Bệnh nghề nghiệp là gì? Ví dụ bệnh nghề nghiệp

Thế nào là bệnh nghề nghiệp? Ví dụ minh họa về bệnh nghề nghiệp? Danh mục bệnh nghề nghiệp chuẩn nhất năm 2024 quy định như thế nào? là những vấn đề sẽ được Hoatieu.vn giải đáp trong bài viết sau.

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

 Bệnh nghề nghiệp

Khái niệm bệnh nghề nghiệp được thể hiện tại Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

=> Như vậy, bệnh lao động phát sinh khi người lao động phải làm việc trong môi trường độc hại thời gian dài, bệnh phát tác sau quá trình người lao động làm công việc có hại đến sức khỏe. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH sẽ được Hoatieu.vn giới thiệu trong phần 3 bài viết này.

Thực tế hiện nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật cụ thể để phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp, khắc phục rủi ro cho người lao động khi làm việc trong môi trường độc hại và khi mắc phải bệnh nghề nghiệp, như:

  • Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
  • Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với những ngành nghề có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao.
  • Có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho người lao động...

Tuy nhiên, với những môi trường đặc thù như công xưởng sản xuất đá nghiền, xi măng, cơ sở kinh doanh xăng dầu, công trường xây dựng... việc cải thiện môi trường làm việc khá khó khăn. Người lao động làm việc trong môi trường hóa chất, khói bụi lâu ngày dễ dẫn đến mắc phải bệnh nghề nghiệp về phổi, mắt, tai, tiêu hóa.

Kể cả trong môi trường công sở, môi trường làm việc được đánh giá là hiện đại, "nhàn nhã",  người lao động vẫn có khả năng mắc các bệnh nghề nghiệp liên quan đến mắt, đường tiêu hóa, cột sống...

2. Ví dụ bệnh nghề nghiệp

Từ khái niệm bệnh nghề nghiệp, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc một số ví dụ về bệnh nghề nghiệp như sau:

Ví dụ 1: Người lao động làm việc trong các mỏ khai thác sâu dưới lòng đất phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động như: lở đất đá, bục nước, sập hầm ngầm, nhiễm độc khí mê tan... Ngoài ra, họ còn dễ mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến do làm việc lâu dài trong môi trường ẩm thấp, nhiều bụi đất như bệnh bụi phổi-silic, bệnh bụi phổi-amiăng, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh rung cục bộ tần số cao, bệnh viêm da...

Ví dụ 2: Công nhân làm việc tại các mỏ khai thác than đá, khai thác quặng dễ bị bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho lao, viêm phổi, viêm phế quản, bụi phổi silic... do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, bụi than trong không khí.

Ví dụ 3: Công nhân làm việc tại các công trường xây dựng sử dụng các loại máy khoan đục cỡ lớn. Tiếng ồn từ máy móc khiến người lao động ở đây có nguy cơ mắc bệnh về tai rất cao, suy giảm thính giác. Bệnh này không có khả năng phục hồi nhưng có thể phòng ngừa bằng các biện pháp bảo hộ cá nhân cẩn thận.

Ví dụ 4: Người lao động làm việc tại cơ sở xăng dầu rất dễ mắc các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, giảm khả năng ghi nhớ, các bệnh về nội tạng, suy tạng... do trong xăng dầu có chứa hàm lượng chì, benzen, dung môi hữu cơ vô cùng nguy hiểm và độc hại.

Ví dụ 5: Công nhân làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất cao su, hóa chất phụ gia cao su, crom... dễ có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da hơn người bình thường.

Ví dụ 6: Các bác sĩ, y tá, điều dưỡng chữa trị, làm các thủ thuật y tế khám chữa bệnh cho người bệnh nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây nhiễm HIV từ người bệnh khi bị máu người bệnh dính vào vết thương hở hoặc mắt.

3. 34 loại bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội năm 2024

Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BYT, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 02/2023/TT-BYT thì có 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội bao gồm:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp (Đây là bệnh mới được được đưa vào danh mục)

4. Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp là tập tài liệu bao gồm các thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của người lao động; những căn bệnh họ mắc phải liên quan đến công việc họ đang làm; thông tin về tiền sử làm việc; triệu chứng bệnh trước đó và kết quả khám, chẩn đoán của bác sĩ liên quan đến môi trường làm việc gây ra.

Tham khảo bài viết và tải về Mẫu hồ sơ bệnh nghề nghiệp năm 2024 chuẩn

5. Cách tính chế độ bệnh nghề nghiệp

Khi đã được xác định mắc bệnh nghề nghiệp, người lao động có thể hưởng trợ cấp một lần hoặc nhiều khoản trợ cấp chế độ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Luật Bảo hiểm xã hội.

5.1. Chế độ hưởng trợ cấp 1 lần khi bị bệnh nghề nghiệp

Điều kiện để người lao động hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp 1 lần là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30%.

Cách tính trợ cấp 1 lần như sau:

Mức trợ cấp 1 lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm lao động:

+ Suy giảm 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở.

+ Sau đó cứ suy giảm theo 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở tùy thuộc vào thời điểm mắc bệnh nghề nghiệp).

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: t

+ Từ 1 năm trở xuống được tính bằng 0,5 tháng.

+ Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị mắc bệnh nghề nghiệp.

Công thức tính:

Mức trợ cấp 1 lần = (5 x Lương cơ sở + (m-5) x 0,5 x Lương cơ sở)) + (0,5 x Lương đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN + (t-1) x 0,3 x Lương đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN))

Trong đó:

+ m: mức suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp.

+ t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ BHTNLĐ-BNN.

Ví dụ: Ông A là được xác định mắc bệnh nghề nghiệp vào 09/2023, mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Ông A có 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm 09/2023 là 1.800.000đ. Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp 1 lần của ông A được tính như sau:

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm lao động: 5 x 1.800.000 + (20-5) x 1.800.000 = 36.000.000 đồng

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ BHTN-BNN: 0,5 x 1.800.000 + (10-1) x 0,3 x 1.800.000 = 5.760.000 đồng

=> Mức trợ cấp 1 lần: 20.000.000 + 5.760.000 = 25.760.000 đồng

5.2. Trợ cấp hàng tháng hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo quy định người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Cách tính trợ cấp hàng tháng như sau:

Mức trợ cấp hàng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN.

Cụ thể:

- Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động: suy giảm 31% được hưởng 30% mức lương cơ sở. Sau đó, cứ giảm thêm 1% sẽ hưởng tính thêm 2% mức lương cơ sở.

- Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN: từ 1 năm trở xuống được hưởng 0,5%, cứ thêm mỗi năm đóng sẽ được thêm 0,3% mức tiền lương đóng quỹ BHTNLĐ-BNN của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.

Ví dụ: Bà B mắc bệnh nghề nghiệp vào 8/2021, bị suy giảm khả năng lao động 42%. Bà B có 12 năm đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN, mức tiền lương vào 8/2021 là 5.000.000đ. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.490.000đ. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng của bà B được tính như sau:

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động: 30% x 1.490.000 + (42-31) x 2% x 1.490.000 = 774.800đ/tháng.

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ BHTNLĐ-BNN: 0,5% x 5.000.000 + (12 – 1) x 0,3% x 5.000.000 = 190.000đ/tháng

=> Mức trợ cấp hàng tháng: 774.800 + 190.000 = 964.800đ/tháng.

Trên đây là giải đáp của Hoatieu về Bệnh nghề nghiệp là gì? Ví dụ bệnh nghề nghiệp. Mời bạn đọc đón đọc các thông tin hữu ích khác tại mục Hỏi đáp pháp luật nhé.

Đánh giá bài viết
1 82
0 Bình luận
Sắp xếp theo