Mẫu PC17: Phương án chữa cháy của cơ sở 2024
Mẫu phương án chữa cháy của cơ sở sử dụng cho các cơ sở có trách nhiệm lập phương án chữa cháy. Mẫu ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở mới nhất 2024
1. Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở là gì?
Trong quá trình xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các hoạt động xây dựng công trình nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn,....hay trong hoạt động sản xuất, một trong những loại giấy tờ bắt buộc đó là phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập phương án phòng cháy chữa cháy và được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy là giấy tờ quan trọng và bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phương án phòng cháy chữa cháy thể hiện được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ.
Mỗi phương án phòng cháy chữa cháy của các cơ sở sẽ có sự khác nhau trong việc đề ra tình huống cháy và chữa cháy, kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy. Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
2. Mẫu PC17: Phương án chữa cháy của cơ sở
Dưới đây là mẫu PC17 - Phương án chữa cháy của cơ sở mới nhất, bạn đọc có thể tham khảo hoặc tải về và điền trực tiếp vào mẫu.
Mẫu số PC17
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
Số (17): …… |
PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY CỦA CƠ SỞ
Tên cơ sở/khu dân cư/phương tiện giao thông cơ giới:(1).............................................
Địa chỉ/Biển kiểm soát:....................................
Điện thoại:....................................
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp:....................................
Điện thoại:....................................
Cơ quan Công an được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy:....................................
Điện thoại:....................................
SƠ ĐỒ MẶT BẰNG TỔNG THỂ(2)
A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
1. VỊ TRÍ CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ:(3)
…………………………………………………
…………………………………………………
- Phía Đông giáp:......................
- Phía Tây giáp:.........................
- Phía Nam giáp: ......................
- Phía Bắc giáp:.........................
2. GIAO THÔNG PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:(4)
…………………………………………………
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:(5)
TT | Nguồn nước | Trữ lượng (m3) hoặc lưu lượng (1/s) | Vị trí, khoảng cách nguồn nước | Những điểm cần lưu ý |
I | Bên trong: | |||
1 | ||||
2 | ||||
... | ||||
II | Bên ngoài: | |||
1 | ||||
2 | ||||
... |
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ SỞ/KHU DÂN CƯ/PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG:
- Đặc điểm kiến trúc xây dựng (Số tầng, diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng) của các hạng mục, công trình trong cơ sở/phương tiện giao thông cơ giới.
- Tính chất hoạt động, công năng sử dụng của các hạng mục, công trình (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
- Số người thường xuyên có mặt tại cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới (Đối với phương án chữa cháy của khu dân cư không nêu nội dung này).
V. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC:(6)
…………………………………………………
…………………………………………………
VI. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng:(7)
- Đội (tổ) PCCC cơ sở/dân phòng: Có được thành lập hay không?
- Số lượng đội viên: .... người. Được cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC .... người.
- Họ và tên người chỉ huy đội PCCC cơ sở/dân phòng: ..... số điện thoại:.......
2. Tổ chức thường trực chữa cháy:
- Số người thường trực trong giờ làm việc: .... người.
- Số người thường trực ngoài giờ làm việc: .... người.
VII. PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:(8)
STT | Chủng loại phương tiện chữa cháy | Đơn vị tính | Số lượng | Vị trí bố trí | Ghi chú |
1 | Xe chữa cháy | chiếc | |||
2 | Máy bơm chữa cháy .... | chiếc | |||
3 | Bình bột chữa cháy .... | chiếc | |||
4 | Bình khí CO2 chữa cháy…. | chiếc | |||
5 | Chất tạo bọt chữa cháy .... | lít | |||
... | ... |
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY
I. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT:
1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:(9)
…………………………………………………
…………………………………………………
2. Tổ chức triển khai chữa cháy: (10)
…………………………………………………
…………………………………………………
3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: (11)
II. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG CHÁY ĐẶC TRƯNG: (12)
1. Tình huống 1:
…………………………………………………
…………………………………………………
2. Tình huống 2:
…………………………………………………
…………………………………………………
3. Tình huống 3:
…………………………………………………
…………………………………………………
C. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(13)
TT | Ngày, tháng, năm | Nội dung bổ sung, chỉnh lý | Người xây dựng phương án ký | Người phê duyệt phương án ký |
I. THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY(14)
Ngày, tháng, năm | Nội dung, hình thức học tập, thực tập | Tình huống cháy giả định | Số người, phương tiện tham gia | Kết quả (đạt/không đạt) |
...., ngày ... tháng ... năm ... NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN …. (15) .... (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | …, ngày ... tháng ... năm ... NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
3. Hướng dẫn ghi phương án chữa cháy của cơ sở
Mẫu PC17 ở mục 2 nêu trên làm mẫu chuẩn mới nhất hiện nay, tại các mục điền thông tin đều được đánh số và có hướng dẫn cách ghi chi tiết căn cứ theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy quy định cách ghi phương án chữa cháy như sau:
Chú ý: Mẫu phương án chữa cháy có thể thay đổi số lượng trang tùy theo đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở, số lượng tình huống giả định. Phương án chữa cháy của phương tiện giao thông cơ giới không ghi các mục I, II và III của phần A.
(1) Tên của cơ sở/khu dân cư/phương tiện: Ghi theo tên giao dịch hành chính.
(2) Sơ đồ mặt bằng tổng thể: Cần thể hiện rõ tên gọi của các hạng mục, nhà, đường giao thông, nguồn nước trong cơ sở và các nguồn nước chữa cháy tiếp giáp xung quanh. Phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thì bản vẽ thể hiện các khu vực nguy hiểm cháy, nổ và bố trí phương tiện chữa cháy. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(3) Vị trí cơ sở/khu dân cư: Ghi vị trí địa lý cơ sở, khoảng cách từ trung tâm quận, huyện đến cơ sở/khu dân cư; ghi cụ thể hướng của cơ sở tiếp giáp với các cơ sở, công trình, đường phố, sông, hồ... Đối với khu dân cư chỉ ghi sơ lược vị trí, không ghi tiếp giáp khu dân cư về các hướng.
(4) Giao thông phục vụ chữa cháy: Ghi cụ thể kích thước chiều rộng, chiều cao (cổng, hành lang), kết cấu xây dựng của các tuyến đường bên trong và bên ngoài cơ sở/khu dân cư phục vụ công tác chữa cháy.
(5) Nguồn nước phục vụ chữa cháy: Tất cả các cơ sở phải thống kê các nguồn nước ở bên trong cơ sở. Riêng đối với cơ sở thuộc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải thống kê thêm nguồn nước ở gần cơ sở như: Bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước... có thể phục vụ công tác chữa cháy; ghi rõ khả năng lấy nước vào các mùa, thời điểm trong ngày; chỉ dẫn vị trí, khoảng cách tới các nguồn nước ở bên ngoài.
(6) Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc: Ghi rõ loại chất cháy chủ yếu, vị trí bố trí, sắp xếp, số lượng, khối lượng, đặc điểm cháy, yếu tố độc hại khi cháy, khả năng cháy lan ra khu vực xung quanh của các hạng mục, công trình. Thống kê các loại nguồn nhiệt có khả năng phát sinh gây cháy: lửa trần; sự cố hệ thống điện, thiết bị điện, sự cố kỹ thuật....
Ví dụ: Đối với cơ sở chế biến gỗ thì chất cháy chủ yếu là gỗ, sơn, dung môi, giấy bao bì. Nguồn nhiệt gây cháy có thể do sơ suất trong việc sử dụng lửa trần để gia công sản phẩm hoặc do sự cố thiết bị điện (chập điện), sự cố dây chuyền công nghệ sản xuất (kẹt động cơ điện...). Khi cháy tại các nhà xưởng, kho hàng hóa sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, sinh nhiều khói khí độc, đặc biệt khi xảy ra cháy ở khu vực kho chứa các thùng hóa chất làm dung môi pha sơn có khả năng gây nổ, đám cháy sẽ nhanh chóng lan truyền trên diện rộng, gây thương vong. Khi nhà xưởng bị cháy trên 30 phút có thể dẫn đến sụp đổ mái tôn của nhà xưởng gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy....
(7) Ghi tổ chức của lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập đội (tổ) phòng cháy chữa cháy cơ sở hay đội dân phòng.
(8) Phương tiện chữa cháy tại chỗ: Thống kê chủng loại, mã hiệu (ví dụ: Máy bơm chữa cháy động cơ xăng Tohatsu V52; bình bột chữa cháy ABC MFZ4...), số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy. Không thống kê những phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy chất lượng kém, không có khả năng chữa cháy.
(9) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, có thể gây thiệt hại lớn về người và tài sản, công tác chữa cháy gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Trong đó giả định cụ thể thời điểm xảy ra cháy, nơi xuất phát cháy và nguyên nhân xảy ra cháy; chất cháy chủ yếu; quy mô, diện tích đám cháy tại thời điểm phát hiện cháy; những yếu tố gây ảnh hưởng tác động lớn tới việc chữa cháy như: Nhiệt độ cao, nhiều khói, khí độc, sụp đổ công trình...; vị trí và số lượng người bị kẹt hoặc bị nạn trong khu vực cháy.
(10) Tổ chức triển khai chữa cháy: Trên cơ sở tình huống cháy giả định, xây dựng trình tự xử lý sự cố cháy kể từ khi phát hiện cháy: hô hoán, báo động cho mọi người xung quanh biết, tổ chức cắt điện, báo cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tổ chức cứu người và hướng dẫn thoát nạn (nếu có), sử dụng các phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ để dập lửa, sơ tán tài sản để ngăn cháy lan, phối hợp với các lực lượng khác (Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, chính quyền sở tại, công an, điện lực, y tế,...) trong công tác tổ chức chữa cháy và giữ gìn trật tự, bảo vệ tài sản; bảo đảm hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy; bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy. Các công việc trên phải tổ chức phân công cho các tổ (đội), cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, trong đó cần nêu rõ nhiệm vụ của chỉ huy chữa cháy tại chỗ trước và khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại đám cháy (chỉ huy lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ triển khai các hoạt động chữa cháy; báo cáo tình hình, cung cấp thông tin cho chỉ huy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, tham gia ban chỉ huy chữa cháy, tham gia bảo vệ hiện trường phục vụ điều tra xác định nguyên nhân vụ cháy).
(11) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy: Vẽ sơ đồ thể hiện vị trí điểm phát sinh cháy, diện tích đám cháy; hướng gió chủ đạo; bố trí lực lượng, phương tiện để cứu người, hướng dẫn thoát nạn (nếu có) và tổ chức chữa cháy, sơ tán tài sản, chống cháy lan; thể hiện hướng tấn công chính... bằng các ký hiệu thống nhất theo quy định tại mẫu phương án chữa cháy này. Sơ đồ vẽ trên khổ giấy A4 hoặc lớn hơn cho phù hợp.
(12) Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng: Đối với các cơ sở có các khu vực, hạng mục công trình có tính chất hoạt động, công năng sử dụng tương tự nhau (như các lớp học, các bể chứa LPG, các phòng làm việc...) lựa chọn một khu vực, hạng mục, công trình đặc trưng làm tình huống giả định cháy để xây dựng phương án xử lý. Các tình huống sắp xếp theo thứ tự “Tình huống 1, 2, 3...”; nội dung từng tình huống được nêu tóm tắt tương tự như đối với tình huống cháy phức tạp nhất.
(13) Bổ sung, chỉnh lý phương án chữa cháy: Nêu nội dung bổ sung, chỉnh lý trong phương án có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy của cơ sở.
(14) Theo dõi học và thực tập phương án chữa cháy: Sau mỗi lần tổ chức học tập, thực tập phương án chữa cháy phải ghi lại thông tin cơ bản về lần học tập, thực tập phương án đó.
(15) Quyền hạn, chức vụ của người phê duyệt phương án chữa cháy.
(16) Quyền hạn, chức vụ của người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
(17) Số phương án chữa cháy do cơ quan Công an ghi theo số hồ sơ phê duyệt phương án chữa cháy (theo quy định của Bộ Công an về công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ cảnh sát).
4. Ký hiệu dùng trong sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy
Mỗi khi có đám cháy, thì việc xử lý sao cho nhanh, gọn sẽ là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Các ký hiệu dùng trong sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy sẽ giúp lực lượng chữa cháy hiểu tình hình vụ cháy nhanh hơn, như điểm cháy phát sinh ở đâu, hướng gió thổi chỗ nào, khu vực nào nguy cấp,.... tránh việc phải tốn thời gian giải thích trao đổi.
Người dân cũng nên biết về các ký hiệu này để chạy ra lối thoát nạn, tránh được hướng đám cháy phát triển.
Xe cứu hỏa không phải chỉ có mỗi một loại, trong lĩnh vực vực phòng cháy chữa cháy, có rất nhiều phương tiện cứu hỏa với các công dụng khác nhau. Mỗi phương tiện sẽ có hiệu quả ở một trường hợp nhất định.
5. Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là việc chủ đầu tư, chủ phương tiện kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng đối với các dự án, công trình,... Vậy hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm những loại giấy tờ gì? Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cần chuẩn bị gồm:
- Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
- Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
Như vậy, trong bộ hồ sơ nghiệm thu cần phải được chuẩn bị đầy các loại giấy tờ trên theo quy định, nếu thiếu một trong các giấy tờ trên sẽ không thể hoàn tất quá trinh nghiệm thu. Trường hợp làm giả hồ sơ nghiệm thu sẽ bị xử phạt hành chính, mức phạt cụ thể sẽ phải tùy theo mức độ và tính chất nghiêm trọng của vấn đề.
Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Mẫu PC17: Phương án chữa cháy của cơ sở 2024. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mẫu PC11: Văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Mẫu PC14: Quyết định đình chỉ hoạt động
Mẫu PC12: Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Mẫu PC07: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
Mẫu PC13: Quyết định tạm đình chỉ hoạt động
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện tư vấn về kỹ thuật trang thiết bị y tế
Thủ tục cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính
Mẫu đơn kháng cáo tòa án tối cao
Mẫu báo cáo số người gây bạo lực gia đình được phát hiện và tư vấn
Mẫu biên bản nghiệm thu hệ thống camera
Mẫu báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục đấu thầu
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến