PowerPoint Tin học 9 Bài 2: Thông tin trong giải quyết vấn đề
Giáo án PowerPoint Tin học 9 bài 2: Thông tin trong giải quyết vấn đề đầy đủ file WORD và PPTX cho các thầy cô, mời các thầy cô tham khảo giảng dạy.
Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 2
Bài giảng PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 2
Giáo án Bài 2 Tin học 9 KNTT
CHỦ ĐỀ 2: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 2: THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thời lượng dạy: (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ.
- Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
- Hiểu được vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề và biết cách đánh giá chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề thông qua các tiêu chí: tính liên quan, tính chính xác, tính đầy đủ, tính cập nhật.
3. Phẩm chất:
- Nâng cao tính trách nhiệm trong việc lựa chọn thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
- Học liệu dưới dạng hình ảnh (Hình 2.1) với kích thước đủ lớn để HS có thể nhận ra các chi tiết trong nội dung giới thiệu một trường THPT để từ đó đưa ra nhận xét trong Hoạt động 1.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT, vở ghi,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của chất lượng thông tin trong việc tìm kiếm, tiếp nhận, chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề.
b) Nội dung: Đoạn hội thoại hướng HS đến nội dung bài học.
c) Sản phẩm: Đoạn hội thoại nêu lên một tình huống có vấn đề (qua từ “phân vân”) và vai trò của chất lượng thông tin nhằm giải quyết vấn đề đó.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho 2 HS đóng vai An và Minh đọc đoạn hội thoại trong phần Khởi động SGK trang 9:
Minh: | Chào An, bạn đã quyết định chọn trường nào sau khi tốt nghiệp THCS chưa? |
An: | Chưa, tớ đang phân vân giữa hai lựa chọn: trường công lập hay trường công lập. |
Minh: | Trường công lập thì học phí thấp, trang thiết bị được Nhà nước đầu tư chắc là phải hơn chứ, bạn còn băn khoăn gì nữa? |
An: | Nhưng trường dân lập cũng có ưu điểm: kế hoạch giáo dục linh hoạt, lại có nhiều cơ hội hoạt động, tiếp xúc với các tổ chức, doanh nghiệp nữa. |
Minh: | Ừ nhỉ, thế thì bạn cần tìm thêm thông tin. Thông tin trên Internet rất nhiều và dễ tìm kiếm nhưng thông tin hữu ích, có chất lượng cao giúp bạn chọn đúng trường mới thật có ý nghĩa. |
An: | Vậy tớ sẽ tìm thông tin có chất lượng để chọn trường phù hợp với sở thích và khả năng của mình. |
Chúng ta hãy cùng hai bạn tìm hiểu về vai trò của thông tin và chất lượng thông tin trong việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống nhé!
- Từ đoạn hội thoại, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Theo em, đoạn hội thoại trên có thông điệp gì?
- Em nên tìm kiếm thông tin về kì thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở đâu?
- Website của trường em.
- Website của Hội đồng Anh.
- Website của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Website của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS đọc đoạn hội thoại và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát quá trình tiến hành nhiệm vụ của HS, định hướng cho HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hai HS xung phong đọc đoạn hội thoại.
- HS khác xung phong trả lời câu hỏi:
Gợi ý trả lời:
- Để giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng thì cần có những thông tin chất lượng.
- Chọn C.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Với sự phát triển của Internet, các trang đưa tin ngày càng nhiều nhưng làm sao để phân biệt tin tốt, tin xấu, tin đúng, tin sai lại không hề đơn giản. Vậy để hiểu rõ hơn về các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 2: Thông tin trong giải quyết vấn đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề
a. Mục tiêu: Qua ví dụ cụ thể, HS nhận ra kết quả giải quyết một vấn đề phụ thuộc vào chất lượng thông tin. Quá đó, HS giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc nội dung mục 1, quan sát Hình 2.1, SGK tr.9 - 10 và tìm hiểu về Vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề.
c. Sản phẩm học tập: Vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 5 HS. - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận thực hiện Hoạt động 1. Chọn trường SGK tr.9: Mình đã tìm kiếm thông tin về các trường THPT trên Internet và gửi cho An địa chỉ trang web giới thiệu về một trường THPT. An xem trang web và thấy có nhiều chi tiết ấn tượng, phù hợp với mình (Hình 2.1). Không tìm hiểu thêm nữa, An quyết định chọn trường đó làm nguyện vọng duy nhất của mình. Em hãy cho biết việc Minh chia sẻ thông tin với An và An đã tin tưởng, sử dụng thông tin để chọn trường mà chưa tìm hiểu kĩ sẽ có thể xảy ra vấn đề gì?
- Đồng thời, GV yêu cầu các nhóm đưa ra giải pháp phù hợp để An có được nguồn thông tin chất lượng và đáng tin cậy. - Dựa trên câu trả lời của các nhóm HS, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề. - Để củng cố kiến thức, GV chiếu hình ảnh của một số KOL nổi tiếng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi Câu hỏi SGK tr.10: KOL là thuật ngữ viết tắt của Key Opinion Leader có nghĩa là người dẫn dắt dư luận chủ chốt hay người có ảnh hưởng. Khi em thấy một KOL quảng cáo sản phẩm trên mạng, em sẽ ứng xử thế nào? A. Chia sẻ thông tin với người thân vì KOL là một nguồn tin đáng tin cậy. B. Sử dụng sản phẩm vì KOL là một đảm bảo cho sản phẩm đã qua kiểm định. C. Cân nhắc, đánh giá chất lượng thông tin trước khi sử dụng sản phẩm. D. Không sử dụng và cảnh báo người thân về nguồn tin kém chất lượng. | 1. VAI TRÒ CỦA CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - Thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định. → Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. Ví dụ: + Trang thông tin của cơ quan chính phủ có địa chỉ …gov.vn:
|
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.
- Chia sẻ:Phạm Phương Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án điện tử Toán 9 Kết nối tri thức mới nhất
-
(Đủ 10 bài) Tải Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
-
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 11: Nước Mỹ và Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 12: Đoạn mạch nối tiếp, song song
-
PowerPoint Ngữ văn 9 Bài 6: Thực hành tiếng Việt
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27