Giáo án ôn thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026
Giáo án ôn thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026 mang tới 14 bộ, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng giáo án ôn thi vào lớp 10 hoặc tham gia cuộc thi Giáo án ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2025 - 2026.
Giáo án môn Văn ôn thi vào 10 được thiết kế đẹp, trình bày khoa học, giúp thầy cô rất nhiều trong quá trình soạn giáo án ôn thi vào lớp 10 THPT năm 2025 - 2026 cho học sinh của mình. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án.
Giáo án ôn thi vào 10 môn Văn năm 2025 - 2026
Ngày soạn…………
Ngày giảng………..
Điều chỉnh………..
RÈN KĨ NĂNG + LUYỆN ĐỀ THI VÀO 10 ( ĐỀ SỐ 1)
(NGỮ LIỆU ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Nắm được cách phân tích yêu cầu của đề đọc hiểu văn bản thông tin.
- Xác định các yếu tố cơ bản của VBTT: Tính chính xác và khách quan; Cách trình bày logic (tiêu đề, đề mục, đoạn văn, bảng biểu, hình ảnh minh họa).
- Đọc, hiểu và trả lời câu hỏi theo từng cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
- Rèn luyện kỹ năng viết câu trả lời ngắn gọn, chính xác.
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học và bài văn nghị luận xã hội.
- Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách giải quyết vấn đề học tập, tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề học tập của bạn thân và các bạn.
- Giao tiếp và hợp tác: Tăng cường khả năng đọc thể loại văn bản thơ tám chữ, trình bày, diễn đạt ý kiến, ý tưởng trước lớp, tổ nhóm hoc tập, tương tác tích cực với các bạn trong tổ nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Tự tin, tích cực trong việc tiếp cận các văn bản đọc hiểu.
- Yêu thích tìm hiểu ý nghĩa của thơ và truyện
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Một đoạn văn bản thông tin (ngữ liệu), đề ôn hoàn chỉnh theo ma trận, đặc tả SGD.
- Bảng hướng dẫn kỹ năng làm bài đọc hiểu.
- Bảng phụ hoặc slide trình chiếu câu hỏi minh họa.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị sách, vở ghi chép.
- Ôn lại kiến thức cơ bản về các biện pháp nghệ thuật và nội dung văn học đã học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò, hứng thú và tư duy của học sinh trước khi làm dạng đề đọc hiểu văn bản thông tin.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Trò chơi: "Vòng quay văn học"
Câu 1: Đặc điểm nổi bật nhất của văn bản thông tin là gì?
A) Truyền tải cảm xúc và suy nghĩ cá nhân
B) Tập trung vào việc truyền đạt những sự thật, kiến thức hoặc dữ liệu một cách khách quan, rõ ràng và có hệ thống
C) Miêu tả cảnh vật và thiên nhiên
D) Kể chuyện và tạo tình huống hư cấu
Câu 2: Mục đích chính của văn bản thông tin là gì?
A) Giải trí và làm người đọc cười
B) Kể chuyện và tạo kịch tính
C) Cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề một cách chính xác
D) Thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả
Câu 3: Các yếu tố nào thường có trong văn bản thông tin?
A) Nhân vật và cốt truyện hư cấu
B) Biểu đồ, số liệu, hình ảnh minh họa
C) Miêu tả cảnh vật và thiên nhiên
D) Thơ ca và câu chuyện cổ tích
Câu 4: Trong văn bản thông tin, ngôn ngữ thường mang tính chất:
A) Biểu cảm, giàu cảm xúc.
B) Hoa mỹ, mang tính cá nhân.
C) Chính xác, khách quan và dễ hiểu.
D) Mang tính giá trị, biểu tượng.
Câu 5: Điểm khác biệt giữa văn bản thông tin và văn bản tự sự là gì?
A) Văn bản thông tin tập trung cung cấp dữ liệu và kiến thức, trong khi văn bản tự kể câu chuyện có cốt truyện.
B) Văn bản thông tin có cấu trúc đơn giản hơn so với văn bản tự sự.
C) Văn bản thông tin chỉ được sử dụng trong học thuật, còn văn bản tự sự được sử dụng phổ biến trong đời sống.
D) Văn bản thông tin sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc hơn văn bản tự sự.
Hoạt động: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định kĩ năng làm các dạng câu đọc hiểu và biết thực hành một đề thi theo cấu trúc quy định.
b. Nội dung: HS chia sẻ suy nghĩ, thực hiện trả lời các câu trong đề bài.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
- Giáo viên đã giao nhiệm vụ về nhà cho HS thông qua các PHT ( phụ lục I)
2. Giới thiệu nội dung ôn tập
Đề bài
I. Phần đọc hiểu ( 4.0 điểm).
Đọc đoạn trích sau:
Trào lưu túi mù gây sốt cõi mạng, giới trẻ chi hàng triệu đồng đu trend
Túi mù (hay còn gọi là "mystery bag" hoặc "blind bag") là một loại túi chứa các sản phẩm hoặc đồ vật ngẫu nhiên bằng nhựa, có kích thước 3-5cm, mà người mua không thể biết trước nội dung bên trong.
Khi mua một chiếc túi mù, người mua chỉ có thể dựa vào mô tả chung hoặc gợi ý từ người bản, nhưng chính xác bên trong là gì thì hoàn toàn là một ẩn số.
Sản phẩm chủ yếu là đồ chơi bằng nhựa tạo hình các nhân vật hoạt hình hoặc Labubu, trái cây,...
Túi mù được du nhập vào Việt Nam từ khoảng giữa năm 2024 nhưng chỉ thực sự tạo thành cơn sốt trong hơn một tháng vừa qua. Để đu trào lưu này, người chơi thường mua hàng trăm túi mù và quay video bóc túi rồi đăng lên mạng.
...
Tưởng chừng chỉ trẻ em hứng thú, trò chơi này thu nạp một lượng lớn thanh thiếu niên, mẹ bim, nhân viên văn phòng cũng đu trend. Thậm chí nhiều người nổi tiếng như diễn viên Lê Dương Bảo Lâm, hoa hậu Hương Giang, ca sĩ Hari Won....cũng tích cực hưởng ứng trào lưu này, với mỗi video xé túi mủ thu hút hàng triệu lượt xem.
Trên nền tảng Facebook cũng có hàng chục hội nhóm túi mù, lên tới hàng trăm nghìn thành viên, chủ yêu trao đổi thông tin hoặc mua bán.
Theo đó, giá bán túi mù dao động trong khoảng 2.000 - 20.000 đồng/túi, tuỷ vào kích thước và mẫu mã.
Còn trên các phiên livestream trên TikTok, người bán xé túi mủ trực tiếp ngay trên sóng, đồng thời gắn giỏ hàng. Túi mù có giá dao động 60.000-400.000 đồng cho 5-20 túi. Ngoài ra người bán sẽ kèm thêm nhiều tu đãi khác chủ yếu là tặng thêm túi mù cho người chơi nếu hoàn thành điều kiện của người bán.
...
Những món đồ chơi nhỏ xíu chỉ có tác dụng trưng bày, khi chán, các vật phẩm này có thể dễ dàng bị vứt bỏ, gây lãng phí, xả nhiều rác thải nhựa ra môi trường.
Trào lưu túi mù đã trở thành một hiện tượng mang tính giải trí, có sức lan toả trong cộng đồng, tuy nhiên người mua nên cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí và lựa chọn các nguồn uy tín để tránh gặp phải rủi ro không đáng có.
(Theo Thu Hiền - https://www.congluan.vn/trao-luu-tui-mu-gay-sot-coi-mang- gioi-tre-chi-hang-trieu-dong-du-trend)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Theo tác giả giải thích: Túi mù là gì?
Câu 2 ( 0,5 điểm).Trào lưu túi mù bắt đầu tạo cơn sốt tại Việt Nam từ thời điểm nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao trào lưu túi mù thu hút nhiều lứa tuổi khác nhau tham gia?
Câu 4 (1,0 điểm). Câu: "Những món đồ chơi nhỏ xíu chỉ có tác dụng trưng bày, khi chán, các vật phẩm này có thể dễ dàng bị vứt bỏ, gây lãng phí." có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5 (1,0 điểm). Nếu em là người yêu thích trào lưu này, em sẽ làm gì để hạn chế rác thải nhựa từ các sản phẩm túi mù?
II. Phần viết ( 6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) cảm nhận về đoạn thơ sau:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chằng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lòng cả ngày
Ruộng vườn văng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
...
Trích Mẹ ốm, Trần Đăng Khoa -1966
Chú thích:
Trần Ðăng Khoa sinh ngày 26/4/1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương, hiện ở Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện Văn học Thế giới mang tên M.Gorki (CHLB Nga). Nổi tiếng là “thần đồng” thơ từ khi mới 7, 8 tuổi. Tập thơ Từ góc sân nhà em in ở NXB Kim Ðồng lúc vừa tròn 10 tuổi. Ngoài thơ ông còn viết phê bình văn học
- Theo Nhà thơ chia sẻ, bài thơ "Mẹ ốm" được ông viết vào năm 1966 bằng ngôn ngữ chứa chan cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình trên cõi đời này (không riêng gì nhà thơ Trần Đăng Khoa).
Câu 2 (4.0 điểm).
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về Áp lực trong học tập của học sinh ngày nay.
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án!
- Chia sẻ:
Trần Thị Quỳnh
- Ngày:
Giáo án ôn thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2025 - 2026
2,5 MB 28/03/2025 10:08:00 SATheo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học
-
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 6: Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng
-
Powerpoint Tiếng Anh 9 Unit 6: 6d Everyday English
-
Powerpoint Tiếng Anh 9 Unit 6: 6c Vocabulary
-
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 49: Khái niệm tiến hoá và các hình thức chọn lọc
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
-
(File Word, Pdf) Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức 2024-2025
-
PowerPoint Toán 9 Bài Luyện tập chung trang 106
-
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 8: Tìm hiểu những nghề em quan tâm
-
PowerPoint Giáo dục công dân 9 Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
-
(File word) Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức cả năm CV 5512
-
(Full) Giáo án PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức
-
(Cả năm) Tải Giáo án PowerPoint Ngữ văn 9 Kết nối tri thức 2024-2025
-
PowerPoint Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 9: Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở
-
(Chủ đề 1-9) Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
-
File word Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức

Bài viết hay Giáo án lớp 9
PowerPoint Toán 9 Bài 31: Hình trụ và hình nón
PowerPoint Toán 9 Bài 20: Định lí Viète và ứng dụng
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 42: Thực hành Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể
(Các môn) Kế hoạch bài dạy lớp 9 sách Cánh Diều
Powerpoint Tiếng Anh 9 Unit 4: 4g CLIL (ICT)
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 10: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945