PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể

Tải về

Giáo án KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46

Giáo án điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46. Đây là nội dung bài học thuộc Chương 12. Di truyền nhiễm sắc thể nằm trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức phần Sinh học. Với mẫu bài giảng điện tử KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46 cùng với kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 KNTT file word sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy cho các thầy cô.

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46

Bài giảng PowerPoint KHTN 9 Kết nối tri thức Bài 46

Giáo án KHTN 9 bài Đột biến nhiễm sắc thể

BÀI 46: ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ

Thời lượng dạy: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

– Phát biểu khái niệm đột biến NST.

– Phát biểu khái niệm đột biến cấu trúc NST, nêu được các dạng đột biến cấu trúc NST.

Phát biểu khái niệm đột biến số lượng NST, nêu được các dạng đột biến số lượng NST.

– Nêu được tác hại và vai trò của đột biến NST.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

* Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về đột biến NST.

* Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS tham gia hoạt động nhóm để tìm hiểu tác hại và vai trò của đột biến NST.

* Năng lực giải quyết vấn đề: Phối hợp với các thành viên trong nhóm cùng giải quyết các tình huống, vấn đề mà nhiệm vụ học tập đề ra. Sáng tạo trong việc xây dựng thiết kế các hoạt động hoàn thành nội dung nhiệm vụ được giao.

- Năng lực KHTN:

– Nêu được khái niệm đột biến NST. Lấy được ví dụ minh hoạ.

– Trình bày được ý nghĩa và tác hại của đột biến NST.

– Tích cực tìm kiếm tranh ảnh liên quan đến đột biến NST.

– Chia sẻ, hỗ trợ bạn cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về đột biến NST.

* Năng lực tìm hiểu tự nhiên:

- Tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm.

* Năng lực phát hiện và sử dụng kiến thức KHTN để giải quyết tình huống thực tế: Lựa chọn và sử dụng các loại thức ăn phù hợp đề góp phần duy trì ổn định môi trường trong cơ thể.

3. Phẩm chất

- Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ và quan sát hiện tượng, rút ra kết luận.

- Trung thực, cẩn thận trong hoạt động nhóm, ghi chép kết quả .

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên: Bài giảng PowerPoint, SGK...

2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu

Xác định được vấn đề học tập của bài học từ đó có hứng thú, mong muốn khám phá nội dung kiến thức bài học.

b) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV thực hiện:

– Chia lớp thành các nhóm học tập (4 đến 6 HS), phát bút dạ và giấy A1.

– Yêu cầu HS tham gia chuộc thi “Kể tên các loại quả không hạt” và giải thích vì sao quả không có hạt.

– Phổ biến luật chơi: Trong thời gian 1 phút, nhóm nào viết tên được nhiều loại quả không hạt và có giải thích vì sao quả không hạt ra giấy A1 sẽ là nhóm chiến thắng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện:

– Các thành viên nhóm lần lượt liệt kê tên các loại quả không có hạt và đưa ra lời giải thích vì sao quả không có hạt.

Thư kí nhóm ghi lại ý kiến của các thành viên khác.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV yêu cầu các nhóm treo giấy A1 lên vị trí được phân công và đại diện nhóm lần lượt báo cáo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Dựa vào nội dung báo cáo của HS, GV xác nhận những kết quả đúng

(những quả nào có hạt/những quả nào không có hạt).

GV dựa vào giải thích của HS để dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: Nguyên nhân dẫn đến quả không có hạt phần lớn là do đột biến NST. Vậy đột biến NST là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1.1. Nội dung 1. Tìm hiểu khái niệm đột biến nhiễm sắc thể

a) Mục tiêu

Nêu được khái niệm đột biến NST và lấy được ví dụ.

b) Tiến trình hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS:

Đọc mục I trong SGK, nêu khái niệm đột biến NST.

Quan sát hình ảnh nhận diện những trường hợp đột biến NST.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện:

Cá nhân đọc mục I trong SGK, tìm hiểu khái niệm đột biến NST.– Trao đổi với bạn ngồi cạnh, thống nhất kết quả nhận diện những trường hợp đột biến NST.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV yêu cầu đại diện báo cáo sản phẩm học tập.

...............

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Xem thêm nhiều mẫu giáo án, bài giảng điện tử khác trong chuyên mục Giáo án lớp 9 trên Hoatieu.vn

Đánh giá bài viết
1 137
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 46: Đột biến nhiễm sắc thể
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng