PowerPoint Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 được thiết kế hiện đại, tích hợp hình ảnh, hiệu ứng trình chiếu đẹp mắt với nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú.
PowerPoint Lịch sử 9 Kết nối tri thức Bài 10 gồm 2 file PPT và Word được biên soạn bám sát nội dung trong SGK Chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991. Qua đó giúp giáo viên dễ dàng chỉnh sửa để có bài giảng hay, lôi cuốn người học. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án PowerPoint Lịch sử 9 Bài 10 Kết nối tri thức, mời các bạn tải tại đây.
Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
PowerPoint Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
2. Năng lực.
2.1. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực đặc thù.
- Năng lực tìm hiểu lịch sử qua quan sát tranh, ảnh, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Năng lực nhận thức lịch sử thông qua việc trình trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 199; giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô hoặc một nước Đông Âu từ sau năm 1945.
3. Phẩm chất.
- Bài học góp phần bồi dưỡng lòng khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đạt được từ năm 1945 đến năm 1991; từ đó nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt, đồng thời tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đã nỗ lực để đạt được trong giai đoạn này.
- Ý thức trân trọng tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, các nước Đông Âu.
- Có thái độ khách quan, khoa học về những khuyết điểm, sai lầm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh, ảnh, lược đồ, tư liệu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động mở đầu.
a) Mục tiêu
Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để dẫn dắt vào bài mới.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi và chia sẻ hiểu biết của mình.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi 2 - 3 HS lên trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét câu trả lời của HS, chọn ý để kết nối vào bài học.
2. Hình thành kiến thức mới.
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Xô.
a) Mục tiêu.
HS trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV nêu yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991. Với hoạt động này, GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một lĩnh vực để hoàn thành Phiếu học tập (theo gợi ý dưới đây).
PHIẾU HỌC TẬP
Lĩnh vực | Nét chính |
Chính trị | |
Kinh tế | |
Văn hoá, xã hội |
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm khai thác thông tin, thảo luận để hoàn thành Phiếu học tập.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó chuẩn nội dung Phiếu học tập.
* Bước 5: Mở rộng.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi để thực hiện yêu cầu: Nêu những biểu hiện và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ.
+ HS khai thác thông tin trong SGK, kết hợp với kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991 vừa tìm hiể’u để giải quyết yêu cầu. HS nêu được những biểu hiện khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, trong đó quan trọng nhất là chính trị (Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động, chính quyền Liên bang tê liệt, các nước cộng hoà tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên bang và Goóc-ba-chốp buộc phải từ chức Tổng thống vào ngày 25 - 12 - 1991).
+ HS giải thích được lí do chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ là do mắc phải nhiều sai lầm trong công cuộc cải tổ: thực hiện đa nguyên, đa đảng về chính trị (sai lầm lớn nhất), nóng vội, thiếu đồng bộ về kinh tế, buông lỏng quản lí về văn hoá, dẫn đến khủng hoảng ngày càng trầm trọng đến mức không thể kiểm soát và Liên bang Xô viết tan rã, chủ nghĩa xã hội sụp đổ.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
a) Mục tiêu.
HS trình bày được nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
b) Tổ chức thực hiện.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV nêu yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Với yêu cầu này, GV chia lớp thành 3 nhóm, thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình chính trị của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về tình hình xã hội và văn hoá của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Các nhóm thảo luận, khai thác thông tin, tư liệu trong SGK thực hiện yêu cầu.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
GV gọi đại diện từng nhóm lên bảng trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét, đặt thêm câu hỏi (nếu có).
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó chốt lại nét nổi bật của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
+ Chính trị: Từ năm 1944 đến năm 1946, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản và sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân. Riêng ở Đông Đức, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức thành lập năm 1949. Sau đó, các nước Đông Âu đều tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, bộ máy nhà nước của các nước Đông Âu bộc lộ rõ sự yếu kém, tạo cơ hội cho các lực lượng đối lập câu kết với nhau, kích động nhân dân đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng và tổng tuyển cử tự do. Từ năm 1989, trước sức ép trong nước, ban lãnh đạo các nước Đông Âu phải thực hiện đa nguyên chính trị và tổ chức tổng tuyển cử tự do. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đã thắng cử, giành được quyền lãnh đạo đất nước và tuyên bố xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
+ Kinh tế: Sau khi thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã thực hiện cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn của tư bản và tiến hành công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Các nước hợp tác kinh tế trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV). Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công nghiệp hoặc công - nông nghiệp (trước đó đều là những nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu). Từ giữa những năm 70, nền kinh tế suy giảm dần. Hầu hết các nước đều tiến hành cải cách nhưng không cải thiện được tình hình. Từ năm 1988, tất cả các nước Đông Âu đều lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng, nợ nước ngoài gia tăng. Đến năm 1991, SEV bị giải thể.
+ Xã hội: Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, công nhân, nông dân và trí thức trở thành những người làm chủ đất nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Từ cuối những năm 70 đến năm 1990, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân khó khăn. Niềm tin vào chủ nghĩa xã hội giảm sút và tình trạng bất bình gia tăng. Các cuộc bãi công, biểu tình của công nhân xuất hiện ở nhiều nước Đông Âu.
+ Văn hoá có bước phát triển vượt bậc: xoá được nạn mù chữ được xoá bỏ, thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc và miễn phí. Từ nửa sau những năm 80 đến năm 1991, xuất hiện nhiều ấn phẩm văn hoá có nội dung chống chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chế độ đa nguyên.
* Bước 5: Mở rộng.
- GV cho HS làm việc cá nhân để: Nêu những biểu hiện và giải thích vì sao chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ.
+ GV hướng dẫn HS nêu được biểu hiện sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực chính trị.
+ Về nguyên nhân chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sụp đổ, GV định hướng để HS nêu được lí do: Trong khi tiến hành cải cách để khắc phục khủng hoảng thiếu hiệu quả, lãnh đạo các nước đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đó là thoả hiệp, chấp nhận thực hiện đa nguyên, đa đảng và tổ chức tổng tuyển cử tự do, tạo cơ hội cho thế lực chống chủ nghĩa xã hội cơ hội tấn công trực diện, làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra, chính sách không “can thiệp” của Liên Xô trước cuộc khủng hoảng và sự thoả hiệp của ban lãnh đạo các nước Đông Âu cũng góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước này.
3. Hoạt động luyện tập.
a) Mục tiêu
HS biết hệ thống lại kiến thức đã được tìm hiểu trong bài học để hoàn thành bảng theo gợi ý trong SGK.
b) Tổ chức thực hiện
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
GV giao nhiệm vụ: Hoàn thành bảng tóm tắt về tình hình chính trị, kinh tế và văn hoá, xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991).
- Phương án 1: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bài học, làm việc cá nhân, hoàn thành bảng theo gợi ý trong SGK vào vở.
- Phương án 2: GV tổ chức lớp thành hai đội hoặc nhóm: Liên Xô và Đông Âu tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.
GV chuẩn bị các thẻ thông tin và bảng trống (trên giấy A0 hoặc bảng phụ) về tình hình chính trị, kinh tế và văn hoá, xã hội của Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991).
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Phương án 1: HS hoàn thành bảng theo gợi.
- Phương án 2: Hai đội hoặc nhóm thảo luận, chuẩn bị các nội dung.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
- Phương án 1: HS trình bày bảng đã hoàn thành ngay tại lớp. Các bạn HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).
- Phương án 2: Thành viên của hai đội hoặc nhóm lần lượt lên dán các thẻ thông tin phù hợp vào ô trống trong bảng.
* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.
GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện yêu cầu của HS.
4. Hoạt động vận dụng.
a) Mục tiêu
HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để viết bài giới thiệu hoặc thuyết trình trước lớp một số thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Liên Xô hoặc một nước Đông Âu từ sau năm 1945.
.................
Tải file tài liệu để xem thêm PowerPoint Lịch sử 9 Kết nối tri thức Bài 9
- Chia sẻ:Vịt Cute
- Ngày:
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
24,2 KB 02/12/2024 10:58:00 SAGiáo án Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
02/12/2024 2:35:41 CH
- Lịch sử 9 - KNTT
- Chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991
- Chương 4: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991
- Bài 13: Việt Nam trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
- Ôn tập cuối học kì 1
- Bài 15: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1951 - 1954
- Bài 16: Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất đất nước giai đoạn 1954 - 1965
- Chương 5: Thế giới từ năm 1991 đến nay
- Địa lí 9 - KNTT
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
(Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng
(Cả năm) Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức file word (Soạn gộp, tách)
(File word cả năm) Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân