PowerPoint Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)

Tải về

Giáo án Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989) được thiết kế hiện đại, tích hợp hình ảnh, hiệu ứng trình chiếu đẹp mắt với nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú.

PowerPoint Lịch sử 9 Kết nối tri thức Bài 9 gồm 2 file PPT và Word được biên soạn bám sát nội dung trong SGK Chương 3: Thế giới từ năm 1945 đến năm 1991. Qua đó giúp giáo viên dễ dàng chỉnh sửa để có bài giảng hay, lôi cuốn người học. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án PowerPoint Lịch sử 9 Bài 9 Chiến tranh lạnh mời các bạn tải tại đây.

PowerPoint Chiến tranh lạnh 1947 – 1989

PowerPoint Lịch sử 9 Chiến tranh lạnh

PowerPoint Lịch sử 9 Chiến tranh lạnh

PowerPoint Lịch sử 9 Chiến tranh lạnh

PowerPoint Lịch sử 9 Chiến tranh lạnh

PowerPoint Lịch sử 9 Chiến tranh lạnh

PowerPoint Lịch sử 9 Chiến tranh lạnh

Giáo án Lịch sử 9: Chiến tranh lạnh 1947 – 1989

CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 9. CHIẾN TRANH LẠNH (1947 - 1989)

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

Nhận biết được nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học qua việc đọc SGK, trả lời câu hỏi hoặc tìm hiểu bài trước khi đến lớp theo hướng dẫn của GV.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện nhiệm vụ mang tính thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử qua khai thác, nhận diện được các tư liệu lịch sử (tư liệu viết, hình ảnh...), biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử thông qua việc lập bảng tóm tắt nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích một số vấn đề ngày nay liên quan đến nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

3. Phẩm chất.

Bài học góp phần bồi dưỡng các phẩm chất khách quan, trung thực, có ý thức tìm hiểu lịch sử. Qua đó, HS biết phê phán, lên án thái độ thù địch, hoạt động chạy đua vũ trang, chiến tranh, xung đột; ủng hộ hoà bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Bản đồ “Bức màn sắt” ở châu Âu, Lược đồ sự phân chia thế giới trong Chiến tranh lạnh.

- Tranh, ảnh, các tư liệu về Chiến tranh lạnh.

- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động mở đầu.

a) Mục tiêu.

Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò của HS để dẫn dắt vào bài mới.

b) Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Phương án 1: GV yêu cầu HS đọc nhận định mở đầu bài học trong SGK để thực hiện yêu cầu: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

- Phương án 2: GV giới thiệu: Trong tác phẩm Cuộc đối đầu lớn, xuất bản năm 1948, Rây-mân A-ron - một nhà chính trị học, sử học, xã hội học người Pháp đã nhận định về tình hình quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai: “Hoà bình là bất khả thi, chiến tranh không thể xảy ra”. Tháng 8 - 1945, chiến tranh đã kết thúc, hoà bình đã được lập lại. GV tổ chức trao đổi nhanh để HS trả lời câu hỏi: Vì sao Rây-mân A-ron lại nhận định như vậy? Em hiểu như thế nào về nhận định đó? Chiến tranh lạnh là gì? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả của Chiến tranh lạnh.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

- Phương án 1: HS ghi vào bảng biết - thắc mắc - hiểu (K-W-L).

Biết (K) - Những điều em đã biết về nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả Chiến tranh lạnh; thắc mắc (W) - Những điều em muốn biết về Chiến tranh lạnh. Cuối tiết học em hãy ghi vào cột Hiểu (L) những điều em học được về nguyên nhân, những biểu hiện và hậu quả Chiến tranh lạnh.

Biết-(K)

Thắc mắc-(W)

Hiểu-(L)

- Phương án 2: HS suy nghĩ để ghi ra giấy nháp câu trả lời.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi 2 - 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung thêm thông tin (nếu có).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV chốt ý và dẫn vào bài. GV chủ yếu gợi mở từ hiểu biết của HS, giúp HS định hướng nội dung chính sẽ tìm hiểu trong bài học.

2. Hình thành kiến thức mới.

2.1. Hoạt động: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh

a) Mục tiêu.

HS nhận biết và trình bày được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.

b) Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV làm việc cá nhân để thực hiện yêu cầu: Hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh lạnh.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS khai thác thông tin, tư liệu trong SGK, tìm ra các từ khoá để trả lời.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

GV gọi 2 - 3 HS trình bày trước lớp. Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét câu trả lời và chốt lại nội dung về nguyên nhân dẫn đến bùng nổ Chiến tranh lạnh (bao gồm cả khách quan và chủ quan):

+ Nguyên nhân khách quan: Do sự đối lập về hệ tư tưởng giữa chủ nghĩa tư bản (bảo vệ chế độ tư hữu, nền dân chủ tư sản,...) và chủ nghĩa xã hội (hướng tới xác lập chế độ công hữu, nền dân chủ cho quần chúng nhân dân. Chính sự đối lập này mà ngay từ khi nước Nga Xô viết mới ra đời đã bị bao vây, cấm vận, chống phá bởi các nước tư bản chủ nghĩa. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, trước sức mạnh to lớn của lực lượng phát xít, quân phiệt và để ngăn chặn chiến tranh lan rộng, các nước tư bản dân chủ (Mỹ, Anh) mới chịu hợp tác với Liên Xô trong Mặt trận Đồng minh. Mặc dù là đồng minh, nhưng cả hai vẫn không tránh khỏi sự nghi kị lẫn nhau.

+ Nguyên nhân chủ quan: Liên Xô trên đường phản công chủ nghĩa phát xít đã giúp đỡ các nước Đông Âu lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa phát xít hoặc lực lượng thân phát xít, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (từ năm 1944 đến năm 1946). Mỹ và các nước phương Tây lo ngại về sự tồn tại và ngày càng lớn mạnh của Liên Xô về kinh tế, chính trị, quân sự, đã từng đánh bại được phát xít Đức và khả năng mở rộng ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội ra bên ngoài Liên Xô. Riêng Mỹ (trong lúc các cường quốc tư bản Tây Âu suy yếu sau chiến tranh) có tham vọng mở rộng ảnh hưởng và làm bá chủ thế giới. Tháng 3 - 1947, Tổng thống Mỹ Tơ-ru-man công khai thực hiện Chiến lược toàn cầu, công khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu những biểu hiện của Chiến tranh lạnh

a) Mục tiêu

HS nhận biết và trình bày được những biểu hiện của Chiến tranh lạnh.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi thực hiện yêu cầu: Trình bày một số biểu hiện chính của Chiến tranh lạnh.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin trong bảng một số biểu hiện về sự đối đầu giữa các nước tư bản chủ nghĩa, kết hợp tư liệu để tìm ra được những biểu hiện chính của Chiến tranh lạnh.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- GV gọi 1 - 2 cặp đôi trình bày trước lớp và gọi một số cặp đôi khác nhận xét, góp ý thể bổ sung.

- Gợi ý các biểu hiện của Chiến tranh lạnh:

+ Về kinh tế: Mỹ đề ra và thực hiện kế hoạch Mác-san (1947 - 1952), đầu tư khoảng 13 tỉ USD cho 16 nước Tây Âu phục hồi kinh tế. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni) thành lập Hội đồng tương trợ Kinh tế - SEV (1949) nhằm thúc đẩy sự hợp tác, thúc đẩy lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Sau đó, một số nước xã hội chủ nghĩa khác cũng gia nhập: Cộng hoà Dân chủ Đức (1950), Mông Cổ (1962), Cu-ba (1972), Việt Nam (1978).

+ Về chính trị - quân sự: Mỹ và các nước tư bản (Anh, Pháp, I-ta-li-a, Ca-na-đa, Hà Lan, Na-uy, Đan Mạch, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len) thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO (1949), sau đó một số nước cũng gia nhập: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ (1952) và Cộng hoà Liên bang Đức (1955). Ngoài ra, Mỹ còn lôi kéo đồng minh, thành lập liên minh chính trị - quân sự ở các khu vực khác, như khối ANZUS (1951) ở Nam Thái Bình Dương, khối SEATO (1954) ở Đông Nam Á, khối CENTO ở Trung Cận Đông.

Liên Xô và các nước Đông Âu (An-ba-ni, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ba Lan, Cộng hoà Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Ru-ma-ni) thành lập liên minh phòng thủ về chính trị - quân sự - Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955).

Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử (1945), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1958);... Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949), phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957),...

+ Mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực: Ở Đức: Mỹ ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ở Tây Đức (9 - 1949). Liên Xô ủng hộ lực lượng dân chủ thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ở Đông Đức (10 - 1949). Tại Triều Tiên: Mỹ ủng hộ thành lập Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam Hàn Quốc (8 - 1948), còn Liên Xô ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc (9 - 1948). Sự can thiệp của cả hai bên đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Hàn Quốc - Triều Tiên (1950 - 1953). Cả hai bên đều viện trợ tài chính, quân sự và trực tiếp tham chiến (quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc) trong cuộc chiến tranh này.

Tại Cu-ba: Mỹ hỗ trợ lực lượng phản động tấn công vào bãi biển Hi-rôn nhằm lật đổ Chính phủ (1961) và tiến hành phong toả hải quân đối với Cu-ba (10 - 1962). Đối lập với hành động của Mỹ, Liên Xô đã hỗ trợ kinh tế cho Chính phủ Cu-ba, thậm chí đưa quân đội thường trực và một số tên lửa hạt nhân vào Cu-ba (10 - 1962). Sở dĩ Liên Xô đưa tên lửa hạt nhân vào Cu-ba là để đáp trả lại việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở Thổ Nhĩ Kỳ, đe doạ an ninh “sát sườn” của Liên Xô. Sự đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô ở Cu-ba đã đẩy Chiến tranh lạnh trở nên hết sức nghiêm trọng và “nóng” hơn bao giờ hết, quân đội của hai nước, của hai khối NATO và Vác-sa-va đều được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Một cuộc chiến tranh hạt nhân rất có thể bị kích hoạt bởi động thái của cả hai. Cuối cùng, hai bên đã đàm phán và thương lượng: Liên Xô rút tên lửa, quân đội ra khỏi Cu-ba và Mỹ hứa từ bỏ kế hoạch xâm lược Cu-ba, đồng thời rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Việt Nam: Mỹ can thiệp, giúp Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1950 - 1954), thiết lập, hỗ trợ chính quyền phản cách mạng ở miền Nam, tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam và chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 - 1975). Ngược lại, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp, can thiệp của Mỹ (1950 - 1954); tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận: Chiến tranh lạnh là sự đối đầu giữa hai siêu cường (Mỹ và Liên Xô) và hai hệ thống (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa) trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị - quân sự và can thiệp, mở rộng ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới.

* Bước 5: Mở rộng.

- GV cho các cặp đôi tiếp tục thảo luận yêu cầu: Nêu nhận xét về thời gian diễn ra các sự kiện và thái độ, lập trường, hành động của hai phe trong các sự kiện thể hiện sự mở rộng ảnh hưởng ra các khu vực của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa.

+ GV hướng dẫn để HS nêu được:

Về thời gian diễn ra các sự kiện: các sự kiện diễn ra gần nhau, thậm chí cùng thời điểm cho thấy sự phản ứng tức thời giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Ví dụ, ở Đức: tháng 9 - 1949, Mỹ, Anh, Pháp vi phạm cam kết, chia cắt nước Đức, ủng hộ thành lập Nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức ở Tây Đức; tháng 10 - 1949, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng dân chủ thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức ở Đông Đức. Ở Cu-ba: tháng 10 - 1962, khi Liên Xô đưa quân đội thường trực và một số tên lửa hạt nhân vào Cu-ba, ngay lập tức Mỹ thực hiện lệnh phong toả hải quân đối với Cu-ba. Các sự kiện ở Triều Tiên và Việt Nam cũng được phân tích tương tự.

Về thái độ, lập trường, hành động: Hai bên có mục đích, thái độ, lập trường, hành động đối lập nhau như ở Đức, Triều Tiên, Việt Nam, thậm chí hai bên xung đột trực tiếp như chiến tranh ở Triều Tiên,...

.........

Tải file tài liệu để xem thêm PowerPoint Lịch sử 9 Kết nối tri thức Bài 9 

Đánh giá bài viết
1 105
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 – 1989)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm