 Cánh Diều file word

Dưới đây là nội dung chi tiết trọn bộ kế hoạch bài dạy môn Địa lí 8 bộ sách Cánh Diều với đầy đủ nội dung các bài học trong SGK Lịch sử Địa lí 8 Cánh Diều. Giáo án Địa lí 8 Cánh Diều với đa dạng mẫu soạn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới. Để xem đầy đủ các nội dung của giáo án môn Địa 8 sách Cánh Diều, mời các thầy cô sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án Địa lí 8 Cánh Diều kì 1

Chương 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Yêu nước, có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

- Yêu khoa học, ham học hỏi.

3. Năng lực:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Thông qua việc trình bày đặc điểm vị trí địa lí và phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Thông qua việc sử dụng các công cụ địa lí học như: Bản đồ vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, tranh ảnh liên liên quan đến tự nhiên Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thông qua việc trả lời các câu hỏi mang tính vận dụng, liên hệ giữa địa phương em và các địa phương khác.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc chủ động tìm hiểu nội dung bài học.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua các hoạt động nhóm, cặp đôi và quá trình tham gia tích cực vào giờ học trên lớp. Giải quyết vấn đề sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. Bản đồ vị trí Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Tranh ảnh về các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của nước ta.

- Học liệu: SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

2. Học sinh: SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

  • Mục tiêu: HS dựa vào vốn hiểu biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới.
  • Nội dung hoạt động: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  • Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập.

  • HS: Đọc thông tin trong SGK để tìm hiểu về nội dung và nhiệm vụ được giao.
  • GV: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:

Nhiệm vụ 1. HS thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành bảng KWL:

K

W

L

Hãy chia sẻ những điều em biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

Hãy chia sẻ những điều em muốn biết về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

Hãy chia sẻ những điều em đã học được về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

HS: suy nghĩ, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

GV: GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

GV chuẩn KT:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.

+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.

+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

+ Là nơi có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.

- Phạm vi lãnh thổ: Bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Ảnh hưởng:

+ Khí hậu: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Sinh vật: Tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

+ Khoáng sản: Là nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải tạo nên nguồn tài nguyên đa dạng: Than, dầu mỏ, khí đốt, …

Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV: GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

HS: Báo cáo, thảo luận, trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV: - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ là nhân tố góp phần vào việc hình thành các đặc điểm tự nhiên của mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện rất rõ ở nước ta. Vậy vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta có đặc điểm gì? Vị trí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới sự hình thành đặc điểm tự nhiên của Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

- Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

HS: Lắng nghe, nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mình " vào bài học.

Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

NV1.

- Việt Nam nằm ở châu Á, thuộc khu vực Đông Nam Á.

- Việt Nam giáp với biển Đông

- Toạ độ và vị trí tiếp giáp của lãnh thổ Việt Nam

- Phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí tới tự nhiên và đời sống.

.......................................................

Giáo án Địa lí 8 Cánh Diều kì 2

BÀI 7. THỦY VĂN VIỆT NAM

Phần: Địa lí, Lớp: 8, Thời lượng: dạy 4 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

- Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

- Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

+ Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

+ Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

+ Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr114-120.

+ Sử dụng các bản đồ: hình 7.1 SGK tr115 để xác định các lưu vực sông chính.

+ Sử dụng bảng 7 SGK tr116 để xác định độ dài, diện tích lưu vực, lượng dòng chảy và mùa lũ của một số hệ thống sông lớn.

- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: kể tên và trình bày vai trò của một hồ tự nhiên hoặc hồ nhân tạo mà em biết ở địa phương em hoặc nước ta.

3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước sông, hồ, đầm, nước ngầm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên (GV)

- KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat Địa lí VN.

- Hình 7.1. Bản đồ lưu vực các hệ thống sông VN, bảng 7. Một số hệ thống sông lớn ở VN, hình 7.2. Một đoạn sông Lô, hình 7.3. Một đoạn sông Thu Bồn, hình 7.4. Hoạt động du lịch trên hồ Ba Bể, hình 7.5. Một số hoạt động sử dụng tổng hợp nước thuộc lưu vực sông Đà hoặc các hình ảnh tương tự phóng to.

- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.

2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi, Atlat Địa lí VN.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Đố em văn hóa”

c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Đố em văn hóa” GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ:

* GV lần lượt đặt các câu đố về tên sông cho HS trả lời:

1. Sông gì đỏ nặng phù sa?

2. Sông gì lại được hóa ra chín rồng?

3. Làng quan họ có con sông, Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì?

4. Sông tên xanh biết sông chi?

5. Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời?

6. Sông gì chẳng thể nổi lên. Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu

7. Hai dòng sông trước sông sau. Hỏi hai dòng sông ấy ở đâu? Sông nào?

8. Sông nào nơi ấy sóng trào. Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

* HS nghe câu đố và sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

1. Sông Hồng

2. Sông Cửu Long.

3. Sông Cầu.

4. Sông Lam.

5. Sông Mã.

6. Sông Đáy.

7. Sông Tiền, sông Hậu.

8. Sông Bạch Đằng.

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Qua những câu đố trên phần nào đã phản ánh được Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc, bên cạnh đó nước ta còn có nhiều hồ, đầm và lượng nước ngầm phong phú. Vậy sông ngòi nước ta có những đặc điểm gì? Hồ, đầm và nước ngầm ở nước ra đóng vai trò như thế nào đối với sản xuất và sinh hoạt? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (145 phút)

2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm mạng lưới sông (45 phút)

a. Mục tiêu: HS xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

b. Nội dung: Quan sát bản đồ hình 7.1 SGK tr115 hoặc Atlat ĐLVN kết hợp kênh chữ SGK tr114, 116, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.

....................

Giáo án điện tử Địa lí 8 Cánh Diều

Mẫu giáo án Powerpoint Địa lí 8 sách Cánh Diều được thiết kế đẹp mắt với các nội dung bám sát SGK sẽ giúp các thầy cô có thêm tài liệu giảng dạy để tiết học trở nên hiệu quả hơn. Mời các thầy cô nhấn vào đường link bên dưới để tải giáo án PPt Địa lí 8 Cánh Diều.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.290
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm