PowerPoint Tin học 9 Bài 7: Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác

Tải về

Sau đây là chi tiết bài giảng Tin học 9 Bài 7: Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác được trình bày trên phần mềm PowerPoint và Work sẽ rất thuận tiện cho thầy cô trong quá trình sử dụng cũng như chỉnh sửa.

Bài giảng PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức Bài 7

Giáo án Bài 7 Tin học 9 KNTT

BÀI 7: TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRONG TRAO ĐỔI VÀ HỢP TÁC

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Sử dụng được bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác.

- Biết được khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực riêng:

- Biết cách sử dụng bài trình chiếu và sơ đồ tư duy để trình bày thông tin.

- Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video một cách hợp lí trong trình bày thông tin.

- Khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê tin học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT, vở ghi,…

- Một số tư liệu về những sản phẩm số HS đã tạo được ở các năm học trước như sổ lưu niệm, tranh ảnh, chương trình máy tính bằng ngôn ngữ Scratch,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của dự án “Triển lãm tin học”, được thực hiện xuyên suốt chủ đề Ứng dụng tin học, là cơ hội để HS tổng kết lại quá trình học tập của mình, chọn lựa nội dung mà mình tâm đắc để đưa vào triển lãm.

b) Nội dung: Tổ chức nhóm HS, đăng kí sản phẩm của nhóm tham gia triển lãm tin học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời dựa trên trực giác hoặc trải nghiệm cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV mời 1 HS đọc đoạn văn bản trong mục Khởi động tr.27 SGK:

“Trải qua quá trình học tập môn Tin học, chúng ta đã có những hiểu biết gì và tạo được những sản phẩm nào?” Đó là câu hỏi đặt ra với các bạn học sinh lớp 9A. Để tổng kết một chặng đường học tập môn Tin học, các bạn đã quyết định tổ chức Triển lãm tin học. Có rất nhiều ý tưởng về sản phẩm trưng bày trong triển lãm. Có nhóm trưng bày sổ lưu niệm của lớp đã làm từ lớp 6. Có nhóm trưng bày bộ sưu tập hình ảnh về CLB Tin học được thành lập từ lớp 8. Nhóm khác lại muốn tạo sản phẩm là một số trò chơi bằng ngôn ngữ lập trình trực quan,… Nhóm ba bạn An, Minh, Khoa lựa chọn sản phẩm là bài trình bày về nội dung Lược sử công cụ tính toán để tham gia triển lãm.

Việc tổ chức một hoạt động như Triển lãm tin học cần làm việc nhóm, cần sự cộng tác của nhiều người. Có nhiều công cụ hỗ trợ thực hiện hoạt động cộng tác, trong đó có sơ đồ tư duy và bài trình chiếu. Tuy nhiên, việc sử dụng sơ đồ tư duy hay bài trình chiếu không chỉ là vấn đề kĩ thuật, mà cần được hướng dẫn về cách làm việc hợp tác để công cụ hỗ trợ hiệu quả cho một nhóm cùng nhau thực hiện dự án.

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về sơ đồ tư duy, sau đó yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 3 – 4 HS và trả lời câu hỏi: “Theo em, việc sử dụng sơ đồ tư duy khi trình bày thông tin mang lại những lợi ích gì?”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Các nhóm HS thảo luận về các đoạn video mà GV cho xem.

- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Gợi ý trả lời:

Lợi ích của sơ đồ tư duy:

+ Có cái nhìn tổng quan về thông tin.

+ Dễ dàng xử lí thông tin và ghi nhớ.

+ Tăng sự sáng tạo và tư duy logic.

+ Phác họa ý tưởng dễ hơn.

- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Sơ đồ tư duy hay bài trình chiếu đều là những công cụ hiệu quả để trình bày thông tin trong hoạt động cộng tác. Để giúp các em biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ đó khi làm việc nhóm, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 7: Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trình bày thông tin trao đổi và hợp tác

a. Mục tiêu: Huy động kinh nghiệm của HS về việc sử dụng sơ đồ tư duy và bài trình chiếu để trình bày thông tin.

b. Nội dung: GV tiến hành chia nhóm HS và giao nhiệm vụ nhóm, HS thảo luận để trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức bài học.

c. Sản phẩm học tập: Những cách sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày thông tin.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4, hoạt động dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn.

- GV nêu nhiệm vụ 1:

Nhiệm vụ 1:Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để chia sẻ thông tin

Sơ đồ tư duy và bài trình chiếu là những công cụ giúp trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác. Em hãy cho biết có thể sử dụng các công cụ này như thế nào cho việc trình bày nội dung Lược sử công cụ tính toán trong Triển lãm tin học.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi tìm hiểu kiến thức sau, từ đó có được câu trả lời cho nhiệm vụ 1:

1. Em có thể sử dụng bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trao đổi thông tin và hợp tác theo những cách nào?

2. Theo em, trong sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu, cần sử dụng ảnh, biểu đồ, video thế nào để trình bày thông tin một cách hợp lí?

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, trả lời câu hỏi hoạt động củng cố kiến thức tr.28 SGK:

Em hãy chỉ ra những kiến thức về sơ đồ tư duy và bài trình chiếu mà em cần được bổ sung để việc trao đổi, hợp tác được hiệu quả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung mục 1 SGK tr.27 - 28, trả lời các câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xung phong phát biểu trả lời các câu hỏi:

1. DKSP

2. DKSP

Hướng dẫn trả lời câu hỏi hoạt động củng cố kiến thức tr.28 SGK:

Đây là câu hỏi mở, HS có nhiều nhu cầu khác nhau, GV cần chốt các kiến thức bổ sung sau đây:

+ Đính kèm văn bản, hình ảnh, video , trang tính vào sơ đồ tư duy.

+ Sử dụng sơ đồ dòng thời gian để trình bày thông tin trong bài trình chiếu.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV kết luận, chuẩn hóa kiến thức theo hộp kiến thức tr.28, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

Em có thể sử dụng bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác theo các cách sau:

- Trình bày trực tiếp.

- Chia sẻ đẻ các khác xem độc lập.

- Chia sẻ để các thanh viên cập nhật độc lập.

- Chia sẻ để cộng tác thời gian thực.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác

- Những cách sử dụng bài trình chiếu và sơ đồ tư duy là:

(1) Sử dụng sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để trình bày trực tiếp:

+ Dễ dàng cộng tác.

+ Làm rõ các nội dung chi tiết

+ Trả lời các câu hỏi mà người nghe đặt ra.

(2) Chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác xem.

+ Nên sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video hợp lí

+ Được trình bày trong 1 trang và có thể đình kèm tệp văn bản, hình ảnh,… để trình bày chi tiết.

(3) Chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để các thành viên khác chủ động cập nhật:

Có thể sử dụng phần mềm:

+ www.creately.com

+ www.mindonmap.com

+ www.canva.com

(4) Chia sẻ sơ đồ tư duy hoặc bài trình chiếu để cộng tác theo thời gian thực.

+ Sử dụng các phần mềm, công cụ để tất cả các thành viên cùng chỉnh sửa trực tuyến.

+ Nên mở một kênh hội thoại để các thành viên trao đổi thông tin.

Chú ý: để sử dụng các công cụ trực quan một cách hợp lí cần

+ Sử dụng đúng công cụ trực quan: theo nguyên tắc đơn giản, rõ ràng, chọn loại công cụ minh hoạ tốt nhất.

Ví dụ: Trình bày tiến trình lịch sử thì nên dùng sơ đồ dòng thời gian.

+ Đảm bảo chất lượng dữ liệu: Sắc nét, bố cục hợp lí, màu sắc dễ nhìn.

· Có thể xem được từ khoảng cách xa.

· Hình ảnh sắc nét và có bố cục hợp lí.

· Sử dụng màu sắc để tăng sự chú ý và cải thiện khả năng hiển thị thông tin.

VD: Chữ vàng đi với nền đen dễ nhìn hơn nền trắng.

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem đầy đủ nội dung chi tiết.

Đánh giá bài viết
1 96
PowerPoint Tin học 9 Bài 7: Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm