Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp năm 2024 chuẩn

Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp đầy đủ gồm có 3 phần như sau: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ bệnh nghề nghiệp, tóm tắt diễn biến sức khỏe hàng năm. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Bệnh nghề nghiệp là bệnh, tật phát sinh do người lao động phải làm việc trong điều kiện lao động độc hại, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp là  tập tài liệu quan trọng ghi chép lại thông tin về tình hình sức khỏe, vấn đề bệnh lý của người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm yêu cầu người lao động khám sức khỏe và chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuẩn nhất 2024 và những quy định liên quan đến hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

1. Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp gồm giấy tờ gì?

1.1. Mẫu hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp là gì?

Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp là tập tài liệu bao gồm các thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của người lao động; những căn bệnh họ mắc phải liên qiuan đến công việc họ đang làm; thông tin về tiền sử làm việc; triệu chứng bệnh trước đó và kết quả khám, chẩn đoán của bác sĩ liên quan đến môi trường làm việc gây ra.

Hồ sơ bệnh nghề nghiệp được lập ra nhằm theo dõi, đánh giá tình hình sức khỏe của người lao động trong quá trình làm việc, đặc biệt với những công việc có môi trường làm việc độc lại, tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro cao đối với sức khỏe. Qua đó, giúp cơ sở y tế và người sử dụng lao động nắm được thông tin cụ thể về sức khỏe của người lao động, từ đó có các biện pháp bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động, nâng cao chất lượng môi trường lao động.

Nội dung chính của hồ sơ bệnh nghề nghiệp bao gồm:

+ Thông tin cá nhân của người lao động: họ tên, năm sinh, giới tính, số CCCD/CMND, địa chỉ, nghề nghiệp, vị trí việc làm, tuổi nghề...

+ Thông tin những công việc từng làm: liệt kê chi tiết, cụ thể công việc mà người lao động từng làm qua, thời gian và vị trí làm việc ở mỗi công việc.

+ Tình hình sức khỏe: Liệt kê cụ thể về triệu chứng, các vấn đề sức khỏe mà người lao động từng mắc phải, bệnh lý hiện tại.

+ Kết quả khám và chẩn đoán của bác sĩ: kết quả xét nghiệm, chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa về bệnh lý trước đó và hiện tại.

+ Hướng giải quyết: Kết luận của bác sĩ sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của người lao động, những lời khuyên, khuyến nghị và cách điều trị.

=> Như vậy, có thể thấy, đối với người lao động, đặc biệt là người lao động làm việc trong môi trường độc hại, hồ sơ bệnh nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong theo dõi sức khỏe người lao động, giảm thiểu tối đa các nguy cơ về sức khỏe trong quá trình lao động. Hồ sơ bệnh nghề nghiệp sẽ được cập nhật định kỳ sau mỗi lần người lao động được khám sức khỏe do đơn vị sử dụng lao động tổ chức khám hoặc người lao động tự đi khám.

1.2. Hồ sơ bệnh nghề nghiệp gồm giấy tờ gì?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp gồm:

- Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

- Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:

+ Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày 01/7/2016 thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01/07/2016.

+ Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại.

- Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

1.3. Ai phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?

Căn cứ Điều 2 và Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.

- Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu.

- Người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

- Người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

- Người lao động chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Tham khảo: Danh mục bệnh nghề nghiệp mới nhất 2024

2. Tải hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuẩn 2024

Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp

Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp

Nội dung chi tiết của Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp, mời các bạn tham khảo:

MẪU HỒ SƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

HỒ SƠ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Hồ sơ số: ........

Họ và tên bệnh nhân: .........................................................................................................

Giới tính: Nam/Nữ: .............................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ........................................................................................................

Số CMND/căn cước công dân: ................... Nơi cấp: .............. ngày tháng năm cấp: ............

Nghề hoặc công việc: .........................................................................................................

Tuổi nghề (năm): ................................................................................................................

Chỗ ở hiện tại: ...................................................................................................................

Số sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp: ..............................................................

Tên cơ sở lao động: ..........................................................................................................

Phân xưởng/vị trí lao động: ................................................................................................

Địa chỉ của cơ sở lao động: ...............................................................................................

Điện thoại: ................................................. Số Fax:..........................................................

Năm: ............

PHẦN I: KHÁM PHÁT HIỆN BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Do cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện)

I. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Tên cơ sở khám bệnh nghề nghiệp: ..................................................................................

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Ngày, tháng, năm lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp: ..................................................................

Điện thoại: ................................................. Số Fax: .......................................................

E-mail: ....................................................... Web-site: ....................................................

II. TIỀN SỬ NGHỀ NGHIỆP VÀ CÔNG VIỆC HIỆN TẠI

1. Những nghề đã làm trước đây (thời gian và nghề nghiệp/công việc đã làm):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

2. Nội dung công việc và Điều kiện lao động hiện tại (các yếu tố có hại, trang bị bảo hộ lao động):

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

(*) Đề nghị đính kèm theo Bản sao hợp lệ Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động hoặc Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

III. KẾT QUẢ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1. Tiền sử bệnh tật

- Các bệnh đã mắc (thời gian, nơi Điều trị, kết quả Điều trị): .........................................

+ Trước khi vào nghề: ....................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

+ Sau khi vào nghề: .......................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

2. Bệnh sử:

- Tình hình sức khỏe hiện tại (bệnh mắc chính, diễn biến của bệnh nghề nghiệp):

.......................................................................................................................................

3. Kết quả khám hiện tại

3.1. Thể trạng chung:

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

3.2. Khám các chuyên khoa liên quan đến bệnh nghề nghiệp

a) Triệu chứng cơ năng

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

b) Khám thực thể

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

c) Cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

3.3. Tóm tắt kết quả khám các chuyên khoa khác

Bạn có thể Tải mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp bản .PDF hoặc .DOC để chỉnh sửa thêm.

3. Không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị phạt như thế nào?

Thực tế hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành quy định tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Điều này đặt ra yêu cầu đối với cơ quan nhà nước là phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh những đơn vị, người sử dụng lao động không chấp hành đúng quy định pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định cụ thể mức xử phạt khi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp;

b) Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

...

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

=> Như vậy, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng/người lao động khi không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Tổ chức sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 2 đến 6 triệu đồng/người lao động với lỗi như trên. Tuy nhiên, tổng mức phạt sẽ không quá 75 triệu đồng.

Việc xử phạt nhằm yêu cầu đơn vị sử dụng lao động phải cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định. Đồng thời, với lao động đã mắc bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp cần phải sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với sức khỏe người lao động.

Trên đây là Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp năm 2024 chuẩn nhất Hoatieu.vn giới thiệu đến bạn đọc. Mời bạn đọc tham khảo các thông tin hữu ích khác tại mục Biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.083
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo